Nghe tin báo có người trộm xuồng máy, không cần xác minh đúng sai, Phó trưởng Công an xã Đông Hưng (huyện Cái Nước - Cà Mau) dẫn theo hơn 10 người vây bắt và còng tay một người đàn ông vào cột cờ thay phiên nhau đánh đập.
Nạn nhân là ông Bùi Như Ý (SN 1975). Ông Ý là em ruột của ông Bùi Văn Tánh (SN 1973), người trước đó có mâu thuẫn về tiền bạc với ông Nguyễn Văn Vinh (SN 1973, cùng ngụ xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn - Cà Mau). Ông Vinh lại là anh vợ của ông Đỗ Cao Đa, Phó trưởng công an xã Đông Hưng, người chỉ đạo và trực tiếp tham gia đánh ông Ý.
Bắt trộm?
Những người dân địa phương cho biết trước đây ông Tánh và ông Vinh hùn hạp làm ăn chung. Hơn một năm trước, khi hai người tách ra làm riêng, ông Vinh còn nợ ông Tánh khoảng 22 triệu đồng.
Ông Tánh cho biết, sau nhiều lần ông Vinh khất nợ không trả, trưa 26-11-2011, ông sang nhà ông Vinh đòi tiền vì biết ông Vinh vừa bán đất hơn 400 triệu đồng nhưng không gặp. Ông Tánh gọi điện cho ông Vinh đề nghị lấy chiếc xuồng máy của ông Vinh đi cầm đỡ, khi nào ông Vinh có tiền chuộc lại. Ông Vinh đồng ý nên ông Tánh chạy xuồng về nhà.
Khoảng 19 giờ cùng ngày, ông Vinh gọi điện cho ông Tánh, kêu chạy xuồng đến bến phà Chà Là (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) để đưa tiền. Ông Tánh rủ em ruột là ông Ý và người làm công cho ông Ý là ông Ây cùng đến nơi hẹn.
Hơn 23 giờ, anh em ông Tánh đến nơi hẹn nhưng không thấy ông Vinh mà chỉ có em và cháu ông Vinh là Nguyễn Trọng Anh và Nguyễn Đức Anh. Trọng Anh yêu cầu ông Ý viết biên nhận rồi mới đưa tiền.
Trong lúc ông Ý đang viết biên nhận thì lực lượng công an xã Đông Hưng khoảng hơn 10 người xông vào giật ông Ý xuống đất, lấy còng số 8 còng tay vào thành phà và đánh đập. Thấy nhóm người này quá hung hăng, ông Tánh và ông Ây bỏ xuồng lội sông tẩu thoát.
Sau khi đánh ông Ý dưới phà, những người này lôi ông Ý lên bờ còng tay vào cột cờ trước quán nước của ông Út tiếp tục tra hỏi và đánh đập.
Bà Bảy, người bán quán nước đối diện, kể: “Nghe tiếng la hét, cả nhà tôi đều thức giấc. Mở cửa ra tôi thấy một người đàn ông bị còng tay vào cột cờ, mấy ông công an xã đứng xung quanh chửi bới ăn trộm. Họ hỏi một câu là đánh một cái, người đàn ông bị còng chỉ gục đầu chịu đựng”.
Ông Út cho biết gia đình ông cũng thức giấc nhưng không dám mở cửa. Một lúc sau, mấy công an viên kêu ông mở cửa bán nước. Lúc đó, ông thấy người đàn ông vẫn bị còng tay vào cột cờ và dường như đã ngất xỉu.
Sau đó, một cán bộ công an xã khui chai nước ngọt tưới lên đầu người đàn ông cho tỉnh lại rồi đánh tiếp. Thậm chí thấy có người quen đi qua, những công an này còn kêu vào bảo: “Đánh chết tên ăn trộm”.
“Ông Ý bị đánh rất nhiều”
Ông Phan Hòa Nhịp, Trưởng Công an xã Hàm Rồng, cho biết: “Rạng sáng 27-11, tôi nhận điện thoại của ông Lê Minh Đảm, Trưởng Công an xã Đông Hưng, báo có bắt nghi phạm là người xã Hàm Rồng trộm xuồng máy, nên kêu tôi qua lãnh người và phương tiện".
