(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng việc Công an TP.HCM phát tờ rơi cảnh báo tội phạm là việc làm đúng, nhưng nạn cướp giật vẫn làm lòng dân bất an.
Vừa qua, Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 TP.HCM đã tổ chức phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài phải tự bảo vệ tài sản cá nhân khi đi lại nơi công cộng.
Chiến sĩ Công an phường Phạm Ngũ Lão đi phát tờ rơi cảnh báo cướp giật cho du khách nước ngoài |
Trong tờ rơi bằng tiếng Anh có nhan đề “Du lịch an toàn: Phòng hơn chống” này có một số nội dung cảnh báo (tạm dịch sang tiếng Việt) như:
“Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh, điện thoại di động; Không nên coi việc mặc cả là hành động bất nhã. Không nên trả tiền ngay khi chủ hàng ra giá, nhất là trong khu du lịch” hay “Phải chú ý, cẩn thận với xe máy trên đường đi”…
Tuy nhiên, sau khi tờ rơi này ra đời, một số ý kiến cho rằng đây là hành động “bôi nhọ” hình ảnh của TP.HCM. Luồng ý kiến này cũng cho rằng việc một cơ quan nhà nước khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mai Linh là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại.
Việc làm đúng và rất hay
Trao đổi với phóng viên VTC News bên hành lang Quốc hội, ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM cho rằng việc làm của công an TP.HCM là đúng và rất hay. Thậm chí, ông Đương cho biết một số nước trên thế giới cũng có cách cảnh báo tội phạm như vậy.
“Ở nước nào mà chẳng có tội phạm. Phải tuyên truyền để người dân và du khách nước ngoài biết mà nâng cao cảnh giác, nếu không người dân rất dễ sa bẫy tội phạm”, đại biểu Đỗ Văn Đương lý giải.
Vị đại biểu này cho rằng cần phải đánh giá việc làm của công an TP.HCM là kêu gọi toàn dân cảnh giác tội phạm trước thực trạng tội phạm hoành hành và cơ quan chức năng hành động.
Ông Đương cho rằng cần tích cực tuyên truyền để mọi người tự giác đấu tranh tội phạm. Việc phát hiện và đấu tranh với tội phạm phải dựa vào dân.
“Công an là nòng cốt nhưng cũng phải phụ thuộc vào dân để chống tội phạm. Muốn vậy phải tuyên truyền những âm mưu, thủ đoạn, nâng cao cảnh giác để từng người dân, từng góc phố biết mà cảnh giác”, ông Đương nói.
Vị đại biểu Quốc hội này cho rằng việc làm của công an TP.HCM sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả hiện tượng khách du lịch nước ngoài bị móc túi khi tới Việt Nam: “Chính hành động du khách nước ngoài bị móc túi mới làm xấu hình ảnh Việt Nam".
Ông Đương cũng ghi nhận những nỗ lực của công an TP.HCM trong việc phòng chống tội phạm. Đó là việc thường xuyên tuần tra, chốt chặn những điểm nóng để hạn chế tội phạm.
Về tình hình phòng chống tội phạm ở TP.HCM trong thời gian qua, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng nếu không có những việc làm quyết liệt, tình trạng tội phạm sẽ còn tiếp diễn và tăng thêm nữa.
Tuy nhiên, do dân số ngày càng gia tăng, lao động tỉnh lẻ đến TP.HCM ngày càng nhiều, các mối quan hệ xã hội phức tạp xuất hiện nên tội phạm vẫn gia tăng.
Ông Đương cho rằng nội dung của tờ rơi công an TP.HCM phát ra có nội dung cảnh báo chỉ nên đi hãng taxi Mai Linh với Vinasun thì cần có sự cân nhắc hợp lý.
“Hình thức thông báo cảnh giác cần làm sao để không ảnh hưởng đến quan hệ kinh doanh của các thành phần khác mà vẫn huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân, của mọi thành phần trong xã hội ”, ông Đương nêu ý kiến.
“Còn nếu đi taxi hãng này hay hãng khác thì đó là việc của mỗi người”, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên VTC News bên hành lang Quốc hội, ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM cho rằng việc làm của công an TP.HCM là đúng và rất hay. Thậm chí, ông Đương cho biết một số nước trên thế giới cũng có cách cảnh báo tội phạm như vậy.
“Ở nước nào mà chẳng có tội phạm. Phải tuyên truyền để người dân và du khách nước ngoài biết mà nâng cao cảnh giác, nếu không người dân rất dễ sa bẫy tội phạm”, đại biểu Đỗ Văn Đương lý giải.
