(VTC News) - Đại diện Bộ GD-ĐT trả lời về việc xác định ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng năm 2015.
Chiều 18/2 Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt báo chí thông báo về Dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015 và Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
PGS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên xoay quanh nội dung của 2 dự thảo này.
- Việc xây dựng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong kỳ thi sắp tới sẽ như thế nào, thưa ông?
Trong tuyển sinh ĐH, CĐ cho dù lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015 để tuyển sinh hay tuyển sinh riêng thì các trường vẫn phải chỉ ra các ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào.
Hiện nay, quy mô các trường ĐH, CĐ của chúng ta chưa thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu học tập của tất cả học sinh THPT, nên chúng ta phải có chọn lựa, do đó, phải có tiêu chí bảo đảm chất lượng.
Với những trường tuyển sinh riêng sẽ quy định trong đề án, còn với kỳ thi THPT quốc gia, sau khi có kết quả thi, căn cứ phân tích từ chỉ tiêu, điểm của thí sinh, phân tích các đối tượng ưu tiên, sẽ định ra được các tiêu chuẩn chất lượng. Các trường căn cứ vào đó để xây dựng điểm xét tuyển.
- Theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Việc có nhiều giấy chứng nhận kết quả thi như vậy liệu có gây khó khăn cho các trường cũng như tăng tỷ lệ thí sinh ảo?
Một trong những băn khoăn khi xét tuyển vào ĐH, CĐ là thí sinh ảo. Để khắc phục được điều này, chúng ta có nhiều giải pháp khác nhau.
Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy dự kiến mỗi thí sinh được cấp 4 giấy báo điểm. Mỗi giấy báo điểm có đặc điểm nhận dạng khác nhau tương ứng với từng đợt.
Mỗi một đợt xét tuyển, thí sinh chỉ được sử dụng phiếu báo điểm tương ứng. Do đó, chúng ta không lo thí sinh dùng giấy xét tuyển của đợt này để đăng ký xét tuyển đợt khác.
Cũng lưu ý, trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng của trường đó, nên cơ hội vào ĐH, CĐ của thí sinh sẽ tăng nên.
- Dự kiến cả nước sẽ có bao nhiêu cụm thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thưa ông?
Qua khảo sát, chúng tôi dự kiến có khoảng 34 - 35 cụm thi.
Việc hình thành cụm thi phải trên cơ sở năng lực của trường ĐH dự kiến chủ trì cụm thi; sức tải của địa phương. Để bảo đảm sự ổn định tại các cụm, về mặt quy tắc, các thí sinh sẽ dự thi ở các cụm thi được hoạch định từ trước.
Khi chúng tôi chính thức quyết định các cụm thi, sẽ rõ là các cụm thi ấy sẽ gồm thí sinh từ những tỉnh nào.
- Thí sinh thi tại các cụm thi ban đầu chỉ để xét tốt nghiệp THPT nhưng sau lại có nguyện vọng vào ĐH, liệu các em có còn cơ hội?
Các em hoàn toàn vẫn có cơ hội vì hiện nay các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo đề án riêng, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập ở phổ thông.
- Việc kỳ thi THPT quốc gia sử dụng thang điểm 20, nhưng tại Đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ vẫn tính theo thang điểm 10, sự chênh lệnh này có làm các trường gặp khó khăn không?
Điều này không có khó khăn, vướng mắc gì. Vì hiện nay, việc đánh giá trong các nhà trường vẫn theo thang điểm 10 nên tiêu chí đảm bảo chất lượng dựa trên thang ấy cũng rất tường minh.
Đối với các trường tuyển sinh riêng, nhà trường có thể có quy đổi ra thang điểm 20 cho phù hợp, tùy cách làm của từng trường.
- Dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay thay đổi mức điểm liệt là 2 điểm, mức điểm ưu tiên cũng nâng lên 8. Tại sao lại có sự thay đổi này, thưa ông?
Cũng chính vì chúng ta mở rộng thang điểm 20 nên liên quan đến quy định về điểm liệt.
Năm ngoái chúng ta quy định mỗi môn thi phải đạt trên 1 điểm mới được xét tốt nghiệp, thì năm nay, với thang điểm 20, chúng ta nhân đôi lên thành 2 điểm.
