(VTC News) - Sự tiến bộ không ngừng của khoa học giờ đây có thể giúp các bệnh nhân đã bị mất khả năng cử động sẽ sớm có thể giao tiếp bằng cách “viết” thông qua mắt.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ta một thiết bị kĩ thuật mới huấn luyện bệnh nhân di chuyển con ngươi của họ một cách nhẹ nhàng để viết nên những con chữ lên trên màn hình.
Thực tế là mắt của con người không bao giờ có thể đứng yên và thường là chúng ta không thể kiểm soát được những chuyển động của chúng trong bất cứ một phương hướng nào.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu- dẫn đầu bởi TS Jean Lorenceau của trường ĐH Pierre et Marie Curie-Paris cho biết: họ có thể dẫn dắt các cơ của mắt tạo nên chuỗi chuyển động liên tục một cách có kiểm soát.
Ông phát biểu: “Trái với niềm tin phổ biến, chúng tôi nhận thấy rằng con người hoàn toàn có thể kiểm soát được các chuyển động của mắt một cách chủ động. Phát hiện này sẽ mang tới một công cụ mới để sử dụng các chuyển động của mắt như một chiếc bút chì để bạn có thể viết, vẽ hoặc tạo ra chữ ký”.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng chỉ sau nửa tiếng huấn luyện thì một tình nguyện viên khỏe mạnh đã có thể dùng mắt để “viết” lên trên màn hình với tốc độ 20- 30 kí tự trên một phút. Tốc độ này không khác mấy so với viết tay.
Thành tựu này hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những người đã bị liệt tứ chi, không thể di chuyển sau một cơn đột quỵ hoặc chịu những hư tổn của hệ thần kinh vận động.
TS Lorenceau cho biết: thiết bị này sẽ giúp các bệnh nhân “tận hưởng được nhiều cung bậc về cảm xúc cũng như tình cảm cá nhân khi giao tiếp với người khác”.
Thực tế cho thấy: có khoảng 1/3 số người bị đột quỵ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp với người khác. Điều này đem đến cho họ cảm giác cô đơn và bị tách biệt với những người mà họ yêu thương.
“Chúng tôi luôn tìm kiếm những phương pháp mới để giúp các bệnh nhân sống sót sau đột quỵ có thể giao tiếp và thích nghi với cuộc sống sau biến cố. Chúng tôi thường nghe họ chia sẻ rằng: chính giao tiếp đã làm nên sự khác biệt giữa sống và tồn tại. Chính vì thế mà kĩ thuật này đang hứa hẹn sẽ mang tới niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân đang chịu di chứng nặng nề từ đột quỵ”.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng chỉ sau nửa tiếng huấn luyện thì một tình nguyện viên khỏe mạnh đã có thể dùng mắt để “viết” lên trên màn hình với tốc độ 20- 30 kí tự trên một phút. Tốc độ này không khác mấy so với viết tay.
Thành tựu này hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những người đã bị liệt tứ chi, không thể di chuyển sau một cơn đột quỵ hoặc chịu những hư tổn của hệ thần kinh vận động.
TS Lorenceau cho biết: thiết bị này sẽ giúp các bệnh nhân “tận hưởng được nhiều cung bậc về cảm xúc cũng như tình cảm cá nhân khi giao tiếp với người khác”.
Thực tế cho thấy: có khoảng 1/3 số người bị đột quỵ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp với người khác. Điều này đem đến cho họ cảm giác cô đơn và bị tách biệt với những người mà họ yêu thương.
“Chúng tôi luôn tìm kiếm những phương pháp mới để giúp các bệnh nhân sống sót sau đột quỵ có thể giao tiếp và thích nghi với cuộc sống sau biến cố. Chúng tôi thường nghe họ chia sẻ rằng: chính giao tiếp đã làm nên sự khác biệt giữa sống và tồn tại. Chính vì thế mà kĩ thuật này đang hứa hẹn sẽ mang tới niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân đang chịu di chứng nặng nề từ đột quỵ”.
Bình luận