"Tôi đến trụ sở công an xã Đông Hưng lúc 2 giờ sáng 27-11, thấy tình trạng ông Ý rất tệ, bị đánh gây thương tích rất nhiều, sốt đi không nổi. Tôi đề nghị công an xã Đông Hưng đưa ông Ý đi khám bệnh nhưng họ nói đã khuya, trạm y tế không có người trực, rồi yêu cầu tôi tiếp nhận người và phương tiện".
"Tuy nhiên, tôi từ chối tiếp nhận vì sức khoẻ của ông Ý không đảm bảo trong khi biên bản hiện trường không đề cập đến việc ông Ý bị đánh. Kể cả biên bản tạm giữ phương tiện cũng không có”.
Theo ông Nhịp, tại hiện trường hôm xảy ra vụ ông Ý bị đánh có ông Đỗ Cao Đa, Phó trưởng Công an xã Đông Hưng và công an viên Mai Thành Lâm. Những người còn lại thì ông không rõ bởi không có ký tên trong biên bản hiện trường.
“Tôi thấy vụ việc có nhiều khuất tất cần làm rõ, nhất là việc ai đã đánh ông Ý. Ngoài ra, nếu ông Vinh thật sự bị mất tài sản và biết rõ đối tượng là anh em ông Tánh ở gần nhà thì tại sao không trình báo với công an địa phương nơi cư trú mà phải đi trình báo với công an xã Đông Hưng ở cách khá xa để đón bắt?” - ông Nhịp đặt vấn đề.
Nạn nhân là ông Bùi Như Ý (SN 1975). Ông Ý là em ruột của ông Bùi Văn Tánh (SN 1973), người trước đó có mâu thuẫn về tiền bạc với ông Nguyễn Văn Vinh (SN 1973, cùng ngụ xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn - Cà Mau). Ông Vinh lại là anh vợ của ông Đỗ Cao Đa, Phó trưởng công an xã Đông Hưng, người chỉ đạo và trực tiếp tham gia đánh ông Ý.
Bắt trộm?
Những người dân địa phương cho biết trước đây ông Tánh và ông Vinh hùn hạp làm ăn chung. Hơn một năm trước, khi hai người tách ra làm riêng, ông Vinh còn nợ ông Tánh khoảng 22 triệu đồng.
Ông Tánh cho biết, sau nhiều lần ông Vinh khất nợ không trả, trưa 26-11-2011, ông sang nhà ông Vinh đòi tiền vì biết ông Vinh vừa bán đất hơn 400 triệu đồng nhưng không gặp. Ông Tánh gọi điện cho ông Vinh đề nghị lấy chiếc xuồng máy của ông Vinh đi cầm đỡ, khi nào ông Vinh có tiền chuộc lại. Ông Vinh đồng ý nên ông Tánh chạy xuồng về nhà.
Khoảng 19 giờ cùng ngày, ông Vinh gọi điện cho ông Tánh, kêu chạy xuồng đến bến phà Chà Là (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) để đưa tiền. Ông Tánh rủ em ruột là ông Ý và người làm công cho ông Ý là ông Ây cùng đến nơi hẹn.
Ông Ý đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước |
Hơn 23 giờ, anh em ông Tánh đến nơi hẹn nhưng không thấy ông Vinh mà chỉ có em và cháu ông Vinh là Nguyễn Trọng Anh và Nguyễn Đức Anh. Trọng Anh yêu cầu ông Ý viết biên nhận rồi mới đưa tiền.
Trong lúc ông Ý đang viết biên nhận thì lực lượng công an xã Đông Hưng khoảng hơn 10 người xông vào giật ông Ý xuống đất, lấy còng số 8 còng tay vào thành phà và đánh đập. Thấy nhóm người này quá hung hăng, ông Tánh và ông Ây bỏ xuồng lội sông tẩu thoát.
Sau khi đánh ông Ý dưới phà, những người này lôi ông Ý lên bờ còng tay vào cột cờ trước quán nước của ông Út tiếp tục tra hỏi và đánh đập.
Bà Bảy, người bán quán nước đối diện, kể: “Nghe tiếng la hét, cả nhà tôi đều thức giấc. Mở cửa ra tôi thấy một người đàn ông bị còng tay vào cột cờ, mấy ông công an xã đứng xung quanh chửi bới ăn trộm. Họ hỏi một câu là đánh một cái, người đàn ông bị còng chỉ gục đầu chịu đựng”.
