Thông báo của Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản cho biết, Công nương Yuriko nhập viện ở Tokyo hồi tháng 3 do đột quỵ nhẹ và viêm phổi hít.
Sau một thời gian phục hồi chức năng, bà chỉ có thể ngồi xe lăn, nhưng không thể tự ăn uống. Vào tuần trước, sức khỏe của Công nương Yuriko đã trở nên xấu đi khi nhiều cơ quan nội tạng, trong đó có cả tim và thận, bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Bà được theo dõi tại bệnh viện nhưng không đáp ứng điều trị.

Công nương Yuriko tại cung điện ở Tokyo tháng 5/2023. (Ảnh: Reuters)
Vào lúc 6h32 ngày 15/11, Công nương Yuriko đã trút hơi thở cuối cùng.
Phát biểu trước truyền thông về tin Công nương Yuriko qua đời, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nói cảm thấy đau buồn trước mất mát này. Đồng thời ông cũng gửi lời chia buồn chân thành nhất đến gia đình hoàng gia Nhật Bản.
Công nương Yuriko là thành viên lớn tuổi nhất hoàng gia Nhật Bản và cũng là bà thím của Nhật hoàng Naruhito. Sau khi công nương qua đời, hoàng gia Nhật Bản chỉ còn lại 16 thành viên. Số lượng thành viên ngày càng ít đi do luật từ năm 1947 quy định thành viên nữ phải rời hoàng gia nếu kết hôn với thường dân.
Bà Yuriko là thành viên của giới quý tộc cũ ở Nhật Bản, kết hôn với hoàng thân Mikasa, em trai út của Nhật hoàng Hirohito vào năm 1941. Nhật hoàng Hirohito là ông nội của Nhật hoàng Naruhito.

Công nương Yuriko, bên trái và chồng bà là Hoàng thân Mikasa tại dinh thự ở Tokyo vào tháng 11/2015. (Ảnh: Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản)
Hoàng thân Mikasa qua đời năm 2016 vì suy tim, thọ 100 tuổi. Ông và bà Yuriko có ba con trai và hai con gái. Các con trai của họ lần lượt qua đời vào năm 2002, 2012 và 2014.
Ba trong số những người cháu gái của bà hiện vẫn là thành viên hoàng gia. Hai người còn lại là công chúa Noriko và công chúa Ayako đã từ bỏ tước hiệu sau khi kết hôn với thường dân vào năm 2014 và 2018.
Công nương Yuriko là phó chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và từng giữ chức chủ tịch Quỹ quà tặng Hoàng gia Boshi-Aiiku-Kai, một tổ chức về sức khỏe bà mẹ trẻ em, từ năm 1948 đến năm 2010
Bình luận (37)
Tôi nhận xét là tăng lương tốt nhưng không làm tăng chất lượng giáo dục và giảm tình trạng ép người học đi học thêm. Tôi thấy cấm được hút thuốc nơi công cộng...người dân bình thường mà còn làm được huống chi là tri thức, là người nêu gương. Dạy thêm không đảm bảo sức khoẻ hs từ cấp 1- cấp 3. Về bàn ghế, ánh sáng, kiệt sức của hs. Dạy thêm là gv làm giàu nên luôn tìm cách đối phó. Phụ huynh đa phần không muốn con bị thua bạn. Nên chia lớp giảm số lượng hs thì chất lượng cao không dạy thêm, gv thiếu thì thừa giờ( đó là cách tăng thu nhập ). Nhà trường quản lý, tốt hơn sự tự phát của gv bên ngoài. Tôi mong thay đổi sớm.
Sao đại biểu không làm rõ học sinh có tới 80% phải đi học thêm thì chất lượng giáo dục có phải là kém không? Hay là do bớt thời gian, bớt nội dung dạy qua loa để ép đi học thêm.
Chỉ tiêu về chất lượng ngành giáo dục đưa ra là thế nào? HS đạt tỷ lệ khá giỏi là bao nhiêu. Có buộc học sinh đi học thêm 80% hay không?
Có nâng vẫn cứ dạy thêm
Dạy thêm quá nhiều khiến các con mệt mỏi. Không theo không được. Ngày hocn 3-4 ca ai chịu được, không học thì kém các bạn mà theo thì quá mệt mỏi. Đề nghị ban hành luật cấm luôn như quy định của pháp luật để cấm vấn nạn này. Lòng tham con người vô đáy.
Nâng lương thì cũng sẽ dạy thêm bình thường. Vì lợi nhuận của việc dạy thêm quá khủng.
Có phải thầy cô nào cũng dạy thêm đâu, các thầy cô dạy môn phụ có dạy ko tiền cũng chẳng học sinh nào học thêm. Vậy cứ nói dạy thêm tăng thu nhập thì những thầy cô dạy môn phụ thu nhập thêm cái gì, họ chỉ có cách tiêu hạn chế ăn tiết kiệm, ít giao lưu thôi.
Nâng lương mà chương trình hàn lâm, khó hiểu thì hs vẫn cứ đi học thêm để hiểu bài ...để khỏi bị gọi là " ngu" ....để đối phó với con điểm và bịnh THÀNH TÍCH. Không tin....cứ thử xem 😁