"Nàng" là thạc sĩ kinh tế với với công việc ổn định tại một ngân hàng ở Hà Nội. "Chàng" là người khiếm thi với nhiều tài lẻ, giỏi công nghệ. Tình yêu như duyên trời đã giúp họ vượt qua mọi trở ngại.
Gặp nhau từ buổi thử giọng
"Nàng" là thạc sĩ Hoàng Thị Nguyệt Ánh với giọng nói nhỏ nhẹ, đang làm việc ở một ngân hàng lớn tại Hà Nộị. "Chàng" là “hiệp sĩ công nghệ thông tin” Khúc Hải Vân đồng sáng lập Trung tâm tin học tia sáng để giảng dạy miễn phí cho các học viên có cùng hoàn cảnh.
Hơn 1 năm sau ngày cưới nhưng anh vẫn còn nguyên cái cảm giác lâng lâng “như thể vừa trải qua một giấc mơ vậy”.
Anh tâm sự "đã từng yêu và đau khổ nhiều vì tình yêu. Nhưng những lần ấy là với những người khiếm khuyết như anh. Lần này thì khác. Chị còn rất thông minh, có học thức và việc làm ổn định."
“Hồi đó Ánh đến thử giọng cho dự án “Tâm hồn Việt Nam”. Lần đầu tiên nghe giọng Ánh tôi cảm thấy có điều gì đó thật đặc biệt từ con người này. Giọng Ánh nhẹ và rất dịu dàng” – Anh nhớ lại
Sau lần gặp ấy hai người thường xuyên liên lạc qua điện thoại để trao đổi công việc. Từ những cuộc gọi ngắn ngủi về công việc rồi họ thân quen và chuyện cứ dài mãi.
Chị kể anh nghe những buồn vui cuộc sống. Anh chuyển cho chị đam mê và ước mơ cháy bỏng của mình. Để rồi một ngày cả hai nhận ra mình cần gặp gỡ, hò hẹn.
Ban đầu họ chọn một điểm hẹn nào đó rồi Vân sẽ bắt xe bus đến còn Ánh sẽ đi xe máy. Nhưng sau đó thì Ánh lại là người chủ động đưa đón Vân trong các cuộc hẹn hò.
Mình cưới nhau anh nhé!
Một người thường và một người khuyết tật đến với nhau. Dù không nói nhưng anh chị đều hiểu những khó khăn, thậm chí phản đối kịch liệt của hai gia đình.
Bố Ánh giận dữ mắng con: “Bố không đời nào gả con gái mình cho một đứa không nhìn thấy gì hết”. Gia đình anh lại hồ nghi biết đâu chị chỉ yêu anh vì anh người Hà Nội lại có nhà cửa đàng hoàng.
Vân đã từng khóc trong nước mắt khuyên Ánh “ta chấm dứt chuyện tình cảm”. Chị trong những đêm không ngủ đã có lúc buông xuôi. Họ xa cách. Và rồi nhớ nhung cồn cào.
Thật lạ là trong thời gian chia tay ấy, cả hai cùng tìm đọc một cuốn sách “Ta là ai” của tác giả Duy Tuệ. Trang cuối cùng của cuốn sách gấp lại cũng là lúc cả hai cùng xác định được: mình là ai và mình cần phải làm gì? Sau khi đọc xong cuốn sách ấy cả hai đều thấy lòng thật thanh thản.
Hôm đó, Ánh hẹn gặp Vân lúc 5h30 tại khu tập thể nơi Ánh thuê trọ. Nhưng khi Ánh rảo bước ra chỗ hẹn vẫn chưa thấy Vân đến nên đi dạo một vòng. 6h30 bóng người vẫn không thấy. Lòng hậm hực, chị quyết định quay về chỗ hẹn thì thấy anh đã ở đó tự bao giờ...
Vân nhẹ nhàng bảo với Ánh rằng: “Anh trễ hẹn 5 phút và đã ngồi đây đợi em một giờ đồng hồ. Điện thoại của em không hiểu sao anh không thể liên lạc được”.
Chị thấy sống mũi cay cay, nước mắt cứ tự nhiên rơi nhẹ.... Ngay giây phút ấy, chị thầm thì vào tai anh: “Mình cưới nhau anh nhé!”.
Tình yêu vượt sóng gió
Một ngày sau hôm ấy chị gọi điện thông báo với bố mẹ hai người sẽ lấy nhau. Mẹ chị ngỡ tưởng chuyện đã kết thúc nên khi nghe tin bà thực sự sốc.
“Nhưng khi mẹ đọc được những bài báo viết về anh và một lần tình cờ mẹ nghe chính người bạn của mình nói tốt về anh và gia đình anh - mẹ đã dần thay đổi” – chị tâm sự.
Chị xúc động nhớ lại: “Cũng chính mẹ là người đã thuyết phục những thành viên còn lại trong gia đình tán đồng cho đám cưới của chúng mình”.
Nhưng bố chị vẫn cương quyết. Ông đồng ý nhưng bảo nhất định không được đón dâu ở quê. Như vậy chẳng khác nào một sự nhạo báng đối với ông trước láng giềng, hàng xóm.
Con ông tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương, được đi du học và làm thạc sĩ, cuộc đời bao tươi đẹp “đường quang chẳng đi lại chui vào bụi rậm” nên ông buồn nhiều lắm.
Ánh lắng nghe bố và chấp nhận làm đám cưới trên Hà Nội vì người yêu thương.
