Nhóm doanh nghiệp niêm yết ngành than hiện nay gồm các công ty cổ phần: Than Hà Lầm – Vinacomin (mã HLC), Than Vàng Danh – Vinaconmin (mã TVD), Than Hà Tu – Vinacomin (mã THT), Than Đèo Nai – Vinacomin (mã TDN), Than Mông Dương – Vinacomin (mã MDC), Than Cao Sơn – Vinacomin (TCS), Than Cọc Sáu – Vinacomin (mã TC6), Than Núi Béo – Vinacomin (NBC), Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (mã CLM) và Kinh doanh Than Miền Bắc – Vinacomin (mã TMB).
Điểm chung của nhóm doanh nghiệp này là đều niêm yết trên HNX, cổ đông nhà nước TKV sở hữu trên 50% vốn, giao dịch tại mức giá thấp và thanh khoản không cao.

Doanh nghiệp niêm yết ngành than đang tăng trưởng tốt về cả doanh thu, lợi nhuận nhưng cổ phiếu vẫn chưa hấp dẫn nhà đầu tư.
Chốt ngày giao dịch 13/6, mã THT dừng mức 7.000 đồng/CP, trong khi mã TDN 5.500 đồng/CP, mã TVD 5.400 đồng/CP, mã MDC 8.400 đồng/CP, mã TCS 7.300 đồng/CP, mã CLM 13.100 đồng/CP, mã HLC 7.000 đồng/CP, mã TMB 9.100 đồng/CP, mã NBC 6.200 đồng/CP, và mã TC6 4.900 đồng/CP.
Các cổ phiếu cũng giao dịch mức rất thấp, THT 5.450 cổ phiếu, TDN 7.000 cổ phiếu, TVD 500 cổ phiếu, TCS 2.300 cổ phiếu, NBC 29.000 cổ phiếu, TC6 4.100 cổ phiếu. Thậm chí các mã MDC, CLM, HLC, TMB không cổ phiếu nào được giao dịch.
Trái với diễn biến èo uột của thị trường, năm 2018, nhóm doanh nghiệp than niêm yết này đạt kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt, tăng trưởng mạnh so cùng kỳ, doanh thu hầu hết tăng trên 15%.
Cụ thể, doanh thu thuần Than Hà Tu tăng 36,7% lên 2.820 tỷ đồng, Than Đèo Nai tăng 30,7% đạt 2.935 tỷ đồng, Than Vàng Danh tăng 46,3% đạt 4.267 tỷ đồng, Than Mông Dương tăng 35,5% đạt 1.957 tỷ đồng, Than Cao Sơn tăng 17,5% đạt 4.600 tỷ đồng…
Không chỉ tăng doanh thu, nhiều doanh nghiệp tiến bộ thần tốc về lợi nhuận sau thuế. Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2018, lãi ròng của THT đạt 80,5 tỷ đồng, tăng 179% so cùng kỳ; TDN đặt 63,3 tỷ đồng, tăng 166,0%; TVD đạt 64,1 tỷ đồng, tăng 113%, MDC đạt 22,8 tỷ đồng, tăng 101%...
Theo Vietstock, trong năm vừa qua (tính đến 7/3/2019), thị giá cổ phiếu các doanh nghiệp này tăng trưởng cũng mạnh, thậm chí nhiều mã như THT, MDC, TCS tăng tới 50% - 62,5%.
Năm 2019, các doanh nghiệp than đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận khá cao. Nhiều nhà đầu tư hy vọng, giá cổ phiếu nhóm này tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 10.000 đồng/CP.
Bình luận (37)
Tôi nhận xét là tăng lương tốt nhưng không làm tăng chất lượng giáo dục và giảm tình trạng ép người học đi học thêm. Tôi thấy cấm được hút thuốc nơi công cộng...người dân bình thường mà còn làm được huống chi là tri thức, là người nêu gương. Dạy thêm không đảm bảo sức khoẻ hs từ cấp 1- cấp 3. Về bàn ghế, ánh sáng, kiệt sức của hs. Dạy thêm là gv làm giàu nên luôn tìm cách đối phó. Phụ huynh đa phần không muốn con bị thua bạn. Nên chia lớp giảm số lượng hs thì chất lượng cao không dạy thêm, gv thiếu thì thừa giờ( đó là cách tăng thu nhập ). Nhà trường quản lý, tốt hơn sự tự phát của gv bên ngoài. Tôi mong thay đổi sớm.
Sao đại biểu không làm rõ học sinh có tới 80% phải đi học thêm thì chất lượng giáo dục có phải là kém không? Hay là do bớt thời gian, bớt nội dung dạy qua loa để ép đi học thêm.
Chỉ tiêu về chất lượng ngành giáo dục đưa ra là thế nào? HS đạt tỷ lệ khá giỏi là bao nhiêu. Có buộc học sinh đi học thêm 80% hay không?
Có nâng vẫn cứ dạy thêm
Dạy thêm quá nhiều khiến các con mệt mỏi. Không theo không được. Ngày hocn 3-4 ca ai chịu được, không học thì kém các bạn mà theo thì quá mệt mỏi. Đề nghị ban hành luật cấm luôn như quy định của pháp luật để cấm vấn nạn này. Lòng tham con người vô đáy.
Nâng lương thì cũng sẽ dạy thêm bình thường. Vì lợi nhuận của việc dạy thêm quá khủng.
Có phải thầy cô nào cũng dạy thêm đâu, các thầy cô dạy môn phụ có dạy ko tiền cũng chẳng học sinh nào học thêm. Vậy cứ nói dạy thêm tăng thu nhập thì những thầy cô dạy môn phụ thu nhập thêm cái gì, họ chỉ có cách tiêu hạn chế ăn tiết kiệm, ít giao lưu thôi.
Nâng lương mà chương trình hàn lâm, khó hiểu thì hs vẫn cứ đi học thêm để hiểu bài ...để khỏi bị gọi là " ngu" ....để đối phó với con điểm và bịnh THÀNH TÍCH. Không tin....cứ thử xem 😁