"Trong công ty Trang luôn tuân thủ mọi quy định chứ không có kiểu cậy người nhà như nhiều người e ngại”, Trang nói.
Việc Trang về với văn phòng Misfit Wearables ở Việt Nam không chỉ thể hiện sự quyết tâm đồng hành cùng chồng mà còn giúp Trang thỏa mãn ước mơ được dấn thân vào thương trường.
Ngay cả việc thi tuyển và đầu quân cho Mc Kinsy trước đấy cũng mang ý nghĩa là bước đệm cho chiến lược: học hỏi, tạo dựng quan hệ và tích lũy kinh nghiệm cho việc làm kinh doanh sau này.
Vừa vào câu chuyện, Trang đã hào hứng khoe ngay: “Mấy tuần nay, cả văn phòng Misfit Wearables tại Sanfrancisco và Việt Nam làm việc không kể ngày đêm nhưng vui và tự hào lắm. Sản phẩm đầu tay của Công ty là thiết bị theo dõi hoạt động thể chất cá nhân Misfit Shine đã được thị trường đón nhận nồng nhiệt”.
Cô cho biết thêm, ngày 11/1 vừa qua, Misfit Shine đã giành vị trí thứ hai trong top 10 sản phẩm được yêu thích nhất tại CES - triển lãm công nghệ lớn nhất trên thế giới tổ chức ở Las Vegas.
Nhiều tờ báo tại Mỹ đã đưa tin về Misfit Shine và khen ngợi Sony Vũ (chồng của Trang) cùng ê kíp nghiên cứu, sản xuất Misfit Shine. Theo kế hoạch, Misfit Wearables dự định trong đợt bán hàng đầu tiên (khoảng 1 tháng) sẽ đạt doanh số 100.000 USD.
Vậy mà trong vòng hơn 10 giờ đồng hồ sau khi tung ra thị trường, số lượng hàng bán ra đã vượt mức doanh thu này. Sau 1 tháng, hiện tổng giá trị bán hàng đã đạt 850.000 USD với 8.000 khách hàng cá nhân từ 64 quốc gia.
Với Sony Vũ, Trang không chỉ là bạn đời mà còn là một cộng sự giỏi, luôn đặt ra yêu cầu cao cho mình và mọi người trong công việc. Rất nhiều nhân tài tại Wisfist do Trang trực tiếp tuyển dụng.
Nói về chồng và công việc, Trang chia sẻ: “Coi ảnh ít nói vậy chứ không khó tính bằng Trang đâu. Tuy vậy, trong Công ty Trang vẫn luôn tuân thủ mọi quy định chứ không có kiểu cậy người nhà như nhiều người e ngại khi Trang mới về với Wisfist Wearables”.
Gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn 2 năm trước khi quyết định về chung một nhà,Trang bảo hôn nhân giữa cô và Sony Vũ là duyên trời định vì khi lấy xong bằng MBA tại Anh, Trang quyết định sẽ không ở lại nước ngoài mà về Việt Nam làm việc để được gần gia đình (ba của Trang là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Casumina, còn anh trai là Lê Trí Thông, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á). Vậy mà số phận đưa đẩy Trang gặp Vũ trong lần Vũ về Việt Nam năm 2006 theo lời mời của bà Tôn Nữ Thị Ninh để lấy ý kiến xây dựng Trường Đại học Trí Việt.
Lấy chồng, theo chồng qua Mỹ và tiếp tục học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại MIT, trong thâm tâm Trang vẫn luôn mong mỏi ngày trở về quê hương làm việc. Sau 1 năm thành lập Misfit Wearables, chính Trang là người đã phân tích tiềm năng và tác động để Sơn đi đến quyết định mở thêm văn phòng tại Việt Nam.
Cuối tháng 1 vừa qua, 2 vợ chồng đã có chuyến công tác tới nhiều nước để mở rộng quan hệ kinh doanh, trong đó có Việt Nam và Singapore để gặp gỡ với các sinh viên và trí thức trẻ với mục tiêu chiêu mộ tài năng Việt cho Misfit Wearables.
“Mọi việc đang vào guồng, Trang vui vì anh Sơn và Công ty đã thắng lớn với sản phẩm đầu tay. Dù tự kinh doanh là một việc nhiều rủi ro nhưng nó lại tạo cho mình một sức hút khó cưỡng lại khi được chủ động thực hiện những tham vọng của mình”, Trang chia sẻ.
Rồi cô ví dụ ngay với việc quyết định mở văn phòng Việt Nam nhằm phục vụ công việc phát triển phần mềm (Software Development) và phát triển thuật toán (Data Science).
