(VTC News) – Thảo luận về Dự thảo Luật An toàn thông tin tại phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng nay (6/4), nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại sự tấn công của tội phạm công nghệ cao đối với Việt Nam.
“Các mối đe dọa đối với Việt Nam đến từ các nhóm hoạt động với động cơ chính trị hoạt động trên mạng. Việc tấn công vào các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam được dàn dựng bởi các nhóm tội phạm đang ngày càng phổ biến hơn, nhằm làm gián đoạn, gây thiệt hại về uy tín chính trị và kinh tế của đất nước.
Các nhóm tội phạm khác nhau như: khủng bố, tình báo nước ngoài và quân đội của một số nước đang hoạt động hiện nay nhằm mục đích xâm hại lợi ích của Việt Nam trên mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thông tin.
Từ những nguy cơ trên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, việc xây dựng Luật ATTT nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an toàn thông tin theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh...
Thảo luận về Dự thảo luật, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ lo ngại về sự tấn công của tội phạm công nghệ cao đối với nền kinh tế đất nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai bày tỏ sự lo ngại trước các hoạt động của tội phạm trên mạng. Trong năm qua, hàng trăm vụ xâm hại thông tin trên mạng đã xảy ra nhưng chưa thể xử lý dứt điểm do thiếu cơ sở pháp lý. "Khi chúng ta có luật rồi thì việc tấn công đối với mạng từ nước ngoài có xử lý được không, vì thực tế hiện nay có những trang mạng không thể xoá sổ nổi vì có nguồn gốc từ nước ngoài", bà Mai đặt câu hỏi.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng, vấn đề an toàn thông tin rất rộng về phạm vi, với thông tin được thể hiện trên mạng Internet, di động, vô tuyến điện... Thông tin lại gắn liền với cuộc sống thực tiễn của người dân và công việc cụ thể cũng như thông tin cá nhân. Vì vậy, ông Sơn băn khoăn, khi hacker xâm nhập phá, ăn cắp thông tin thì phải phòng ngừa, xử lý như thế nào?
Theo ông Sơn, những vấn đề còn băn khoăn này cần phải được nghiên cứu kỹ, để đưa vào dự thảo luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Luật An toàn thông tin: Chỉ nên áp dụng với thông tin mạng?
Bên canh những ý kiến trên, nhiều Ủy viên Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng Dự thảo Luật ATTT hiện còn phạm vi quá rộng, nên thu hẹp lại, tập trung vào an toàn thông tin trên mạng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng quan điểm của Ủy ban Khoa học Công nghệ về việc thu gọn phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật là hợp lý.
“Điều 1 chỉ nên đề cập về an toàn thông tin trên mạng thôi. Ngay cả việc bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng thì cũng phải cân nhắc. Nên thu gọn lại, chặt chẽ hơn. Theo đó sửa lại tên Dự thảo Luật này cho phù hợp”, ông Hiển nêu ý kiến.
Theo ông Hiển, Luật an toàn thì phải đánh giá được mức độ mất an toàn như thế nào thì mới đưa ra được những điều luật ở mức độ phù hợp.
“Theo tôi nên chỉ ra được 3 cấp độ: Một là cấp độ vi phạm, lấy cắp thông tin trên mạng; 2/ Xung đột thông tin; 3/ Chiến tranh mạng. Nếu chúng ta chỉ ra được 3 cấp độ đó thì mới chỉ ra được những điều luật ở mức độ phù hợp”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách nêu quan điểm.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng Luật này liên quan đến việc triển khai Hiến pháp và có sự liên quan nhiều luật, đặc biệt là luật dân sự nên cần nghiên cứu để quy định cho chặt chẽ.
“Quyền tiếp cận thông tin và thông tin là quyền cơ bản của con người. Các quy định đáp ứng yêu cầu quản lý nhưng không được ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền con người và trật tự xã hội”, Phó Chủ tịch Tòng thị Phóng nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bà Tòng Thị Phóng, dự thảo cũng phải làm rõ nếu có vi phạm thì ai xử lý và xử lý như thế nào, cấp độ ra sao?
“Ghi như thế này không rõ trách nhiệm, chế tài. Phải thể hiện tốt hơn để sau này quy trách nhiệm cho rõ”, bà Phóng đề nghị.
Cho rằng đây là dự án luật khó và đánh giá cao sự cố gắng của cơ quan soạn thảo, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng đề nghị cần rà soát thêm để hoàn thiện thì mới đủ điều kiện trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới.
