Mặc dù giá cổ phiếu và cổ tức thời gian tới có thể bị ảnh hưởng nhưng về cốt lõi PNJ vẫn là doanh nghiệp tốt và hoạt động trong ngành trang sức có nhiều triển vọng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố thông tin về việc sẽ miễn nhiệm một số chức danh chủ chốt của lãnh đạo DongABank, các cán bộ của ngân hàng BIDV sẽ đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo chủ chốt thay cho các lãnh đạo cũ trong thời gian tới.
Việc NHNN phải can thiệp sâu vào nội tình của DongABank cho thấy tình hình tài chính của ngân hàng này có vấn đề. Những diễn biến này lại hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới PNJ, một doanh nghiệp lớn trên sàn niêm yết. Và điều nhà đầu tư quan tâm là mức độ ảnh hưởng của sự kiện này đến đâu?
Khó đoán trong ngắn hạn
Hiện PNJ đang có khoảng đầu tư vào DongABank với giá vốn 395 tỷ đồng (tương ứng với 38,5 triệu cổ phiếu, giá vốn mỗi cổ phiếu 10.268 đồng/cổ phiếu). Được biết, PNJ đã đầu tư vào DongABank từ năm 1993 đến nay.
Trong trường hợp cổ phiếu DongABank có giá 0 đồng trong năm 2015 thì phần vốn đầu tư của PNJ vào DongABank sẽ mất trắng.
Khi đó, theo nguyên tắc kế toán, PNJ sẽ phải trích lập dự phòng 395 tỷ đồng trên. Theo một chuyên viên phân tích, lợi nhuận sau thuế năm 2015 của PNJ có thể sẽ chỉ còn 22 tỷ đồng (so với mức 319 tỷ đồng nếu không trích lập). EPS 2015 trong trường hợp này chỉ còn hơn 200 đồng/cổ phiếu.
Khi đó, nhiều khả năng, năm 2015, thiệt hại rõ ràng nhất mà cổ đông của PNJ có thể phải chịu là không được nhận cổ tức 2015.
Ngoài ra, giá cổ phiếu PNJ cũng có thể sẽ bị giảm mạnh do lo ngại về mối liên quan giữa Chủ tịch PNJ bà Cao Thị Ngọc Dung với chồng bà ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongABank.
Theo thông báo phát đi từ NHNN, sẽ có nhiều lãnh đạo chủ chốt của DongABank bị miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh. Các cá nhân và tập thể gây thất thoát tài sản sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Thống kê đến ngày 30/6, bà Cao Thị Ngọc Dung và ông Trần Phương Bình cùng người thân đang nắm trên 48 triệu cổ phiếu DongABank, tương ứng với gần 10% vốn của DongABank.
Tính đến ngày 30/6, bà Dung và người liên quan đang nắm giữ khoảng 13,7 triệu cổ phiếu tương đương với 14% vốn của PNJ.
Công ty PNJ: Hoạt động cốt lõi vẫn tích cực
Mặc dù giá cổ phiếu và cổ tức thời gian tới có thể bị ảnh hưởng nhưng về cốt lõi PNJ vẫn là doanh nghiệp tốt và hoạt động trong ngành trang sức có nhiều triển vọng. Nếu DongABank chỉ khiến cho PNJ phải trích lập thì biến cố này sẽ không đủ để đánh gục doanh nghiệp hàng đầu ngành trang sức này.
Một phần nguyên nhân là do việc trích lập một khoản dự phòng lại giúp cho dòng tiền của PNJ được cải thiện hơn khi thuế phải nộp ít đi. Nhiều khả năng, số thuế PNJ chỉ hơn 6 tỷ đồng thay vì hơn 90 tỷ đồng.
Nếu trích lập xong thì PNJ cũng sẽ dứt điểm được quan hệ với DongAbank bởi ngoài khoản đầu tư tài chính trên, 2 doanh nghiệp này không có quan hệ làm ăn.
Trên BCTC hợp nhất quý II/2015, tiền và khoản đầu tư ngắn hạn của PNJ chưa đến 30 tỷ nên ngay cả nếu PNJ có gửi tiền tại DongABank.
Trong khi đó, về vay nợ, PNJ không vay nợ DongABank nên không bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp có dùng cổ phiếu DongABank để thế chấp cho khoản vay ngắn hạn tại ACB. Cho dù nếu giá trị của tài sản đảm bảo này về 0 thì PNJ vẫn nhiều khả năng vẫn có thể xoay sở được bởi các khoản vay ngắn hạn khác hầu hết là tín chấp hoặc đảm bảo bằng hàng tồn kho với mức lãi suất từ 3-6%/năm.
Ngoài ra, cũng cần chú ý khi triển vọng kinh doanh của PNJ được đánh giá cao trong những năm tới đặc biệt là vừa qua Thông tư 22/2013/TT-BKHCN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 quy định các đơn vị kinh doanh phải công bố rõ ràng và đầy đủ về "tuổi vàng" , thông tin chi tiết của sản phẩm... Với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu, PNJ đứng trước cơ hội mở rộng thị phần, chiếm lấy miếng bánh của những doanh nghiệp nhỏ trong ngành.
Công ty chứng khoán FPT đánh giá doanh thu và lợi nhuận của hoạt động cốt lõi có thể đạt 20%/năm trong giai đoạn từ 2012-2022.
