(VTC News) – Các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng cần phải tạo ra sự công bằng trong bầu cử, tránh hiện tượng sử dụng vật chất để gây ảnh hưởng có lợi.
Ứng viên được tự giới thiệu
Chiều 23/9, ông Hà Minh Sơn, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra nhiều điểm mới trong dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ông Sơn cũng cho biết, dự thảo Luật bầu cử cụ thể hóa việc tuyên truyền, vận động bầu cử. Trong đó, dự thảo luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền vận động bầu cử, nguyên tắc thời gian vận động bầu cử, những hành vi bị cấm trong khi vận động bầu cử, phương thức tổ chức, hình thức tiến hành vận động bầu cử.
Dự thảo Luật xác định rõ hai hình thức vận động bầu cử: Vận động bầu cử thông qua Hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong quá trình soạn thảo có ý kiến đề nghị bổ sung thêm hình thức người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Ý kiến khác cho rằng, không nên quy định hình thức này bởi cách thức tổ chức bầu cử ở nước ta có đặc thù riêng, người ứng cử phần lớn do cơ quan, tổ chức giới thiệu, do vậy, những người này không có điều kiện tự mình vận động bầu cử so với những người tự ứng cử.
Ông Sơn cho biết, thực tiễn cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tình trạng người ứng cử sử dụng vật chất ủng hộ cho cá nhân hoặc địa phương nơi mình ứng cử, tạo sự không công bằng với ứng cử viên khác.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm sự công bằng, khách quan thì không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động bầu cử.
Về tuyên truyền, vận động bầu cử, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội tán thành cần quy định cụ thể hơn về việc tuyên truyền, vận động bầu cử để bảo đảm có sự thống nhất trong thực hiện, vừa có thể linh hoạt, tạo điều kiện cho người ứng cử sử dụng được một cách tốt nhất các cơ hội giới thiệu về bản thân, song vẫn cần chặt chẽ để bảo đảm tính công bằng, dân chủ, khách quan trong quá trình bầu cử.
Nhiều ý kiến nhất trí với quy định về hai hình thức vận động bầu cử là người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức và vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa dự liệu hết các khả năng có thể phát sinh trên thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý vấn đề tuyên truyền vận động như trong tờ trình nêu khiến bị hiểu nhầm là cấm vận động.
“Đừng viết kiểu phân biệt, không cho vận động. Cần phải quy định rõ các hình thức tuyên truyền vận động để người ứng cử làm theo, không làm khác đi”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội cũng lấy ví dụ ứng viên có thể được xuất hiện trên báo của tổ chức, địa phương trong 1-2 bài phỏng vấn. Điều này cũng cần được quy định cụ thể.
Đồng tình với quan điểm này, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng cần phải có hình thức cụ thể để đảm bảo sự công bằng trong việc tuyên truyền, vận động bầu cử. Điều này để tránh tình trạng những ứng viên của những đơn vị có sở hữu các cơ quan truyền thông được xuất hiện nhiều hơn các ứng viên khác.
Hồ sơ ứng cử không cần Phiếu lý lịch tư pháp
Về hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, dự thảo Luật đã bổ sung thêm vào hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2 loại giấy tờ là Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng qua thảo luận, ý kiến chung của các thành viên Ủy ban pháp luật không tán thành với việc bổ sung các giấy tờ này vì không cần thiết và không phù hợp.
Việc bổ sung giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp sẽ gây tốn kém về kinh phí, lãng phí thời gian, công sức của người ứng cử cũng như của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hoàn thiện các giấy tờ này.
Đồng tình với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không bổ sung giấy tờ như lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe để giảm bớt tốn kém không cần thiết.
Phạm Thịnh
Ứng viên được tự giới thiệu
Chiều 23/9, ông Hà Minh Sơn, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra nhiều điểm mới trong dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ông Sơn cũng cho biết, dự thảo Luật bầu cử cụ thể hóa việc tuyên truyền, vận động bầu cử. Trong đó, dự thảo luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền vận động bầu cử, nguyên tắc thời gian vận động bầu cử, những hành vi bị cấm trong khi vận động bầu cử, phương thức tổ chức, hình thức tiến hành vận động bầu cử.
Dự thảo Luật xác định rõ hai hình thức vận động bầu cử: Vận động bầu cử thông qua Hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng |
Trong quá trình soạn thảo có ý kiến đề nghị bổ sung thêm hình thức người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Ý kiến khác cho rằng, không nên quy định hình thức này bởi cách thức tổ chức bầu cử ở nước ta có đặc thù riêng, người ứng cử phần lớn do cơ quan, tổ chức giới thiệu, do vậy, những người này không có điều kiện tự mình vận động bầu cử so với những người tự ứng cử.
Ông Sơn cho biết, thực tiễn cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tình trạng người ứng cử sử dụng vật chất ủng hộ cho cá nhân hoặc địa phương nơi mình ứng cử, tạo sự không công bằng với ứng cử viên khác.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm sự công bằng, khách quan thì không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động bầu cử.
Về tuyên truyền, vận động bầu cử, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội tán thành cần quy định cụ thể hơn về việc tuyên truyền, vận động bầu cử để bảo đảm có sự thống nhất trong thực hiện, vừa có thể linh hoạt, tạo điều kiện cho người ứng cử sử dụng được một cách tốt nhất các cơ hội giới thiệu về bản thân, song vẫn cần chặt chẽ để bảo đảm tính công bằng, dân chủ, khách quan trong quá trình bầu cử.
Nhiều ý kiến nhất trí với quy định về hai hình thức vận động bầu cử là người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức và vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa dự liệu hết các khả năng có thể phát sinh trên thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý vấn đề tuyên truyền vận động như trong tờ trình nêu khiến bị hiểu nhầm là cấm vận động.
“Đừng viết kiểu phân biệt, không cho vận động. Cần phải quy định rõ các hình thức tuyên truyền vận động để người ứng cử làm theo, không làm khác đi”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội cũng lấy ví dụ ứng viên có thể được xuất hiện trên báo của tổ chức, địa phương trong 1-2 bài phỏng vấn. Điều này cũng cần được quy định cụ thể.
Đồng tình với quan điểm này, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng cần phải có hình thức cụ thể để đảm bảo sự công bằng trong việc tuyên truyền, vận động bầu cử. Điều này để tránh tình trạng những ứng viên của những đơn vị có sở hữu các cơ quan truyền thông được xuất hiện nhiều hơn các ứng viên khác.
Hồ sơ ứng cử không cần Phiếu lý lịch tư pháp
Về hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, dự thảo Luật đã bổ sung thêm vào hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2 loại giấy tờ là Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng qua thảo luận, ý kiến chung của các thành viên Ủy ban pháp luật không tán thành với việc bổ sung các giấy tờ này vì không cần thiết và không phù hợp.
Việc bổ sung giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp sẽ gây tốn kém về kinh phí, lãng phí thời gian, công sức của người ứng cử cũng như của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hoàn thiện các giấy tờ này.
Đồng tình với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không bổ sung giấy tờ như lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe để giảm bớt tốn kém không cần thiết.
Phạm Thịnh
Bình luận