(VTC News) - Theo các nhà nghiên cứu thiên học, một trong những điều "không tưởng" của Trái đất phiên bản 2.0 là trong tương lai, con người có thể đi tới đây để tận hưởng một kỳ nghỉ mát tuyệt vời.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), kính thiên văn không gian Kepler đã phát hiện ra hành tinh giống Trái đất từ trước tới nay, được đặt tên hiệu là Kepler-452b. Đây được xem là bước đột phá của NASA trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ở ngoài vũ trụ.
Kính thiên văn đã phát hiện ra dấu hiệu của nước trên bề mặt Kepler-452b, vì vậy nó có khả năng duy trì được sự sống. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, đá vẫn là thành phần chủ yếu trong cấu tạo của Kepler-452b và thậm chí còn tồn tại cả một hệ thống núi lửa dưới bề mặt của nó.
Theo trang tin Independent, một năm trên Trái đất thứ 2 - tức khoảng thời gian cần để hành tinh này quay quanh ngôi sao Kepler 452 của nó kéo dài 385 ngày, tức chỉ hơn có 20 ngày so với một năm Trái đất quay quanh Mặt trời.
Ngôi sao Kepler-452 của hành tinh này cũng được phát hiện là có nhiều điểm tương đồng với mặt trời của chúng ta, với tuổi thọ đến nay là 6 tỷ năm, nhiều hơn mặt trời là 1,5 tỷ năm. Nhiệt độ của nó tương đương với mặt trời, song đường kính lớn hơn 10% và độ sáng cao hơn 20%.
Được biết, hành tinh Kepler-452b quay quanh ngôi sao Kepler-452 với một khoảng cách được xem là "hoàn hảo" trong vòng nhiều tỷ năm qua (chỉ lớn hơn 5% so với cự ly từ trái đất tới mặt trời).
Nhờ vậy mà Kepler-452b có nhiệt độ chỉ hơi ấm hơn so với Trái đất một chút nên có thể duy trì được sự sống, và có thể là đã từng như vậy vào một thời điểm nào đó trong lịch sử hình thành của nó, theo Jon Jenkins, nhà phân tích dữ liệu Kepler của NASA.
Các nhà khoa học cũng ví Kepler-452b như "người anh của Trái đất", bởi so với Trái đất, nó có đường kính lớn hơn khoảng 60% và có trọng lực ước tính mạnh gấp khoảng hai lần. Theo nhà khoa học Jon Jenkins, cơ thể của con người hoàn toàn có khả năng tự thay đổi để "thích nghi" được với trọng lực này.
Tiến sĩ Daniel Brown, một chuyên gia thiên văn học tại Đại học Nottingham Trent, cho biết: "Hành tinh Kepler-452b nhận được cùng một loại quang phổ và cường độ ánh sáng như Trái đất của chúng ta nhận được từ mặt trời. Điều đó có nghĩa là các loài thực vật từ hành tinh của chúng ta có thể phát triển ở đây nếu có đất đá và không khí. Con người thậm chí có thể đến đây để tận hưởng một kỳ nghỉ mát tuyệt vời trong tương lai".
Tuy nhiên, hành tinh này cách trái đất 1.400 năm ánh sáng, và nếu dùng New Horizon - một loại tàu thăm dò không gian liên hành tinh với tốc độ khủng khiếp khoảng 58.536 km/h để đưa con người đến đây thì cũng phải mất tới khoảng 25,8 triệu năm mới tới nơi.
Trong khi thời kỳ nguyên thủy của con người mới chỉ bắt đầu vào khoảng 2,5 triệu năm trước. Vì vậy nến muốn "đi nghỉ mát" ở đây thì có lẽ người ta phải chờ cho tới khi con người có thể sản xuất ra loại tàu có thể đi được với tốc độ nhanh hơn New Horizon gấp nhiều lần.
Huyền Trân
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), kính thiên văn không gian Kepler đã phát hiện ra hành tinh giống Trái đất từ trước tới nay, được đặt tên hiệu là Kepler-452b. Đây được xem là bước đột phá của NASA trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ở ngoài vũ trụ.
Hình ảnh hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay được mô phỏng lại dưới sự tưởng tượng của một họa sĩ |
Theo trang tin Independent, một năm trên Trái đất thứ 2 - tức khoảng thời gian cần để hành tinh này quay quanh ngôi sao Kepler 452 của nó kéo dài 385 ngày, tức chỉ hơn có 20 ngày so với một năm Trái đất quay quanh Mặt trời.
Ngôi sao Kepler-452 của hành tinh này cũng được phát hiện là có nhiều điểm tương đồng với mặt trời của chúng ta, với tuổi thọ đến nay là 6 tỷ năm, nhiều hơn mặt trời là 1,5 tỷ năm. Nhiệt độ của nó tương đương với mặt trời, song đường kính lớn hơn 10% và độ sáng cao hơn 20%.
Được biết, hành tinh Kepler-452b quay quanh ngôi sao Kepler-452 với một khoảng cách được xem là "hoàn hảo" trong vòng nhiều tỷ năm qua (chỉ lớn hơn 5% so với cự ly từ trái đất tới mặt trời).
Nhờ vậy mà Kepler-452b có nhiệt độ chỉ hơi ấm hơn so với Trái đất một chút nên có thể duy trì được sự sống, và có thể là đã từng như vậy vào một thời điểm nào đó trong lịch sử hình thành của nó, theo Jon Jenkins, nhà phân tích dữ liệu Kepler của NASA.
Những hành tinh ngoài vũ trụ được phát hiện giống với Trái đất nhất từ trước đến nay |
Tiến sĩ Daniel Brown, một chuyên gia thiên văn học tại Đại học Nottingham Trent, cho biết: "Hành tinh Kepler-452b nhận được cùng một loại quang phổ và cường độ ánh sáng như Trái đất của chúng ta nhận được từ mặt trời. Điều đó có nghĩa là các loài thực vật từ hành tinh của chúng ta có thể phát triển ở đây nếu có đất đá và không khí. Con người thậm chí có thể đến đây để tận hưởng một kỳ nghỉ mát tuyệt vời trong tương lai".
Hình ảnh bề mặt của hành tinh Kepler-452b với núi lửa và nước được mô phỏng lại dưới sự tưởng tượng của một họa sĩ |
Trong khi thời kỳ nguyên thủy của con người mới chỉ bắt đầu vào khoảng 2,5 triệu năm trước. Vì vậy nến muốn "đi nghỉ mát" ở đây thì có lẽ người ta phải chờ cho tới khi con người có thể sản xuất ra loại tàu có thể đi được với tốc độ nhanh hơn New Horizon gấp nhiều lần.
Huyền Trân
Bình luận