Những phương pháp lạ "đối phó" với pháo
Từ trước đến nay, việc mua bán tàng trữ trái phép pháo thì bị cơ quan điều tra xử lý tùy vào mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, thông tin công an mua lại pháo của học sinh là phương pháp "lạ" mà Công an TP Vinh (Nghệ An) đang áp dụng nhằm hạn chế tiếng pháo nổ.
"Mua pháo của các cháu là phương pháp không bình thường để giải quyết tình hình không bình thường" - Thượng tá Nguyễn Xuân Sơn - Phó trưởng Công an TP Vinh nói tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống pháo nổ trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2015.
Hội nghị do Đại tá Lữ Văn Tường - Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An chủ trì. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các phòng, ban công an tỉnh, Sở Thông tin – Truyền thông, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Từ trước đến nay, việc mua bán tàng trữ trái phép pháo thì bị cơ quan điều tra xử lý tùy vào mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, thông tin công an mua lại pháo của học sinh là phương pháp "lạ" mà Công an TP Vinh (Nghệ An) đang áp dụng nhằm hạn chế tiếng pháo nổ.
"Mua pháo của các cháu là phương pháp không bình thường để giải quyết tình hình không bình thường" - Thượng tá Nguyễn Xuân Sơn - Phó trưởng Công an TP Vinh nói tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống pháo nổ trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2015.
Hội nghị do Đại tá Lữ Văn Tường - Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An chủ trì. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các phòng, ban công an tỉnh, Sở Thông tin – Truyền thông, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Thượng tá Sơn phát biểu tại hội nghị |
Cũng theo lời Thượng tá Sơn, học sinh không có tiền nhiều để mua pháo, các cháu đã mua thuốc về để làm. Có lần cơ quan công an thu được quả pháo chưa nổ, "mổ xẻ" ra thì phát hiện giấy học sinh bọc thuốc thuốc pháo, truy ra thì mới vỡ lẽ là do các em học sinh làm.
"Chính vì các cháu không có tiền mua pháo, phải mua thuốc về làm cho rẻ. Cho nên chúng tôi nghĩ bỏ ra số tiền đúng bằng số tiền các cháu mua thuốc pháo để vận động các cháu giao nộp.
Thế nhưng dường như không ai dám lấy tiền này. Có lần phụ huynh các cháu giao nộp pháo, cơ quan công an hỏi để trả tiền nhưng bậc cha mẹ chối, bảo pháo nhặt được" - Thượng tá Sơn cho biết thêm.
Ngoài phương pháp lạ trên, Công an TP Vinh còn nghĩ ra cách...đi xe ngược chiều để xử lý tình hình pháo nổ đêm giao thừa. Bởi thực tế, khi công an đi bên trái thì bên phải đường mang pháo ra nổ và ngược lại. Chính vì vậy, khi đi bên trái đường sẽ tiện cho việc xử lý.
"Chính vì các cháu không có tiền mua pháo, phải mua thuốc về làm cho rẻ. Cho nên chúng tôi nghĩ bỏ ra số tiền đúng bằng số tiền các cháu mua thuốc pháo để vận động các cháu giao nộp.
Thế nhưng dường như không ai dám lấy tiền này. Có lần phụ huynh các cháu giao nộp pháo, cơ quan công an hỏi để trả tiền nhưng bậc cha mẹ chối, bảo pháo nhặt được" - Thượng tá Sơn cho biết thêm.
Ngoài phương pháp lạ trên, Công an TP Vinh còn nghĩ ra cách...đi xe ngược chiều để xử lý tình hình pháo nổ đêm giao thừa. Bởi thực tế, khi công an đi bên trái thì bên phải đường mang pháo ra nổ và ngược lại. Chính vì vậy, khi đi bên trái đường sẽ tiện cho việc xử lý.
Toàn cảnh buổi hội nghị |
Cử cán bộ xuống bám địa bàn
Tại hội nghị, Đại tá Lữ Văn Tường cho biết, các năm trước lực lượng công an trực rất đông. Thế nhưng lại trực ở văn phòng và chỉ khi nào có sự cố xảy ra mới ra quân xuống hiện trường. Lần này Công an tỉnh sẽ làm khác, cử cán bộ xuống trực tiếp địa bàn để đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các đơn vị triển khai.
"Nghệ An để pháo nổ Chính phủ xử lý lãnh đạo tỉnh, thế thì huyện để pháo nổ Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm, doanh nghiệp để pháo nổ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Còn cán bộ được cử bám địa phương, địa phương đó để pháo nổ thì cán bộ đó phải giải trình với Giám đốc Công an tỉnh" - Đại tá Tường quán triệt tinh thần.