Tương tự, mức điểm ưu tiên năm ngoái tối đa là 4 điểm thì năm nhân đôi thành 8 điểm.
Phạm Thịnh (ghi)
Chiều 18/2 Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt báo chí thông báo về Dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015 và Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
PGS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên xoay quanh nội dung của 2 dự thảo này.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng |
Trong tuyển sinh ĐH, CĐ cho dù lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015 để tuyển sinh hay tuyển sinh riêng thì các trường vẫn phải chỉ ra các ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào.
Hiện nay, quy mô các trường ĐH, CĐ của chúng ta chưa thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu học tập của tất cả học sinh THPT, nên chúng ta phải có chọn lựa, do đó, phải có tiêu chí bảo đảm chất lượng.
Với những trường tuyển sinh riêng sẽ quy định trong đề án, còn với kỳ thi THPT quốc gia, sau khi có kết quả thi, căn cứ phân tích từ chỉ tiêu, điểm của thí sinh, phân tích các đối tượng ưu tiên, sẽ định ra được các tiêu chuẩn chất lượng. Các trường căn cứ vào đó để xây dựng điểm xét tuyển.
- Theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Việc có nhiều giấy chứng nhận kết quả thi như vậy liệu có gây khó khăn cho các trường cũng như tăng tỷ lệ thí sinh ảo?
|
Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy dự kiến mỗi thí sinh được cấp 4 giấy báo điểm. Mỗi giấy báo điểm có đặc điểm nhận dạng khác nhau tương ứng với từng đợt.
Mỗi một đợt xét tuyển, thí sinh chỉ được sử dụng phiếu báo điểm tương ứng. Do đó, chúng ta không lo thí sinh dùng giấy xét tuyển của đợt này để đăng ký xét tuyển đợt khác.
Cũng lưu ý, trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng của trường đó, nên cơ hội vào ĐH, CĐ của thí sinh sẽ tăng nên.
- Dự kiến cả nước sẽ có bao nhiêu cụm thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thưa ông?
Qua khảo sát, chúng tôi dự kiến có khoảng 34 - 35 cụm thi.
Việc hình thành cụm thi phải trên cơ sở năng lực của trường ĐH dự kiến chủ trì cụm thi; sức tải của địa phương. Để bảo đảm sự ổn định tại các cụm, về mặt quy tắc, các thí sinh sẽ dự thi ở các cụm thi được hoạch định từ trước.
Khi chúng tôi chính thức quyết định các cụm thi, sẽ rõ là các cụm thi ấy sẽ gồm thí sinh từ những tỉnh nào.
Vẫn sẽ có ngưỡng tối thiểu để xét tuyển vào ĐH, CĐ 2015 |
Các em hoàn toàn vẫn có cơ hội vì hiện nay các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo đề án riêng, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập ở phổ thông.
- Việc kỳ thi THPT quốc gia sử dụng thang điểm 20, nhưng tại Đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ vẫn tính theo thang điểm 10, sự chênh lệnh này có làm các trường gặp khó khăn không?
Điều này không có khó khăn, vướng mắc gì. Vì hiện nay, việc đánh giá trong các nhà trường vẫn theo thang điểm 10 nên tiêu chí đảm bảo chất lượng dựa trên thang ấy cũng rất tường minh.
Đối với các trường tuyển sinh riêng, nhà trường có thể có quy đổi ra thang điểm 20 cho phù hợp, tùy cách làm của từng trường.
- Dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay thay đổi mức điểm liệt là 2 điểm, mức điểm ưu tiên cũng nâng lên 8. Tại sao lại có sự thay đổi này, thưa ông?
Cũng chính vì chúng ta mở rộng thang điểm 20 nên liên quan đến quy định về điểm liệt.
Năm ngoái chúng ta quy định mỗi môn thi phải đạt trên 1 điểm mới được xét tốt nghiệp, thì năm nay, với thang điểm 20, chúng ta nhân đôi lên thành 2 điểm.
Tương tự, mức điểm ưu tiên năm ngoái tối đa là 4 điểm thì năm nhân đôi thành 8 điểm.
Phạm Thịnh (ghi)
Bình luận