“Nếu liên quan khái niệm thông tin thì phải mổ xẻ rất nhiều và luật còn phải bổ sung nhiều vấn đề nữa, cần phải có cả một Bộ luật về vấn đề này”, ông Lý nhấn mạnh và đồng tình với quan điểm nên đi sâu vào an toàn thông tin mạng để đảm bảo tính khả thi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ hơn và nghiên cứu tính khả thi của luật phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013 và các luật liên quan.
“Tiếp cận thông tin là quyền nên cấm gì, Luật phải ghi rõ nhưng phải phù hợp với Hiến pháp”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đồng thời đề nghị xem xét về phạm vi điều chỉnh vì theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đề cập đến hai chữ “thông tin” là rất phức tạp.
“Tôi thấy dự thảo Luật đưa ra rất nhiều điểm, nhưng cái tụ lại là gì chưa rõ. Thông tin an toàn, an ninh thông tin… Ở đây là an toàn cho người dân, hay an toàn cho xã hội? Một người nói một người nghe cũng là thông tin, một người nói nhiều người nghe cũng là thông tin.
Báo chí cũng là thông tin, mạng xã hội cũng là thông tin, blog cá nhân cũng thông tin… vậy ở đây các đồng chí nói thông tin là thông tin gì? Cái này phải làm rõ. Những thông tin đó phải là thông tin an toàn, hay là những thông tin khi người ta đưa rồi được bảo vệ an toàn? Hai khái niệm đó khác nhau, cần phải làm rõ”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu ý kiến.
Theo Chủ tịch Quốc hội, ban soạn thảo cần nghiên cứu, làm rõ thêm các khai niệm tại dự thảo luật để không chồng chéo với các luật khác như: Luật cơ yếu, Luật đầu tư, Luật báo chí…
“Phải nghiên cứu kỹ, gấp rút hoàn thiện thì mới kịp để trình ra Quốc hội vào kỳ họp trong tháng 5 tới, nếu không phải lùi lại để có thời gian điều chỉnh, bổ sung cho cụ thể hơn”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kết luận.
Sáng nay (6/4), Dự thảo Luật An toàn thông tin (ATTT) gồm 9 chương, 56 điều, lần đầu được đưa ra lấy ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 37.
Công cụ ngăn tội phạm Internet xâm hại lợi ích Việt Nam
Trình bày tại phiên họp, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh ý nghĩa của việc xây dựng và ban hành Luật ATTT.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, hiện nay, trên môi trường mạng đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân ở tầm quốc gia sử dụng mạng để đánh cắp, thỏa hiệp hoặc phá hủy dữ liệu quan trọng của quốc gia khác. Vì vậy, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang đứng trước các mối đe dọa từ các tội phạm trên môi trường mạng.
Công cụ ngăn tội phạm Internet xâm hại lợi ích Việt Nam
Trình bày tại phiên họp, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh ý nghĩa của việc xây dựng và ban hành Luật ATTT.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, hiện nay, trên môi trường mạng đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân ở tầm quốc gia sử dụng mạng để đánh cắp, thỏa hiệp hoặc phá hủy dữ liệu quan trọng của quốc gia khác. Vì vậy, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang đứng trước các mối đe dọa từ các tội phạm trên môi trường mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng Luật An toàn thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin hiện nay - Ảnh HL |
“Các mối đe dọa đối với Việt Nam đến từ các nhóm hoạt động với động cơ chính trị hoạt động trên mạng. Việc tấn công vào các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam được dàn dựng bởi các nhóm tội phạm đang ngày càng phổ biến hơn, nhằm làm gián đoạn, gây thiệt hại về uy tín chính trị và kinh tế của đất nước.
Các nhóm tội phạm khác nhau như: khủng bố, tình báo nước ngoài và quân đội của một số nước đang hoạt động hiện nay nhằm mục đích xâm hại lợi ích của Việt Nam trên mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thông tin.
Từ những nguy cơ trên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, việc xây dựng Luật ATTT nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an toàn thông tin theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh...
Thảo luận về Dự thảo luật, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ lo ngại về sự tấn công của tội phạm công nghệ cao đối với nền kinh tế đất nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai bày tỏ sự lo ngại trước các hoạt động của tội phạm trên mạng. Trong năm qua, hàng trăm vụ xâm hại thông tin trên mạng đã xảy ra nhưng chưa thể xử lý dứt điểm do thiếu cơ sở pháp lý. "Khi chúng ta có luật rồi thì việc tấn công đối với mạng từ nước ngoài có xử lý được không, vì thực tế hiện nay có những trang mạng không thể xoá sổ nổi vì có nguồn gốc từ nước ngoài", bà Mai đặt câu hỏi.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng, vấn đề an toàn thông tin rất rộng về phạm vi, với thông tin được thể hiện trên mạng Internet, di động, vô tuyến điện... Thông tin lại gắn liền với cuộc sống thực tiễn của người dân và công việc cụ thể cũng như thông tin cá nhân. Vì vậy, ông Sơn băn khoăn, khi hacker xâm nhập phá, ăn cắp thông tin thì phải phòng ngừa, xử lý như thế nào?