Vị đại biểu này cho rằng cần phải đánh giá việc làm của công an TP.HCM là kêu gọi toàn dân cảnh giác tội phạm trước thực trạng tội phạm hoành hành và cơ quan chức năng hành động.
Nội dung tờ rơi được công an đưa đến tận tay những du khách nước ngoài (ảnh: PLO) |
Ông Đương cho rằng cần tích cực tuyên truyền để mọi người tự giác đấu tranh tội phạm. Việc phát hiện và đấu tranh với tội phạm phải dựa vào dân.
“Công an là nòng cốt nhưng cũng phải phụ thuộc vào dân để chống tội phạm. Muốn vậy phải tuyên truyền những âm mưu, thủ đoạn, nâng cao cảnh giác để từng người dân, từng góc phố biết mà cảnh giác”, ông Đương nói.
|
Ông Đương cũng ghi nhận những nỗ lực của công an TP.HCM trong việc phòng chống tội phạm. Đó là việc thường xuyên tuần tra, chốt chặn những điểm nóng để hạn chế tội phạm.
Về tình hình phòng chống tội phạm ở TP.HCM trong thời gian qua, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng nếu không có những việc làm quyết liệt, tình trạng tội phạm sẽ còn tiếp diễn và tăng thêm nữa.
Tuy nhiên, do dân số ngày càng gia tăng, lao động tỉnh lẻ đến TP.HCM ngày càng nhiều, các mối quan hệ xã hội phức tạp xuất hiện nên tội phạm vẫn gia tăng.
Ông Đương cho rằng nội dung của tờ rơi công an TP.HCM phát ra có nội dung cảnh báo chỉ nên đi hãng taxi Mai Linh với Vinasun thì cần có sự cân nhắc hợp lý.
“Hình thức thông báo cảnh giác cần làm sao để không ảnh hưởng đến quan hệ kinh doanh của các thành phần khác mà vẫn huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân, của mọi thành phần trong xã hội ”, ông Đương nêu ý kiến.
“Còn nếu đi taxi hãng này hay hãng khác thì đó là việc của mỗi người”, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Cướp giật vẫn làm lòng dân bất an
ĐBQH Bùi Thị An. (Ảnh: HL) |
"Tuy nhiên khi phát tờ rơi thì nên cân nhắc. Mục tiêu của việc phát tờ rơi phụ thuộc vào từng đối tượng phát tờ rơi. Nhưng tôi nghĩ nếu tuyên truyền được pháp luật đến người dân với nội dung trung thực, có đến đâu nói đến đó, đưa kèm các giải pháp thì rất tốt." - Đại biểu An nói.
Bà An cũng cho biết, nhiều nước trên thế giới cũng đã làm việc này từ lâu. Việc phát tờ rơi để cảnh báo có thể sẽ giúp du khách thấy mình được quan tâm, thấy hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thân thiện hơn.
Tuy nhiên, ĐBQH Bùi Thị An nhấn mạnh, còn để tình trạng cướp giật gia tăng, cái ác hoành hành đến mức phải phát tờ rơi tuyên truyền, cảnh báo như thế là chưa tốt.
"Tôi phải nói thế này, giai đoạn vừa qua thì chúng ta làm được rất nhiều việc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Trong công tác quản lý xã hội cũng có những tiến bộ nhất định.
Nhưng phải nói rằng quản lý xã hội của ta vẫn còn lỏng lẻo, cho nên mới để hiện tượng cướp giật manh động thế. Tất nhiên nó chưa phải quá nhiều, không phải quá phổ biến nhưng đôi khi nó là những vụ quá điển hình nên làm cho lòng dân bất an. Đó là điều không thể phủ nhận được." - bà An phân tích.
Theo ĐBQH Bùi Thị An, trước tiên phải xem lại, đánh giá lại công tác quản lý nhà nước trong việc này, đánh giá một cách cẩn thận, xem đâu làm tốt, đâu không làm tốt. Phải đánh giá từng địa phương một, minh bạch ra, chứ không nói chung chung.
Thứ hai là phải rà soát lại đội ngũ cán bộ làm công tác này bởi đó là việc rất quan trọng. Chủ trương đúng mà thực hiện sai cũng nguy. Mà thực hiện sai liên quan rất nhiều đến con người nên phải đánh giá lại con người và nên đánh giá trên cơ sở chức năng, tiêu chuẩn để tìm ra được những người làm công đoạn ấy, mắt xích ấy, xem ai không làm được thì loại bỏ luôn.
Cũng theo bà An, ở Hà Nội các lực lượng 141, 142 của Công an Hà Nội đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, nên cần nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Phạm Thịnh - Hoàng Lan
Bình luận