(VTC News) - Công trình xây dựng trái phép sẽ phải nộp phạt 40% lợi nhuận đối với công trình nhà ở riêng lẻ và 50% đối với công trình đầu tư xây dựng.
Bộ Xây dựng vừa đưa ra lấy ý kiến người dân về dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản... gọi tắt là nghị định 23.
Theo đó, các trường hợp xây nhà không phép, sai phép, sẽ phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Nhà xây sai phép sẽ bị phạt nặng. Ảnh minh họa |
Trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo về quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thì việc phá dỡ công trình có thể ngừng lại để giải quyết nhưng vẫn phải thực hiện cắt điện, cắt nước và cấm công nhân xây dựng tại công trình trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Dự thảo đưa ra mức phạt từ 500.000 đồng tới 40 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng.
Tương tự, với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mức phạt chỉ từ 3 - 40 triệu đồng. Mức tối đa (40 triệu đồng) được áp dụng với trường hợp xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.
Đối với hành vi vi phạm xây dựng sai phép, không phép, nếu sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Đặc biệt, dự thảo có quy định: “Chủ đầu tư có hành vi xây dựng sai phép, không phép, mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc được cấp giấy phép xây dựng thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được tương đương 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ ở đô thị hoặc tương đương 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được thẩm định đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.”
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng mức phạt lên tới 40% lợi nhuận đối với công trình nhà ở riêng lẻ và 50% lợi nhuận đối với công trình đầu tư xây dựng là mức phạt cao, đủ sức răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
Phần lợi nhuận này sẽ được tính trên cơ sở định giá toàn bộ công trình của các cơ quan chức năng. Ví dụ 1m2 của công trình kinh doanh, chủ đầu tư bán ra lời 10 đồng thì phải nộp cho Nhà nước 5 đồng (đối với công trình, dự án) hoặc 4 đồng (đối với nhà ở riêng lẻ).
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc xử dụng biện pháp hành chính để phạt sẽ dễ nảy sinh tiêu cực khi các chủ công trình dùng tiền để chuộc sai phạm.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng mức phạt nặng cho tồn tại chỉ nên áp dụng với những công trình sai phạm bị phát hiện muộn (công trình đã đi vào vận hành, sử dụng), còn với những công trình đang trong quá trình thi công, biện pháp xử lý vẫn phải là tháo dỡ phần sai phạm.
Ngọc Vy
Dự thảo đưa ra mức phạt từ 500.000 đồng tới 40 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng.
Tương tự, với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mức phạt chỉ từ 3 - 40 triệu đồng. Mức tối đa (40 triệu đồng) được áp dụng với trường hợp xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.
Đối với hành vi vi phạm xây dựng sai phép, không phép, nếu sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Đặc biệt, dự thảo có quy định: “Chủ đầu tư có hành vi xây dựng sai phép, không phép, mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc được cấp giấy phép xây dựng thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được tương đương 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ ở đô thị hoặc tương đương 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được thẩm định đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.”
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng mức phạt lên tới 40% lợi nhuận đối với công trình nhà ở riêng lẻ và 50% lợi nhuận đối với công trình đầu tư xây dựng là mức phạt cao, đủ sức răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
Phần lợi nhuận này sẽ được tính trên cơ sở định giá toàn bộ công trình của các cơ quan chức năng. Ví dụ 1m2 của công trình kinh doanh, chủ đầu tư bán ra lời 10 đồng thì phải nộp cho Nhà nước 5 đồng (đối với công trình, dự án) hoặc 4 đồng (đối với nhà ở riêng lẻ).
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc xử dụng biện pháp hành chính để phạt sẽ dễ nảy sinh tiêu cực khi các chủ công trình dùng tiền để chuộc sai phạm.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng mức phạt nặng cho tồn tại chỉ nên áp dụng với những công trình sai phạm bị phát hiện muộn (công trình đã đi vào vận hành, sử dụng), còn với những công trình đang trong quá trình thi công, biện pháp xử lý vẫn phải là tháo dỡ phần sai phạm.
Ngọc Vy
Bình luận