Nguồn: Bizlive
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố thông tin về việc sẽ miễn nhiệm một số chức danh chủ chốt của lãnh đạo DongABank, các cán bộ của ngân hàng BIDV sẽ đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo chủ chốt thay cho các lãnh đạo cũ trong thời gian tới.
Ảnh minh họa. |
Việc NHNN phải can thiệp sâu vào nội tình của DongABank cho thấy tình hình tài chính của ngân hàng này có vấn đề. Những diễn biến này lại hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới PNJ, một doanh nghiệp lớn trên sàn niêm yết. Và điều nhà đầu tư quan tâm là mức độ ảnh hưởng của sự kiện này đến đâu?
Khó đoán trong ngắn hạn
Hiện PNJ đang có khoảng đầu tư vào DongABank với giá vốn 395 tỷ đồng (tương ứng với 38,5 triệu cổ phiếu, giá vốn mỗi cổ phiếu 10.268 đồng/cổ phiếu). Được biết, PNJ đã đầu tư vào DongABank từ năm 1993 đến nay.
Trong trường hợp cổ phiếu DongABank có giá 0 đồng trong năm 2015 thì phần vốn đầu tư của PNJ vào DongABank sẽ mất trắng.
Khi đó, theo nguyên tắc kế toán, PNJ sẽ phải trích lập dự phòng 395 tỷ đồng trên. Theo một chuyên viên phân tích, lợi nhuận sau thuế năm 2015 của PNJ có thể sẽ chỉ còn 22 tỷ đồng (so với mức 319 tỷ đồng nếu không trích lập). EPS 2015 trong trường hợp này chỉ còn hơn 200 đồng/cổ phiếu.
Khi đó, nhiều khả năng, năm 2015, thiệt hại rõ ràng nhất mà cổ đông của PNJ có thể phải chịu là không được nhận cổ tức 2015.
Ngoài ra, giá cổ phiếu PNJ cũng có thể sẽ bị giảm mạnh do lo ngại về mối liên quan giữa Chủ tịch PNJ bà Cao Thị Ngọc Dung với chồng bà ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongABank.
Theo thông báo phát đi từ NHNN, sẽ có nhiều lãnh đạo chủ chốt của DongABank bị miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh. Các cá nhân và tập thể gây thất thoát tài sản sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Tâm lý đám đông có làm giá cổ phiếu PNJ giảm sâu? |
Thống kê đến ngày 30/6, bà Cao Thị Ngọc Dung và ông Trần Phương Bình cùng người thân đang nắm trên 48 triệu cổ phiếu DongABank, tương ứng với gần 10% vốn của DongABank.
Tính đến ngày 30/6, bà Dung và người liên quan đang nắm giữ khoảng 13,7 triệu cổ phiếu tương đương với 14% vốn của PNJ.
Công ty PNJ: Hoạt động cốt lõi vẫn tích cực
Mặc dù giá cổ phiếu và cổ tức thời gian tới có thể bị ảnh hưởng nhưng về cốt lõi PNJ vẫn là doanh nghiệp tốt và hoạt động trong ngành trang sức có nhiều triển vọng. Nếu DongABank chỉ khiến cho PNJ phải trích lập thì biến cố này sẽ không đủ để đánh gục doanh nghiệp hàng đầu ngành trang sức này.
PNJ chủ yếu vay ngắn hạn tại các ngân hàng |
Một phần nguyên nhân là do việc trích lập một khoản dự phòng lại giúp cho dòng tiền của PNJ được cải thiện hơn khi thuế phải nộp ít đi. Nhiều khả năng, số thuế PNJ chỉ hơn 6 tỷ đồng thay vì hơn 90 tỷ đồng.
Nếu trích lập xong thì PNJ cũng sẽ dứt điểm được quan hệ với DongAbank bởi ngoài khoản đầu tư tài chính trên, 2 doanh nghiệp này không có quan hệ làm ăn.
Trên BCTC hợp nhất quý II/2015, tiền và khoản đầu tư ngắn hạn của PNJ chưa đến 30 tỷ nên ngay cả nếu PNJ có gửi tiền tại DongABank.
Trong khi đó, về vay nợ, PNJ không vay nợ DongABank nên không bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp có dùng cổ phiếu DongABank để thế chấp cho khoản vay ngắn hạn tại ACB. Cho dù nếu giá trị của tài sản đảm bảo này về 0 thì PNJ vẫn nhiều khả năng vẫn có thể xoay sở được bởi các khoản vay ngắn hạn khác hầu hết là tín chấp hoặc đảm bảo bằng hàng tồn kho với mức lãi suất từ 3-6%/năm.
Ngoài ra, cũng cần chú ý khi triển vọng kinh doanh của PNJ được đánh giá cao trong những năm tới đặc biệt là vừa qua Thông tư 22/2013/TT-BKHCN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 quy định các đơn vị kinh doanh phải công bố rõ ràng và đầy đủ về "tuổi vàng" , thông tin chi tiết của sản phẩm... Với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu, PNJ đứng trước cơ hội mở rộng thị phần, chiếm lấy miếng bánh của những doanh nghiệp nhỏ trong ngành.
Công ty chứng khoán FPT đánh giá doanh thu và lợi nhuận của hoạt động cốt lõi có thể đạt 20%/năm trong giai đoạn từ 2012-2022.
Nguồn: Bizlive
Bình luận