(VTC News) – Những băn khoăn về đề thi, cách thức xét tốt nghiệp năm 2015 của các em học sinh đã được lãnh đạo Bộ GD-ĐT trả lời rõ ràng.
Chiều 9/9, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo quý III công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Đây là thay đổi lớn nhất của ngành giáo dục trong năm học này. Kỳ thi này sẽ được tổ chức từ 9-12/6/2015.
Năm 2015, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia chung thay vì tách thi tốt nghiệp và đại học như trước. Mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn.
Trả lời những băn khoăn của học sinh về đề thi quốc gia 2015, ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ GD-ĐT sẽ kế thừa những thành công của các kỳ thi trước.
Đề thi sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đề có phần nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đáp ứng yêu cầu cho thí sinh trung bình đủ điều kiện tốt nghiệp và có một tỷ lệ câu hỏi phân hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển sinh ĐH-CĐ.
Để tránh xáo trộn trong việc xét tốt nghiệp, ông Kiên cho biết Bộ sẽ duy trì quy định xét tuyển THPT như năm 2014. Theo đó, việc xét tốt nghiệp THPT sẽ căn cứ vào điểm thi các môn thi tối thiểu (4 môn thi) và điểm đánh giá quá trình học tập của học sinh ở lớp 12.
Tuy vậy, nhiều phóng viên đặt ra câu hỏi liệu với việc đổi mới thi năm tới, có mâu thuẫn với việc dạy học khi học sinh phổ thông vẫn học chương trình cũ? Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định kỳ thi quốc gia 2015 sẽ phát huy thành công của các kỳ thi trước, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 nên không có mâu thuẫn giữa việc đổi mới thi và việc thực hiện chương trình giáo dục hiện hành.
“Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học theo từng năm theo hướng phát triển năng lực. Cùng với đó, tỷ lệ các câu hỏi khó, yêu cầu cao sẽ tăng lên so với mỗi năm. Học sinh sẽ phải làm quen với các câu hỏi yêu cầu phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức liên môn và liên hệ với thực tế”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định.
Để khắc phục tình trạng thí sinh ảo, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng cho biết hiện nay đã có bài học thực tế từ việc tuyển sinh nguyện vọng bổ sung của kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo phương thức “ba chung”.
Vì vậy cách thức xét tuyển ĐH-CĐ với kỳ thi quốc gia 2015 sẽ thực hiện tương tự năm 2014, với nguyên tắc tạo điều kiện tối đa cho học sinh và không gây khó khăn cho trường. Việc này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế thi của năm 2015.
Nhiều thí sinh thi trượt ĐH từ các năm trước không giấu được hoang mang, lo lắng về việc sẽ tham dự kỳ thi quốc gia duy nhất năm 2015 thế nào khi các em đã đỗ tốt nghiệp THPT, chỉ có nguyện vọng vào ĐH.
Trả lời cho những băn khoăn của các em học sinh, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định với những trường hợp này, thí sinh chỉ cần chọn các môn để thi tuyển sinh mà không phải thi tối thiểu bốn môn như học sinh cần xét tốt nghiệp THPT.
Theo đó, trước ngày 1/1 hàng năm, các trường ĐH, CĐ phải công bố phương thức tuyển sinh cụ thể của trường mình, trong đó nêu rõ mức độ sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia để thí sinh chuẩn bị và chọn lựa, đăng ký vào các trường phù hợp.
Phạm Thịnh
Năm 2015, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia chung thay vì tách thi tốt nghiệp và đại học như trước. Mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT trả lời thắc mắc về kỳ thi quốc gia 2015 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Để tránh xáo trộn trong việc xét tốt nghiệp, ông Kiên cho biết Bộ sẽ duy trì quy định xét tuyển THPT như năm 2014. Theo đó, việc xét tốt nghiệp THPT sẽ căn cứ vào điểm thi các môn thi tối thiểu (4 môn thi) và điểm đánh giá quá trình học tập của học sinh ở lớp 12.
Tuy vậy, nhiều phóng viên đặt ra câu hỏi liệu với việc đổi mới thi năm tới, có mâu thuẫn với việc dạy học khi học sinh phổ thông vẫn học chương trình cũ? Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định kỳ thi quốc gia 2015 sẽ phát huy thành công của các kỳ thi trước, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 nên không có mâu thuẫn giữa việc đổi mới thi và việc thực hiện chương trình giáo dục hiện hành.
“Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học theo từng năm theo hướng phát triển năng lực. Cùng với đó, tỷ lệ các câu hỏi khó, yêu cầu cao sẽ tăng lên so với mỗi năm. Học sinh sẽ phải làm quen với các câu hỏi yêu cầu phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức liên môn và liên hệ với thực tế”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định.
Để khắc phục tình trạng thí sinh ảo, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng cho biết hiện nay đã có bài học thực tế từ việc tuyển sinh nguyện vọng bổ sung của kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo phương thức “ba chung”.
Vì vậy cách thức xét tuyển ĐH-CĐ với kỳ thi quốc gia 2015 sẽ thực hiện tương tự năm 2014, với nguyên tắc tạo điều kiện tối đa cho học sinh và không gây khó khăn cho trường. Việc này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế thi của năm 2015.
Nhiều thí sinh thi trượt ĐH từ các năm trước không giấu được hoang mang, lo lắng về việc sẽ tham dự kỳ thi quốc gia duy nhất năm 2015 thế nào khi các em đã đỗ tốt nghiệp THPT, chỉ có nguyện vọng vào ĐH.
Trả lời cho những băn khoăn của các em học sinh, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định với những trường hợp này, thí sinh chỉ cần chọn các môn để thi tuyển sinh mà không phải thi tối thiểu bốn môn như học sinh cần xét tốt nghiệp THPT.
Theo đó, trước ngày 1/1 hàng năm, các trường ĐH, CĐ phải công bố phương thức tuyển sinh cụ thể của trường mình, trong đó nêu rõ mức độ sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia để thí sinh chuẩn bị và chọn lựa, đăng ký vào các trường phù hợp.
Phạm Thịnh
Bình luận