Tại hội nghị, Đại tá Lữ Văn Tường cho biết, các năm trước lực lượng công an trực rất đông. Thế nhưng lại trực ở văn phòng và chỉ khi nào có sự cố xảy ra mới ra quân xuống hiện trường. Lần này Công an tỉnh sẽ làm khác, cử cán bộ xuống trực tiếp địa bàn để đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các đơn vị triển khai.
"Nghệ An để pháo nổ Chính phủ xử lý lãnh đạo tỉnh, thế thì huyện để pháo nổ Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm, doanh nghiệp để pháo nổ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Còn cán bộ được cử bám địa phương, địa phương đó để pháo nổ thì cán bộ đó phải giải trình với Giám đốc Công an tỉnh" - Đại tá Tường quán triệt tinh thần.
Đại tá Tường chủ trì hội nghị |
Về kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi nhập lậu, sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo đã được Đại diện các cơ quan, ban ngành có mặt trao đổi. Trong đó chủ yếu là tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo cho toàn thể nhân dân.
Khi công tác tuyên truyền đã được triển khai, nếu cá nhân, tổ chức vẫn cố tình vi phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm. Góp phần đảm bảo cho nhân dân đón xuân, vui Tết.
"Theo quy định, nếu tàng trữ, mua bán 10kg là khởi tố vụ án. Nhưng người dân đang có 10kg pháo hay nhiều hơn mà chủ động giao nộp thì không bị xử lý. Tối đêm giao thừa, cơ quan công an sẽ có máy quay, máy ảnh và máy ghi âm để nắm tình hình đốt pháo trái phép, kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm" - Đại tá Tường chia sẻ, mong người dân sẽ chủ động giao nộp pháo, không đốt pháo trái luật.
Cũng theo thông tin được cung cấp tại hội nghị, xuất hiện loại khí bơm vào quả bong bóng rồi thả lên trời sẽ nổ lớn như pháo. Hay những quả pháo tự chế to bằng lon bia, tiếng nổ phát ra nghe như mìn.
Được biết, trong vòng 6 tháng từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2/2015, cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ 260 vụ, 352 đối tượng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại pháo. Thu giữ 1.817,92kg pháo và 4,76kg thuốc pháo, nhân dân tự giác giao nộp 79,6kg pháo.
Tiến hành khởi tố 42 vụ, 57 bị can vi phạm về pháo. Kết thúc điều tra chuyển xét xử 30 vụ, 45 bị can. Xử lý hành chính 124 vụ, 182 đối tượng, phạt tiền chuyển ngân sách Nhà nước gần 200 triệu đồng. Hiện đang điều tra và củng cố hồ sơ 94 vụ, 113 đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồng ThắngKhi công tác tuyên truyền đã được triển khai, nếu cá nhân, tổ chức vẫn cố tình vi phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm. Góp phần đảm bảo cho nhân dân đón xuân, vui Tết.
"Theo quy định, nếu tàng trữ, mua bán 10kg là khởi tố vụ án. Nhưng người dân đang có 10kg pháo hay nhiều hơn mà chủ động giao nộp thì không bị xử lý. Tối đêm giao thừa, cơ quan công an sẽ có máy quay, máy ảnh và máy ghi âm để nắm tình hình đốt pháo trái phép, kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm" - Đại tá Tường chia sẻ, mong người dân sẽ chủ động giao nộp pháo, không đốt pháo trái luật.
Cũng theo thông tin được cung cấp tại hội nghị, xuất hiện loại khí bơm vào quả bong bóng rồi thả lên trời sẽ nổ lớn như pháo. Hay những quả pháo tự chế to bằng lon bia, tiếng nổ phát ra nghe như mìn.
Được biết, trong vòng 6 tháng từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2/2015, cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ 260 vụ, 352 đối tượng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại pháo. Thu giữ 1.817,92kg pháo và 4,76kg thuốc pháo, nhân dân tự giác giao nộp 79,6kg pháo.
Tiến hành khởi tố 42 vụ, 57 bị can vi phạm về pháo. Kết thúc điều tra chuyển xét xử 30 vụ, 45 bị can. Xử lý hành chính 124 vụ, 182 đối tượng, phạt tiền chuyển ngân sách Nhà nước gần 200 triệu đồng. Hiện đang điều tra và củng cố hồ sơ 94 vụ, 113 đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bình luận