(VTC News) - Khoảng 400 công nhân của một công ty hợp tác với Apple, HP, RIM và Motorola đã đình công để phản đối, đòi bồi thường việc nhà máy họ làm việc chuyển vị trí và họ bị sa thải.
Cuộc đình công nổ ra tại nhà máy Hi-P International - một công ty Singapore đặt chi nhánh tại Thượng Hải chuyên cung cấp các hạt vật liệu cho các công ty lớn như Apple, HP, RIM và Motorola.
Công ty này đột nhiên thông báo họ sẽ chuyển địa điểm về vùng ngoại ô, gây ra nhiều bất bình cho công nhân.
Một công nhân cho biết: "giờ làm việc thay đổi, cho dù có xe buýt đưa đón công nhân thì chúng tôi sẽ mất nửa ngày làm việc và nửa ngày để đi đến nơi làm việc, không có thời gian để nghỉ ngơi... chúng tôi đều làm việc lâu năm tại nhà máy, vì vậy chúng tôi yêu cầu bồi thường nếu họ phá vỡ hợp đồng".
Rắc rối khác với công ty là những người biểu tình cũng nói nhiều đến vấn đề sa thải và cáo buộc Hi-P đã sa thải 1000 công nhân, nhưng một lãnh đạo của nhà máy bác bỏ điều đó và nói: "Chúng tôi không sa thải bất kì công nhân nào cả, thậm chí chúng tôi còn cần thuê nhiều người hơn, công ty đang mở rộng hoạt động".
Tình hình đã được kiểm soát sau khi có sự can thiệp của cảnh sát, hầu hết những người tham gia đình công là phụ nữ nên cũng không có nhiều xô xát mang tính bạo lực xảy ra.
Công ty Hi-P nằm trong khu công nghiệp phía Đông của Thượng Hải, lối vào của công ty hiện đã bị chặn bởi biểu ngữ đòi bồi thường của công nhân.
Hiện công ty này cũng giải thích rằng quyết định di dời nhà máy không phải là của họ mà là do chính sách của Chính phủ vì vậy họ không có nhiều lựa chọn, trong khi nếu tất cả công nhân đòi bồi thường thì con số đó quá lớn, công ty từ chối yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động kèm bồi thường do một số công nhân đưa ra.
Những khó khăn về kinh tế ở phương Tây cộng với giá vật liệu và giá lao động ở Trung Quốc đang tăng dần lên làm cho các công ty đầu tư vào Trung Quốc khó khăn, thậm chí họ tìm mọi cách trì hoãn việc trả lương cho người lao động, hoặc tìm nhiều cách để giảm giá thành sản xuất và gây ra những cuộc biểu tình.
Trong ngắn hạn, những hành động tương tự sẽ không làm ảnh hưởng đến việc ra mắt các sản phẩm của các hãng có hợp tác với các công ty đặt nhà máy tại Trung Quốc, nhưng nếu bất ổn tại thị trường nhân công Trung Quốc kéo dài, chắc chắn sẽ có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình ra mắt và giá thành sản phẩm của nhiều công ty công nghệ "cỡ bự" trên thế giới.
Bảo Anh (ảnh: SCMP)
Cuộc đình công nổ ra tại nhà máy Hi-P International - một công ty Singapore đặt chi nhánh tại Thượng Hải chuyên cung cấp các hạt vật liệu cho các công ty lớn như Apple, HP, RIM và Motorola.
Công ty này đột nhiên thông báo họ sẽ chuyển địa điểm về vùng ngoại ô, gây ra nhiều bất bình cho công nhân.
Công nhân tại các công ty công nghệ cao Trung Quốc đình công |
Một công nhân cho biết: "giờ làm việc thay đổi, cho dù có xe buýt đưa đón công nhân thì chúng tôi sẽ mất nửa ngày làm việc và nửa ngày để đi đến nơi làm việc, không có thời gian để nghỉ ngơi... chúng tôi đều làm việc lâu năm tại nhà máy, vì vậy chúng tôi yêu cầu bồi thường nếu họ phá vỡ hợp đồng".
Rắc rối khác với công ty là những người biểu tình cũng nói nhiều đến vấn đề sa thải và cáo buộc Hi-P đã sa thải 1000 công nhân, nhưng một lãnh đạo của nhà máy bác bỏ điều đó và nói: "Chúng tôi không sa thải bất kì công nhân nào cả, thậm chí chúng tôi còn cần thuê nhiều người hơn, công ty đang mở rộng hoạt động".
Giá thành nhân công rẻ khiến nhiều nhà đầu tư coi Trung Quốc là môi trường đầu tư hấp dẫn |
Tình hình đã được kiểm soát sau khi có sự can thiệp của cảnh sát, hầu hết những người tham gia đình công là phụ nữ nên cũng không có nhiều xô xát mang tính bạo lực xảy ra.
Công ty Hi-P nằm trong khu công nghiệp phía Đông của Thượng Hải, lối vào của công ty hiện đã bị chặn bởi biểu ngữ đòi bồi thường của công nhân.
Những khuôn mặt buồn bã bị quyền lợi của mình bị ảnh hưởng |
Hiện công ty này cũng giải thích rằng quyết định di dời nhà máy không phải là của họ mà là do chính sách của Chính phủ vì vậy họ không có nhiều lựa chọn, trong khi nếu tất cả công nhân đòi bồi thường thì con số đó quá lớn, công ty từ chối yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động kèm bồi thường do một số công nhân đưa ra.
Công nhân đứng chắn ở lối vào nhà máy làm việc |
Những khó khăn về kinh tế ở phương Tây cộng với giá vật liệu và giá lao động ở Trung Quốc đang tăng dần lên làm cho các công ty đầu tư vào Trung Quốc khó khăn, thậm chí họ tìm mọi cách trì hoãn việc trả lương cho người lao động, hoặc tìm nhiều cách để giảm giá thành sản xuất và gây ra những cuộc biểu tình.
Trong ngắn hạn, những hành động tương tự sẽ không làm ảnh hưởng đến việc ra mắt các sản phẩm của các hãng có hợp tác với các công ty đặt nhà máy tại Trung Quốc, nhưng nếu bất ổn tại thị trường nhân công Trung Quốc kéo dài, chắc chắn sẽ có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình ra mắt và giá thành sản phẩm của nhiều công ty công nghệ "cỡ bự" trên thế giới.
Bảo Anh (ảnh: SCMP)
Bình luận