Theo ông Sơn, những vấn đề còn băn khoăn này cần phải được nghiên cứu kỹ, để đưa vào dự thảo luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Luật An toàn thông tin: Chỉ nên áp dụng với thông tin mạng?
Bên canh những ý kiến trên, nhiều Ủy viên Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng Dự thảo Luật ATTT hiện còn phạm vi quá rộng, nên thu hẹp lại, tập trung vào an toàn thông tin trên mạng.
|
“Điều 1 chỉ nên đề cập về an toàn thông tin trên mạng thôi. Ngay cả việc bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng thì cũng phải cân nhắc. Nên thu gọn lại, chặt chẽ hơn. Theo đó sửa lại tên Dự thảo Luật này cho phù hợp”, ông Hiển nêu ý kiến.
Theo ông Hiển, Luật an toàn thì phải đánh giá được mức độ mất an toàn như thế nào thì mới đưa ra được những điều luật ở mức độ phù hợp.
“Theo tôi nên chỉ ra được 3 cấp độ: Một là cấp độ vi phạm, lấy cắp thông tin trên mạng; 2/ Xung đột thông tin; 3/ Chiến tranh mạng. Nếu chúng ta chỉ ra được 3 cấp độ đó thì mới chỉ ra được những điều luật ở mức độ phù hợp”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách nêu quan điểm.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng Luật này liên quan đến việc triển khai Hiến pháp và có sự liên quan nhiều luật, đặc biệt là luật dân sự nên cần nghiên cứu để quy định cho chặt chẽ.
“Quyền tiếp cận thông tin và thông tin là quyền cơ bản của con người. Các quy định đáp ứng yêu cầu quản lý nhưng không được ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền con người và trật tự xã hội”, Phó Chủ tịch Tòng thị Phóng nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bà Tòng Thị Phóng, dự thảo cũng phải làm rõ nếu có vi phạm thì ai xử lý và xử lý như thế nào, cấp độ ra sao?
“Ghi như thế này không rõ trách nhiệm, chế tài. Phải thể hiện tốt hơn để sau này quy trách nhiệm cho rõ”, bà Phóng đề nghị.
Cho rằng đây là dự án luật khó và đánh giá cao sự cố gắng của cơ quan soạn thảo, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng đề nghị cần rà soát thêm để hoàn thiện thì mới đủ điều kiện trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới.
“Nếu liên quan khái niệm thông tin thì phải mổ xẻ rất nhiều và luật còn phải bổ sung nhiều vấn đề nữa, cần phải có cả một Bộ luật về vấn đề này”, ông Lý nhấn mạnh và đồng tình với quan điểm nên đi sâu vào an toàn thông tin mạng để đảm bảo tính khả thi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ hơn và nghiên cứu tính khả thi của luật phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013 và các luật liên quan.
|
“Tôi thấy dự thảo Luật đưa ra rất nhiều điểm, nhưng cái tụ lại là gì chưa rõ. Thông tin an toàn, an ninh thông tin… Ở đây là an toàn cho người dân, hay an toàn cho xã hội? Một người nói một người nghe cũng là thông tin, một người nói nhiều người nghe cũng là thông tin.
Báo chí cũng là thông tin, mạng xã hội cũng là thông tin, blog cá nhân cũng thông tin… vậy ở đây các đồng chí nói thông tin là thông tin gì? Cái này phải làm rõ. Những thông tin đó phải là thông tin an toàn, hay là những thông tin khi người ta đưa rồi được bảo vệ an toàn? Hai khái niệm đó khác nhau, cần phải làm rõ”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu ý kiến.
Theo Chủ tịch Quốc hội, ban soạn thảo cần nghiên cứu, làm rõ thêm các khai niệm tại dự thảo luật để không chồng chéo với các luật khác như: Luật cơ yếu, Luật đầu tư, Luật báo chí…
“Phải nghiên cứu kỹ, gấp rút hoàn thiện thì mới kịp để trình ra Quốc hội vào kỳ họp trong tháng 5 tới, nếu không phải lùi lại để có thời gian điều chỉnh, bổ sung cho cụ thể hơn”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kết luận.
Video: Hiểm hoạ khi chia sẻ ảnh trên mạng xã hội
Lan Uyên
Bình luận