Theo Trang, đó là một quyết định rất khác người vì trước giờ các công ty Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, kể cả ngành công nghệ, còn Misfit Wearables lại dấn thân vào con đường làm R&D đầy thử thách.
Tuy nhiên, cả Trang và Sơn đều có cái nhìn tích cực về nguồn nhân tài của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Nhân sự tại văn phòng Việt Nam của Misfit Wearables đều là những bạn trẻ đã từng đạt giải quốc tế Toán, Tin học, ACM, là thủ khoa, á khoa các lớp tài năng Đại học Khoa học Tự nhiên, là thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp các trường trên thế giới như MIT, Stanford, Johns Hopkins (Mỹ), Polytechnique University (Pháp) và đã có kinh nghiệm làm việc trong các công ty công nghệ lớn trên thế giới.
“Mặc dù hầu hết chưa có kinh nghiệm sáng tạo sản phẩm, nhưng nếu được định hướng và bồi dưỡng họ sẽ trở thành một nhóm kỹ sư trẻ làm nghiên cứu và phát triển (R&D) cho các sản phẩm cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thị trường thế giới”, Trang cho biết.
Nhắc đến thành công của hôm nay, với Trang ngoài sự tự lập và nỗ lực của bản thân, ba mẹ chính là 2 người có tác động lớn đến con đường học tập và sự nghiệp của cô. Tuy không ép Trang và anh trai phải học giỏi bằng mọi cách nhưng ngay từ lúc 5, 6 tuổi 2 anh em đã được ba mẹ cho học tiếng Anh.
Đến năm lớp 9, Trang đã lấy bằng C và được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành. Với kiến thức vững về Anh ngữ, 18 tuổi Trang đã giành học bổng đi du học rồi sau đó liên tục giành thứ hạng cao tại các kỳ thi tuyển sinh cũng như tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ.
Sinh sống, học tập và làm việc nhiều năm ở nước ngoài, cứ nghĩ Trang sẽ bị tây hóa nhiều nhưng ngược lại, cô bảo mình là tuýp phụ nữ truyền thống, luôn coi trọng gia đình và những giá trị văn hóa Việt. Tết này, 2 vợ chồng ở lại Việt Nam đón tết Nguyên đán cùng gia đình Trang.
“Đây là dịp mọi người đoàn tụ nên Trang và anh Sơn quyết định ở lại lâu hơn dự định”, cô bày tỏ.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Christy Lê (Lê Diệp Kiều Trang) từ Mỹ trở về Việt Nam đã hơn 1 tuần, sau khi bỏ việc tại tập đoàn tư vấn TÀI CHÍNH McKinsey. Việc từ bỏ một top job (công việc nhiều người mơ ước) như Trang nói về vị trí từng đảm nhận tại Mc Kinsey là một quyết định ở thế chủ động.
Việc Trang về với văn phòng Misfit Wearables ở Việt Nam không chỉ thể hiện sự quyết tâm đồng hành cùng chồng mà còn giúp Trang thỏa mãn ước mơ được dấn thân vào thương trường.
Ngay cả việc thi tuyển và đầu quân cho Mc Kinsy trước đấy cũng mang ý nghĩa là bước đệm cho chiến lược: học hỏi, tạo dựng quan hệ và tích lũy kinh nghiệm cho việc làm kinh doanh sau này.
Cô cho biết thêm, ngày 11/1 vừa qua, Misfit Shine đã giành vị trí thứ hai trong top 10 sản phẩm được yêu thích nhất tại CES - triển lãm công nghệ lớn nhất trên thế giới tổ chức ở Las Vegas.
Nhiều tờ báo tại Mỹ đã đưa tin về Misfit Shine và khen ngợi Sony Vũ (chồng của Trang) cùng ê kíp nghiên cứu, sản xuất Misfit Shine. Theo kế hoạch, Misfit Wearables dự định trong đợt bán hàng đầu tiên (khoảng 1 tháng) sẽ đạt doanh số 100.000 USD.
Vậy mà trong vòng hơn 10 giờ đồng hồ sau khi tung ra thị trường, số lượng hàng bán ra đã vượt mức doanh thu này. Sau 1 tháng, hiện tổng giá trị bán hàng đã đạt 850.000 USD với 8.000 khách hàng cá nhân từ 64 quốc gia.
Với Sony Vũ, Trang không chỉ là bạn đời mà còn là một cộng sự giỏi, luôn đặt ra yêu cầu cao cho mình và mọi người trong công việc. Rất nhiều nhân tài tại Wisfist do Trang trực tiếp tuyển dụng.
