• Zalo

Công nhận robot là công dân Saudi Arabia, Tiến sỹ Dương Nguyên Bình: 'Một ngày nào đó, robot sẽ thống trị trái đất'

Kinh tếThứ Ba, 31/10/2017 17:00:00 +07:00Google News

"Nếu chúng ta không có định hướng về mặt quốc gia hay toàn cầu trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo hay robot thì tới ngày nào đó, trí tuệ nhân tạo (trong đó có robot) sẽ thống trị trái đất", Tiến sĩ Dương Nguyên Bình, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam (VMAA) bày tỏ lo ngại.

Ngày 25/10, tại thủ đô Riyadh của Ả rập - Xê út (Saudi Arabia), cô robot có tên Sophia đã chính thức trở thành công dân Saudi Arabia. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, một robot được công nhận quyền công dân.

Rất nhiều câu hỏi được con người quan tâm, chẳng hạn: Liệu một ngày nào đó, các robot sẽ thống trị thế giới giống như các bộ phim bom tấn của Mỹ hay không?. Về vấn đề này, báo điện tử VTC News đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Dương Nguyên Bình, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam (VMAA).

Ở một số lĩnh vực, robot thông minh hơn con người

Rất nhiều độc giả người Việt đang xôn xao việc một robot được cấp quyền công dân tại đất nước Hồi giáo Ả rập - Xê út (Saudi Arabia). Với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực robot - tự động hóa, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Về mặt lý thuyết, với sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN) thì chúng ta tin tưởng đó là sự thật: Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm robot khác nhau, đặc biệt là mới đây còn có ý tưởng robot sinh sản với trí tuệ nhân tạo.

IMG_1755

TS. Dương Nguyên Bình: "Với quan điểm cá nhân, về lý lẽ, ta không thể cho một sản phẩm do chúng ta làm ra mà điều khiển chúng ta, đó là một suy nghĩ rất bình dân".

Thậm chí, ở một số lĩnh vực, robot đang “thông minh” hơn con người. Điều này được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước phải e ngại. Trong đó, giáo sư Hawking của Anh Quốc đã từng cảnh báo, nếu như các quốc gia mà các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực này mà không đặt ra luật lệ, thì sẽ tới một lúc, con người sẽ trở thành nạn nhân của robot.

Với quan điểm cá nhân, về lý lẽ, ta không thể cho một sản phẩm do chúng ta làm ra mà điều khiển chúng ta, đó là một suy nghĩ rất bình dân.

Thứ hai, khi đã là một sản phẩm của khoa học công nghệ, thì nó chỉ được thực hiện các chức năng về khoa học công nghệ, chứ nó không thể thực hiện chức năng của một sinh vật trên trái đất.

Suy nghĩ này có thể không theo kịp thời đại. Ngày xưa, chúng ta cho là viễn tưởng nhưng bây giờ nó đang trở thành một hiện thực của cuộc sống. Các cảnh báo của các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực robot đó đã có từ nhiều năm nay, ngay trong thời đại chúng ta, đã có hiện tượng rằng robot đã làm thay và thậm chí chiếm công ăn việc làm của người dân.

Cụ thể, robot thay thế con người thế nào, thưa ông?

Cụ thể là những nhà máy, dây chuyền tự động dùng robot có thể giảm sức lao động của con người hàng chục, hàng trăm lần. Có những việc con người không thể làm được mà chỉ có robot mới làm được, điều đó dẫn tới hệ lụy về mặt xã hội, nếu ta không có sự chuẩn bị và tầm nhìn cho người lao động, thì sẽ xảy ra sự thất nghiệp và nhiều hệ lụy sau đó.

Thứ ba, thí dụ như những công nghệ về vui chơi giải trí và phục vụ con người cũng đã bị hệ thống robot “xâm chiếm”, từ robot tình dục, tới đồ chơi công nghệ, làm cho con người trở nên lười biếng, không chịu sáng tạo.

Về việc Ả Rập Xê Út công nhận quyền công dân cho robot, nếu xét về mặt kĩ thuật và công nghệ thì đây là sự tiến bộ của khoa học công nghệ của loài người.

Theo ông, việc cấp quyền công dân cho robot có phải là một tín hiệu tốt cho ngành robot - tự động hóa và việc này liệu có khả thi và sẽ vấp phải những hạn chế gì?

Việc cấp quyền công dân cho robot chính là một điểm báo chưa biết tốt hay xấu. Liệu vào một thời điểm nào đó, con người không thể điều khiển hệ thống robot đó thì hậu quả sẽ ra sao?

Một số quốc gia gần đây đã đưa hệ thống robot vào lĩnh vực quân sự, một số robot hoạt động tốt như dò mìn, rada, dự báo. Nhưng một số loại robot chúng ta chưa lường trước được hậu quả, như robot chiến sỹ, bản thân nó là người chiến sỹ, chỉ biết bắn giết, không biết đó là người dân hay gì.

photo-1-1509345262562-0-0-394-635-crop-1509345315732

Robot sophia - robot có quyền công dân đầu tiên trên thế giới. 