Ở anh và chị, tôi thấy được những góc nhìn đồng cảm về cuộc sống. Hào nhoáng bên ngoài rồi cũng qua đi. Cuộc đời rồi chỉ còn lại tình yêu thương mãi mãi. Nói như Khúc Hải Vân: “Hãy thổi những linh hồn mới vào những ước mơ đã cũ sẽ khiến cuộc sống của chúng ta luôn thấy hạnh phúc và đáng sống”.
Gặp nhau từ buổi thử giọng
"Nàng" là thạc sĩ Hoàng Thị Nguyệt Ánh với giọng nói nhỏ nhẹ, đang làm việc ở một ngân hàng lớn tại Hà Nộị. "Chàng" là “hiệp sĩ công nghệ thông tin” Khúc Hải Vân đồng sáng lập Trung tâm tin học tia sáng để giảng dạy miễn phí cho các học viên có cùng hoàn cảnh.
Hơn 1 năm sau ngày cưới nhưng anh vẫn còn nguyên cái cảm giác lâng lâng “như thể vừa trải qua một giấc mơ vậy”.
Anh tâm sự "đã từng yêu và đau khổ nhiều vì tình yêu. Nhưng những lần ấy là với những người khiếm khuyết như anh. Lần này thì khác. Chị còn rất thông minh, có học thức và việc làm ổn định."
Vợ chồng Hải Vân – Ánh Nguyệt hạnh phúc bên nhau. |
Sau lần gặp ấy hai người thường xuyên liên lạc qua điện thoại để trao đổi công việc. Từ những cuộc gọi ngắn ngủi về công việc rồi họ thân quen và chuyện cứ dài mãi.
Chị kể anh nghe những buồn vui cuộc sống. Anh chuyển cho chị đam mê và ước mơ cháy bỏng của mình. Để rồi một ngày cả hai nhận ra mình cần gặp gỡ, hò hẹn.
Ban đầu họ chọn một điểm hẹn nào đó rồi Vân sẽ bắt xe bus đến còn Ánh sẽ đi xe máy. Nhưng sau đó thì Ánh lại là người chủ động đưa đón Vân trong các cuộc hẹn hò.
Mình cưới nhau anh nhé!
Một người thường và một người khuyết tật đến với nhau. Dù không nói nhưng anh chị đều hiểu những khó khăn, thậm chí phản đối kịch liệt của hai gia đình.
Bố Ánh giận dữ mắng con: “Bố không đời nào gả con gái mình cho một đứa không nhìn thấy gì hết”. Gia đình anh lại hồ nghi biết đâu chị chỉ yêu anh vì anh người Hà Nội lại có nhà cửa đàng hoàng.
Vân đã từng khóc trong nước mắt khuyên Ánh “ta chấm dứt chuyện tình cảm”. Chị trong những đêm không ngủ đã có lúc buông xuôi. Họ xa cách. Và rồi nhớ nhung cồn cào.
Thật lạ là trong thời gian chia tay ấy, cả hai cùng tìm đọc một cuốn sách “Ta là ai” của tác giả Duy Tuệ. Trang cuối cùng của cuốn sách gấp lại cũng là lúc cả hai cùng xác định được: mình là ai và mình cần phải làm gì? Sau khi đọc xong cuốn sách ấy cả hai đều thấy lòng thật thanh thản.
Vượt qua khó khăn, trở ngại Nguyệt Ánh và Hải Vân nguyện cùng nhau vun đắp cho hạnh phúc lứa đôi mãi bền chặt. |
Vân nhẹ nhàng bảo với Ánh rằng: “Anh trễ hẹn 5 phút và đã ngồi đây đợi em một giờ đồng hồ. Điện thoại của em không hiểu sao anh không thể liên lạc được”.
Chị thấy sống mũi cay cay, nước mắt cứ tự nhiên rơi nhẹ.... Ngay giây phút ấy, chị thầm thì vào tai anh: “Mình cưới nhau anh nhé!”.
Tình yêu vượt sóng gió
Một ngày sau hôm ấy chị gọi điện thông báo với bố mẹ hai người sẽ lấy nhau. Mẹ chị ngỡ tưởng chuyện đã kết thúc nên khi nghe tin bà thực sự sốc.
“Nhưng khi mẹ đọc được những bài báo viết về anh và một lần tình cờ mẹ nghe chính người bạn của mình nói tốt về anh và gia đình anh - mẹ đã dần thay đổi” – chị tâm sự.
Chị xúc động nhớ lại: “Cũng chính mẹ là người đã thuyết phục những thành viên còn lại trong gia đình tán đồng cho đám cưới của chúng mình”.
Nhưng bố chị vẫn cương quyết. Ông đồng ý nhưng bảo nhất định không được đón dâu ở quê. Như vậy chẳng khác nào một sự nhạo báng đối với ông trước láng giềng, hàng xóm.
Con ông tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương, được đi du học và làm thạc sĩ, cuộc đời bao tươi đẹp “đường quang chẳng đi lại chui vào bụi rậm” nên ông buồn nhiều lắm.
Ánh lắng nghe bố và chấp nhận làm đám cưới trên Hà Nội vì người yêu thương.
Ở anh và chị, tôi thấy được những góc nhìn đồng cảm về cuộc sống. Hào nhoáng bên ngoài rồi cũng qua đi. Cuộc đời rồi chỉ còn lại tình yêu thương mãi mãi. Nói như Khúc Hải Vân: “Hãy thổi những linh hồn mới vào những ước mơ đã cũ sẽ khiến cuộc sống của chúng ta luôn thấy hạnh phúc và đáng sống”.
Theo Vietnamnet
Bình luận