Nói về chồng và công việc, Trang chia sẻ: “Coi ảnh ít nói vậy chứ không khó tính bằng Trang đâu. Tuy vậy, trong Công ty Trang vẫn luôn tuân thủ mọi quy định chứ không có kiểu cậy người nhà như nhiều người e ngại khi Trang mới về với Wisfist Wearables”.
Gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn 2 năm trước khi quyết định về chung một nhà,Trang bảo hôn nhân giữa cô và Sony Vũ là duyên trời định vì khi lấy xong bằng MBA tại Anh, Trang quyết định sẽ không ở lại nước ngoài mà về Việt Nam làm việc để được gần gia đình (ba của Trang là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Casumina, còn anh trai là Lê Trí Thông, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á). Vậy mà số phận đưa đẩy Trang gặp Vũ trong lần Vũ về Việt Nam năm 2006 theo lời mời của bà Tôn Nữ Thị Ninh để lấy ý kiến xây dựng Trường Đại học Trí Việt.
Lấy chồng, theo chồng qua Mỹ và tiếp tục học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại MIT, trong thâm tâm Trang vẫn luôn mong mỏi ngày trở về quê hương làm việc. Sau 1 năm thành lập Misfit Wearables, chính Trang là người đã phân tích tiềm năng và tác động để Sơn đi đến quyết định mở thêm văn phòng tại Việt Nam.
Cuối tháng 1 vừa qua, 2 vợ chồng đã có chuyến công tác tới nhiều nước để mở rộng quan hệ kinh doanh, trong đó có Việt Nam và Singapore để gặp gỡ với các sinh viên và trí thức trẻ với mục tiêu chiêu mộ tài năng Việt cho Misfit Wearables.
“Mọi việc đang vào guồng, Trang vui vì anh Sơn và Công ty đã thắng lớn với sản phẩm đầu tay. Dù tự kinh doanh là một việc nhiều rủi ro nhưng nó lại tạo cho mình một sức hút khó cưỡng lại khi được chủ động thực hiện những tham vọng của mình”, Trang chia sẻ.
Rồi cô ví dụ ngay với việc quyết định mở văn phòng Việt Nam nhằm phục vụ công việc phát triển phần mềm (Software Development) và phát triển thuật toán (Data Science).
Theo Trang, đó là một quyết định rất khác người vì trước giờ các công ty Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, kể cả ngành công nghệ, còn Misfit Wearables lại dấn thân vào con đường làm R&D đầy thử thách.
Tuy nhiên, cả Trang và Sơn đều có cái nhìn tích cực về nguồn nhân tài của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Nhân sự tại văn phòng Việt Nam của Misfit Wearables đều là những bạn trẻ đã từng đạt giải quốc tế Toán, Tin học, ACM, là thủ khoa, á khoa các lớp tài năng Đại học Khoa học Tự nhiên, là thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp các trường trên thế giới như MIT, Stanford, Johns Hopkins (Mỹ), Polytechnique University (Pháp) và đã có kinh nghiệm làm việc trong các công ty công nghệ lớn trên thế giới.
“Mặc dù hầu hết chưa có kinh nghiệm sáng tạo sản phẩm, nhưng nếu được định hướng và bồi dưỡng họ sẽ trở thành một nhóm kỹ sư trẻ làm nghiên cứu và phát triển (R&D) cho các sản phẩm cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thị trường thế giới”, Trang cho biết.
Nhắc đến thành công của hôm nay, với Trang ngoài sự tự lập và nỗ lực của bản thân, ba mẹ chính là 2 người có tác động lớn đến con đường học tập và sự nghiệp của cô. Tuy không ép Trang và anh trai phải học giỏi bằng mọi cách nhưng ngay từ lúc 5, 6 tuổi 2 anh em đã được ba mẹ cho học tiếng Anh.
Đến năm lớp 9, Trang đã lấy bằng C và được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành. Với kiến thức vững về Anh ngữ, 18 tuổi Trang đã giành học bổng đi du học rồi sau đó liên tục giành thứ hạng cao tại các kỳ thi tuyển sinh cũng như tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ.
Sinh sống, học tập và làm việc nhiều năm ở nước ngoài, cứ nghĩ Trang sẽ bị tây hóa nhiều nhưng ngược lại, cô bảo mình là tuýp phụ nữ truyền thống, luôn coi trọng gia đình và những giá trị văn hóa Việt. Tết này, 2 vợ chồng ở lại Việt Nam đón tết Nguyên đán cùng gia đình Trang.
“Đây là dịp mọi người đoàn tụ nên Trang và anh Sơn quyết định ở lại lâu hơn dự định”, cô bày tỏ.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Bình luận