Trong tương lai không xa, ngành khoa học công nghệ nói chung và ngành robot nói riêng sẽ còn phát triển vượt bậc hơn nữa, và những con robot không chỉ còn là nhóm nhỏ, mà là một cộng đồng robot, vượt lên điều khiển con người hoặc người làm ra nó, thì không biết xã hội ra làm sao, tất cả quy tắc, luật lệ của các quốc gia, cũng như là cái lối sống truyền của con người và các dân tộc bị phá vỡ và đảo lộn.

Ở thời đại KHCN và đi vào cách mạng 4.0 như hiện nay thì đã có những cái gọi là hậu quả tương đối tiêu cực trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Với quan điểm cá nhân, tôi e ngại sẽ có nhiều vấn đề đang xảy ra.

Video: Cận cảnh Robot tuyên bố hủy diệt con người

Một mặt tôi rất mong khoa học công nghệ về robot phát triển, một mặt vẫn ngại rằng, liệu mình có thể điều khiển toàn diện những sản phẩm mà mình đã làm ra hay không, và ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, thì những sự e sợ đó tôi tin là có cơ sở.

Con người sẽ ghen tị với robot

Có phải con người đang “ghen tỵ” với robot không, khi mà con người phải đối mặt với sinh-lão-bệnh-tử, còn robot lại gần như bất tử?

Thực ra, robot không phải lo những bệnh do con người phải trải qua, nhưng robot phải lo bệnh về kĩ thuật như hệ thống điện, truyền phát thông tin, điều khiển,… tất cả là bệnh của robot.

 
Nếu theo sự dự đoán của các nhà khoa học thế giới và căn cứ vào sự phát triển của khoa học tự động hóa hiện nay thì chắc chắn con người sẽ ghen tỵ với robot.

TS Dương Nguyên Bình, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam

Nhưng những bệnh đó thì khác so bệnh con người. Con người ta khi sản sinh ra robot thì chắc chắn không có sự ghen tị. Nhưng nếu theo sự dự đoán của các nhà khoa học thế giới và căn cứ vào sự phát triển của khoa học tự động hóa hiện nay thì chắc chắn con người sẽ ghen tỵ với robot.

Thứ nhất, robot là một sản phẩm của con người, nhưng chính con người không thể điều khiển chúng.  Thậm chí, con người lại là nạn nhân của robot.

Thứ hai, có rất nhiều việc mà robot làm được mà con người không làm được, do phản xạ tự nhiên về mặt cuộc sống là sẽ có sự tự ti, ghen tị sẽ sinh ra.

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng, robot chỉ là các thuật toán của các nhà khoa học, không có khả năng tư duy như một con người “thực thụ”. Trong tương lai, chúng ta có thể chế tạo được robot có suy nghĩ giống con người hay không?

Theo ông, chúng ta có thể chế tạo được robot có suy nghĩ giống con người hay không?

Câu hỏi này có thể đặt ra trước đây 5 năm, nhưng hiện nay, thì câu trả lời đã rõ. Hiện nay, với trí tuệ thông minh, chúng ta trang bị cho robot, thì bản thân robot có thể sáng tạo ra phần mềm riêng, từ đó có hành động riêng mà người lập trình hay sản xuất ra không lường trước được.

Và, với đà phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, càng ngày robot sẽ càng trở nên thông minh. Đã có những lĩnh vực robot thông minh hơn con người, và trong tương lai sẽ có nhiều lĩnh vực khác nữa.

Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin có đề cập “ai sở hữu trí tuệ nhân tạo, thì người đó thống trị cả thế giới”. Ông có sợ ngày nào đó, robot xâm lược và thống trị trái đất giống như những bộ phim bom tấn của Hollywood?

Nếu đúng như theo sự cảnh báo của các nhà khoa học đầu ngành, chúng ta không có định hướng về mặt quốc gia hay toàn cầu trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo hay robot thì tới ngày nào đó, trí tuệ nhân tạo (trong đó có robot) sẽ thống trị trái đất.

Hiện tại, nền công nghiệp robot của Việt Nam đang đứng đâu so với thế giới, và có khả năng chế tạo được một con robot được công nhận như công dân không?

robot-head-2350598 3

Nếu đúng như theo sự cảnh báo của các nhà khoa học đầu ngành, chúng ta không có định hướng về mặt quốc gia hay toàn cầu trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo hay robot thì tới ngày nào đó, trí tuệ nhân tạo (trong đó có robot) sẽ thống trị trái đất. 

Về lĩnh vực robot của Việt Nam, từ thế kỷ trước, ở các cơ sở khoa học và các trường đại học đã thành lập các viện hay bộ phận chuyên về robot, ví dụ như Đại học Bách khoa hay một số trường chuyên ngành cơ khí, công nghệ thông tin khác.

Ngoài ra, các bạn trẻ có đam mê với ngành robot, tự động hóa còn tham gia vào một số chương trình truyền hình như Robocon,....

Về mặt lập trình, tôi cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển nhưng hiện tại để chế tạo thì chưa, ngành công nghiệp robot của ta vẫn còn cách khá xa so với với thế giới.

Trong tương lai, nếu Việt Nam chế tạo được robot thực thụ” bản thân ông có đồng ý cho robot được cấp quyền công dân Việt Nam hay không?

Chắc chắn là không.

Xin cảm ơn ông!

Tiểu Lâm
Bình luận
vtcnews.vn