• Zalo

Cộng hưởng sức mạnh tri thức và sáng tạo của các đại học để tạo xung lực mới cho hợp tác APEC

Giáo dụcThứ Tư, 08/11/2017 19:04:00 +07:00Google News

Ngày 8/11, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệp hội các đại học vành đai Thái Bình Dương (APRU) và Đại học Quốc gia Hà Nội cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn lãnh đạo các đại học APEC (APEC University Leaders’ Forum - AULF) 2017.

Đây là một hoạt động có ý nghĩa bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và là một sự kiện quan trọng đối với cộng đồng giáo dục đại học trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tham dự Diễn đàn có Tổng Thư ký APRU Christopher Tremewan, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hồng Sơn, gần 60 đại biểu đến từ các đại học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực.

1

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc diễn đàn AULF sáng 8/11.

Tổng Thư ký APRU Christopher Tremewan gửi lời cảm ơn và đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và ĐHQGHN với vai trò đồng tổ chức Diễn đàn lãnh đạo các đại học APEC 2017.

Ông cho biết, với chủ đề Cuộc cách mạng 4.0, Diễn đàn tạo cơ hội cho lãnh đạo các đại học, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách từ các nền kinh tế thành viên APEC gặp gỡ, thảo luận các giải pháp về phát triển bền vững và các kỹ năng ứng phó với những thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại.

Giải quyết vấn đề thiếu hụt khả năng phân tích khoa học dữ liệu và hỗ trợ tính cạnh tranh trong khu vực trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng là một trong những mục đích quan trọng của sự kiện này.

Đồng thời, Tổng Thư ký APRU Christopher Tremewan cũng bày tỏ mong muốn Diễn đàn sẽ góp phần thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa chính phủ - đại học - doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và toàn thế giới.  

Phát biểu tại Diễn đàn, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, được tổ chức ngay trong Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 như một sự kiện bên lề gắn với Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp APEC (CEO Summit), Diễn đàn không chỉ là cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học trong kỷ nguyên mới – Thời đại số hóa – Internet vạn vât (Internet of Thing) mà còn góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa các đại học nghiên cứu hàng đầu trong khu vực cũng như mối liên kết đại học – doanh nghiệp, và rộng lớn hơn là tăng cường hợp tác giữa các quốc gia. 

2

 

Nằm trong khu vực kinh tế năng động với 2,8 tỷ người, chiếm 39% dân số thế giới với tổng GDP chiến 57% toàn cầu và 47% thương mại thế giới, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đại học APEC với tri thức và sáng tạo có vai trò không nhỏ trong việc dẫn dắt và tạo giá trị gia tăng cho xã hội nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước những thách thức của kỷ nguyên mới, các đại học đều phải đối diện với yêu cầu gắt gao đối với đào tạo nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp mới. Để khẳng định được sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực và sáng tạo tri thức mới của các đại học, việc đổi mới, triển khai những triết lý giáo dục mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm, tầm nhìn trở thành nhu cầu tất yếu .

“Việt Nam đang tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế, kiến tạo đường hướng phát triển đất nước, đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Diễn đàn này là dịp tốt cho các đại học Việt Nam học hỏi và đổi mới phát triển. Chúng ta cùng nhau tạo ra những công dân toàn cầu và công dân thời đại công nghiệp mới… ĐHQGHN mong muốn hợp tác sâu sắc, toàn diện và bền vững với các đại học khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tôi tin tưởng rằng, sự cộng hưởng sức mạnh của tri thức và sáng tạo của các đại học sẽ tạo xung lực mới cho hợp tác APEC và trở thành một trụ cột quan trọng bên cạnh hợp tác kinh tế, chính trị, thương mại”, Giám đốc ĐHQGHN cho hay.

Ông cũng mong rằng những ý kiến thảo luận và đề xuất tại diễn đàn sẽ là những gợi ý quan trọng cho lãnh đạo các quốc gia APEC, giúp xây dựng chính sách, hoàn thiện chiến lược và mô hình phát triển hiệu quả không chỉ cho giáo dục đại học mà còn cả tổng thể kinh tế xã hội của từng quốc gia và khu vực APEC trong tương lai. 

3 3

 

Tại phiên thảo luận thứ nhất về Phát triển bền vững, Dữ liệu lớn và các thách thức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Sustainable Development, Big Data and Asia-Pacific Challenges), các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận vấn đề việc thúc đẩy quan hệ đối tác có thể giúp tạo ra các giải pháp sáng tạo, bền vững để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro từ thảm họa thiên nhiên, mất cân bằng xã hội, già hóa dân số và các vấn đề khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đâu là cấu trúc quản trị và cơ chế chính sách phù hợp giúp đảm bảo để các chính phủ và hệ thống giáo dục có thể bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giới học thuật và khu vực tư nhân có thể thúc đẩy hợp tác thế nào để có thể cùng nhau giải quyết các thách thức trong khu vực và dẫn dắt quá trính sáng tạo nhằm mang lại các lợi ích xã hội và môi trường tốt nhất cho nhân loại cũng được lãnh đạo các đại học, doanh nghiệp đề cập đến. 

4 4

Tổng Thư ký APRU Christopher Tremewa

Vấn đề việc làm trong kỷ nguyên Kinh tế số và Trí tuệ nhân tạo (Employment in the Age of the Digital Economy and Artificial Intelligence) là chủ đề của phiên làm việc thứ hai tại Diễn đàn lãnh đạo các đại học APEC 2017.

Các vấn đề được đưa ra thảo luận gồm có: Cách tiếp cận với sự phát triển của lực lượng lao động có khả năng phân tích khoa học dữ liệu (Data science analytics enabled workforce) trong khu vực APEC nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Các thách thức mà giáo dục đại học phải đối mặt trong quá trình trang bị các kỹ năng cần thiết cho sinh viên để trở thành nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cách tiếp cận của khu vực tư nhân đối với sự thiếu hụt nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Mối quan hệ hợp tác giữa đại học – doanh nghiệp có thể giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực như thế nào; Những giải pháp, chiến lược để rút ngắn khoảng cách giữa đại học và doanh nghiệp. 

5 5

Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Văn Phúc.

6 6

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn trao đổi với lãnh đạo các đại học APEC.

7 7

 

8 8

 

9 9

 

10 10

 

11 11

 

12 12

 

13 13

 

Video: Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu khai mạc APEC CEO Summit 2017

Minh Đức
Bình luận
vtcnews.vn