Các nhà hoạt động công đoàn Pháp đã cắt điện gần 100.000 ngôi nhà hoặc văn phòng, theo các quan chức tại nhà điều hành lưới điện RTE. Nhân viên tháp Eiffel nghỉ làm. Ngay cả những người làm việc ở Paris cũng tham gia vào các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp hôm 17/12, bày tỏ sự giận dữ trước việc chính phủ dự định tăng tuổi nghỉ hưu lên 64.
"Công ty lên án mạnh mẽ các hành vi phá hoại trên mạng lưới điện dẫn đến mất điện," nhà điều hành nói trong một tuyên bố. Khi được truyền thông Pháp hỏi về việc mất điện, Philippe Martinez, người đứng đầu công đoàn CGT, cho biết các thành viên của ông không cố tình cắt điện các hộ gia đình, nhưng đôi khi có thể nhắm vào các tòa nhà công cộng và các công ty lớn.
Các thủ tục xử lý kỷ luật đối với công nhân được lên kế hoạch sau khi phát điện giảm hơn 2,4 GW, sự cố mất điện được báo cáo chủ yếu tại các nhà máy chạy bằng hydrocarbon và máy phát thủy điện.
Pháp có đủ năng lực điện để đáp ứng nhu cầu của mình, nhưng 167.000 ngôi nhà ở khu vực phía Tây Nam Gironde, và tại các thành phố Nantes, Lyon và Orleans, đã bị cắt điện. Việc đình công diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình rộng rãi ở Paris và trên khắp nước Pháp chống lại những gì công đoàn nói là cắt giảm lợi ích của người lao động. Các kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu và thống nhất các chế độ lương hưu có thể khiến một số công nhân bị mất việc, những người đứng đầu biểu tình nói.
Lợi ích "tan chảy trong ánh mặt trời"
"Chúng tôi muốn công bằng xã hội", Veronique Ragot, một biên tập viên 55 tuổi tại một nhà xuất bản, biểu tình ở Paris, nói. "Chúng tôi thấy lợi ích xã hội của mình đang tan chảy trong ánh mặt trời, và đây là giọt nước tràn ly."
Các công nhân tại nhà hát opera Paris nổi tiếng cũng ra đường hôm 17/12, khi các công nhân tại Tháp Eiffel cũng đình công, đóng cửa biểu tượng nổi tiếng thế giới lần thứ hai trong tháng này.
Bất chấp hai tuần biểu tình toàn diện, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói sẽ thúc đẩy một cuộc đại tu hệ thống chính sách hưu trí của Pháp. "Quyết tâm của tôi, và của chính phủ và đa số, là của chung", ông Philippe nói trước quốc hội, khi hàng chục nghìn người xuống đường chống lại kế hoạch tạo ra một hệ thống lương hưu thống nhất.
Trên đường phố Paris, các cuộc đụng độ xảy ra vào cuối cuộc tuần hành hòa bình do các công đoàn tổ chức.
Công nhân Pháp nhận được số lương hưu vào hàng hào phóng nhất thế giới thông qua một hệ thống được chia thành hàng chục chương trình riêng biệt. Chính phủ của ông Macron lập luận rằng các đặc quyền cho các nhóm công nhân khác nhau gây ra sự không công bằng và muốn một hệ thống "điểm" để đáp lại sự đóng góp từ tất cả các công nhân như nhau.
"Khi tất cả các công đoàn nói 'Chúng tôi không muốn cải cách này', chính phủ nên suy nghĩ lại," ông Martinez, người đứng đầu công đoàn CGT của Pháp, dẫn đầu một cuộc biểu tình bình luận.
Bình luận