Theo đó, tổng giá trị niêm yết của cổ phiếu VNA bị hủy theo mệnh giá là 200 tỷ đồng.
Trong thông báo ngày 24/3, HoSE cho hay, lý do cổ phiếu VNA bị huỷ niêm yết là bởi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2016 của công ty âm 205,5 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp là 200 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.
Kết quả kinh doanh cho thấy, hầu hết các năm từ năm 2012 đến nay VNA đều ghi nhận lỗ.
Năm gần nhất, 2016, do cạnh tranh kinh doanh đội tàu cả trong và ngoài nước tăng cao cùng giá nhiên liệu tăng và hiệu suất giảm đã khiến Vinaship lỗ 99 tỷ đồng.
Theo đó, doanh thu cả năm đạt 532 tỷ đồng, giảm 23% so với năm trước và cũng chỉ thực hiện 82% kế hoạch. Tổng tài sản thời điểm cuối năm giảm 10% so với đầu năm, chỉ 948 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ đã chiếm đến 92% với 871 tỷ đồng. Phần lớn khoản nợ là vay và nợ thuê tài chính dài hạn và ngắn hạn.
VNA hiện lỗ luỹ kế hơn 205 tỷ đồng.
Cùng ngành với VNA, Vận tải biển Việt Nam (VOS) cũng là đơn vị thua lỗ triền miên.
Năm 2016, VOS báo cáo mức thua lỗ hơn 359 tỷ đồng, đóng góp gần một nửa vào mức lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2016 (âm hơn 800 tỷ đồng).
Trước đó, hàng loạt tên tuổi trong ngành vận tải đường thủy như VST, NOS, VSP, SSG… phải khăn gói rời sàn do thua lỗ triền miên.
Video: Hai tàu biển đối đầu, một thuyền viên mất tích
Bình luận