Ông Út cho biết gia đình ông cũng thức giấc nhưng không dám mở cửa. Một lúc sau, mấy công an viên kêu ông mở cửa bán nước. Lúc đó, ông thấy người đàn ông vẫn bị còng tay vào cột cờ và dường như đã ngất xỉu.
Sau đó, một cán bộ công an xã khui chai nước ngọt tưới lên đầu người đàn ông cho tỉnh lại rồi đánh tiếp. Thậm chí thấy có người quen đi qua, những công an này còn kêu vào bảo: “Đánh chết tên ăn trộm”.
“Ông Ý bị đánh rất nhiều”
Ông Phan Hòa Nhịp, Trưởng Công an xã Hàm Rồng, cho biết: “Rạng sáng 27-11, tôi nhận điện thoại của ông Lê Minh Đảm, Trưởng Công an xã Đông Hưng, báo có bắt nghi phạm là người xã Hàm Rồng trộm xuồng máy, nên kêu tôi qua lãnh người và phương tiện".
Trưởng Công an xã Hàm Rồng xác nhận ông Ý bị đánh rất nhiều |
"Tôi đến trụ sở công an xã Đông Hưng lúc 2 giờ sáng 27-11, thấy tình trạng ông Ý rất tệ, bị đánh gây thương tích rất nhiều, sốt đi không nổi. Tôi đề nghị công an xã Đông Hưng đưa ông Ý đi khám bệnh nhưng họ nói đã khuya, trạm y tế không có người trực, rồi yêu cầu tôi tiếp nhận người và phương tiện".
"Tuy nhiên, tôi từ chối tiếp nhận vì sức khoẻ của ông Ý không đảm bảo trong khi biên bản hiện trường không đề cập đến việc ông Ý bị đánh. Kể cả biên bản tạm giữ phương tiện cũng không có”.
Theo ông Nhịp, tại hiện trường hôm xảy ra vụ ông Ý bị đánh có ông Đỗ Cao Đa, Phó trưởng Công an xã Đông Hưng và công an viên Mai Thành Lâm. Những người còn lại thì ông không rõ bởi không có ký tên trong biên bản hiện trường.
“Tôi thấy vụ việc có nhiều khuất tất cần làm rõ, nhất là việc ai đã đánh ông Ý. Ngoài ra, nếu ông Vinh thật sự bị mất tài sản và biết rõ đối tượng là anh em ông Tánh ở gần nhà thì tại sao không trình báo với công an địa phương nơi cư trú mà phải đi trình báo với công an xã Đông Hưng ở cách khá xa để đón bắt?” - ông Nhịp đặt vấn đề.
Công an xã Đông Hưng không thừa nhận đánh người Chiều 29-11, tiếp xúc với phóng viên, ông Lê Minh Đảm, Trưởng Công an xã Đông Hưng, không thừa nhận công an xã đánh ông Ý. Ông Đảm nói: “Hôm đó nghe có người báo bắt được người trộm xuồng máy trên địa bàn nên anh Đa tổ chức lực lượng xuống hiện trường tiếp nhận. Khi đó ông Ý đã bị người dân bắt rồi, còn có bị đánh hay không chúng tôi không rõ vì ông Vinh không thừa nhận có đánh”. PV: Ông giải thích sao về thương tích của ông Ý sau khi rời công an xã đến bệnh viện điều trị? - Ông Lê Minh Đảm: Cái đó cần có thời gian điều tra làm rõ nhưng chắc chắn không phải công an xã đánh. Người dân nào đã bắt ông Ý, biên bản hiện trường có thể hiện điều này không? - Biên bản chúng tôi chỉ ghi lời khai của bên mất tài sản và bên trộm tài sản thôi. Công an xã có căn cứ gì để xác định ông Ý ăn trộm? - Khi lực lượng công an xuống hiện trường, phát hiện tờ giấy biên nhận tiền do ông Ý ghi. Do đó chúng tôi xác định ông Ý có hành vi cưỡng đoạt tài sản. Ông xác định kỹ là trộm hay cưỡng đoạt tài sản? - Chúng tôi chưa xác định được, phải chờ cơ quan điều tra kết luận. |
Theo Duy Nhân(Người lao động)
Bình luận