• Zalo

Công khai hay giữ kín tên người mua dâm?

Thời sựThứ Bảy, 26/07/2014 05:56:00 +07:00Google News

Công khai hay giữ kín tên người mua dâm đang trở thành chủ đề tranh luận khá sôi nổi khi mà người đồng tình hay phản đối đều đưa ra những lý lẽ riêng.

Công khai hay giữ kín tên người mua dâm đang trở thành chủ đề tranh luận khá sôi nổi khi mà người đồng tình hay phản đối đều đưa ra những lý lẽ riêng.

Trước đó, dư luận đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này sau khi UBND TP Hà Nội đề xuất thông báo công khai tên người mua dâm về địa phương hoặc đơn vị công tác tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm diễn ra ngày 22/7.
Ngoài đề nghị Quốc hội nghiên cứu thay thế pháp lệnh bằng Luật Phòng chống mại dâm, TP Hà Nội còn nêu hàng loạt giải pháp nhằm giải quyết tệ nạn mại dâm như tăng mức xử phạt đi kèm với lao động công ích...
Việc bêu tên người mua dâm đang gây nhiều tranh cãi   - Ảnh: Minh họa

Các đề xuất quyết liệt trên được lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra trong bối cảnh TP này đã và đang nỗ lực đấu tranh với tệ nạn song vẫn còn vướng khi “phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó kiểm soát”. Theo số liệu thống kê, TP Hà Nội hiện có khoảng 8 tụ điểm hoạt động mại dâm với 3.000 người bán dâm. Bên cạnh các tụ điểm mại dâm “truyền thống”, đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh tình dục công nghệ cao như quảng cáo mua bán dâm qua internet, mạng xã hội…
Cuộc chiến chống mại dâm không chỉ gian nan ở Hà Nội mà còn khiến nhiều địa phương đau đầu. Thực trạng tồn tại khá lâu và chưa có biện pháp tối ưu nào để xử lý. Cách đây khoảng 2 năm cũng đã xuất hiện cuộc tranh luận về việc có nên công khai danh tính người mua dâm khi các cơ quan liên quan coi đó là biện pháp hữu hiệu tạo chuyển biến căn bản trong cuộc chiến chống tệ nạn này.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng có không ít người phản đối. Điều này cũng dễ hiểu bởi mỗi người, mỗi quốc gia nhìn nhận, đánh giá khác nhau về mại dâm. Một số nước quyết liệt cấm thì vẫn còn đó không ít quốc gia hợp thức hóa mại dâm để dễ bề kiểm soát. Ngay tại nước ta, những người bán dâm trước đây nếu bị bắt quả tang có thể phải đi phục hồi nhân phẩm thời gian khá dài, song nay cũng chỉ bị phạt hành chính như người mua dâm. Bởi không thể cấm mại dâm trên thực tế nên cũng có ý kiến cho rằng cần hợp pháp hóa để quản lý tốt hơn.
Bêu tên người mua dâm có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan chịu trách nhiệm phòng chống mại dâm. Song nếu làm vậy, ít nhiều cũng xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân. Điều đáng lo ngại nhất là ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Do vậy, phòng chống mại dâm cũng như việc quản lý, điều hành hoạt động xã hội nói chung là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chớ nên dồn trách nhiệm đó lên vai người dân.
» Mại dâm online: Đọc đúng mật khẩu là 'tới bến'
» Đường dây gái gọi SV ‘bao nhiêu cũng có’: Bỏ nghề có thể mất mạng
» Đường dây gái gọi sinh viên ‘bao nhiêu cũng có’ và cái kết có hậu
Theo Người Lao Động
Bình luận
vtcnews.vn