Trong quá trình tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), với những đơn vị trực thuộc quá yếu kếm, Bộ và Tập đoàn có thể xem xét cho phá sản hoặc giải thể.
Chia sẻ tại buổi công bố kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Tái cơ cấu VNPT chiều 8/4 tại HN, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết việc giải thể hoặc cho phá sản này là để tránh lãng phí, phân tán nguồn lực doanh nghiệp, bởi nguồn lực của VNPT lúc này rất cần được tập trung cho mạng VinaPhone.
Mục tiêu cuối là để củng cố và tăng cường khả năng cạnh tranh cho mạng này, đảm bảo VinaPhone có thể cùng với MobiFone và Viettel tạo thành thế chân vạc tương xứng cho thị trường viễn thông
Trước đó, hôm 31/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc tách MobiFone ra khỏi Tập đoàn VNPT, theo hướng "điều chuyển nguyên trạng doanh nghiệp" về Bộ TT&TT quản lý. Quyết định này cũng nhấn mạnh việc chỉ có một mình MobiFone ra riêng, "không kèm theo một đơn vị nào hết" dù trong Đề án mà VNPT trình lên mong muốn "đính kèm" 62 đơn vị - trong đó có nhiều đơn vị đang thua lỗ - cùng MobiFone.
Điều này có nghĩa là toàn bộ số đơn vị ở lại này sẽ phải chịu tái cơ cấu cùng với Tập đoàn và phương án xử lý những đơn vị quá yếu, khiến Tập đoàn "nặng gánh" là thực sự cần thiết.
Bên cạnh việc theo dõi VNPT triển khai tái cơ cấu thì một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Bộ TT&TT trong thời gian tới là phải sớm xây dựng phương án cổ phần hóa MobiFone, đơn vị chiếm tới 48% tổng doanh thu và 76% tổng lợi nhuận của cả VNPT, "trong đó làm rõ và kiến nghị việc sử dụng số tiền thu được từ cổ phần hóa" với Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo.
Bình luận về Đề án Tái cơ cấu VNPT mà Bộ đã hoàn thiện và trình lên Thủ tướng, Bộ trưởng Son một lần nữa nhấn mạnh rằng quá trình xây dựng đề án hoàn toàn công khai, minh bạch, thận trọng và có trách nhiệm cao, "để làm sao có được phương án tối ưu nhất: vẫn giữ được hai thương hiệu quốc gia là MobiFone và VinaPhone và vẫn đảm bảo cho cả hai thương hiệu này tiếp tục phát triển sau khi tái cơ cấu".
Theo Vietnamnet
Chia sẻ tại buổi công bố kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Tái cơ cấu VNPT chiều 8/4 tại HN, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết việc giải thể hoặc cho phá sản này là để tránh lãng phí, phân tán nguồn lực doanh nghiệp, bởi nguồn lực của VNPT lúc này rất cần được tập trung cho mạng VinaPhone.
Mục tiêu cuối là để củng cố và tăng cường khả năng cạnh tranh cho mạng này, đảm bảo VinaPhone có thể cùng với MobiFone và Viettel tạo thành thế chân vạc tương xứng cho thị trường viễn thông
Trước đó, hôm 31/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc tách MobiFone ra khỏi Tập đoàn VNPT, theo hướng "điều chuyển nguyên trạng doanh nghiệp" về Bộ TT&TT quản lý. Quyết định này cũng nhấn mạnh việc chỉ có một mình MobiFone ra riêng, "không kèm theo một đơn vị nào hết" dù trong Đề án mà VNPT trình lên mong muốn "đính kèm" 62 đơn vị - trong đó có nhiều đơn vị đang thua lỗ - cùng MobiFone.
Điều này có nghĩa là toàn bộ số đơn vị ở lại này sẽ phải chịu tái cơ cấu cùng với Tập đoàn và phương án xử lý những đơn vị quá yếu, khiến Tập đoàn "nặng gánh" là thực sự cần thiết.
Bên cạnh việc theo dõi VNPT triển khai tái cơ cấu thì một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Bộ TT&TT trong thời gian tới là phải sớm xây dựng phương án cổ phần hóa MobiFone, đơn vị chiếm tới 48% tổng doanh thu và 76% tổng lợi nhuận của cả VNPT, "trong đó làm rõ và kiến nghị việc sử dụng số tiền thu được từ cổ phần hóa" với Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo.
Bình luận về Đề án Tái cơ cấu VNPT mà Bộ đã hoàn thiện và trình lên Thủ tướng, Bộ trưởng Son một lần nữa nhấn mạnh rằng quá trình xây dựng đề án hoàn toàn công khai, minh bạch, thận trọng và có trách nhiệm cao, "để làm sao có được phương án tối ưu nhất: vẫn giữ được hai thương hiệu quốc gia là MobiFone và VinaPhone và vẫn đảm bảo cho cả hai thương hiệu này tiếp tục phát triển sau khi tái cơ cấu".
Theo Vietnamnet
Bình luận