Họ đều đi vào lòng công chúng với những vai diễn mang hình ảnh người nông dân hiền lành, chân chất của làng quê Việt Nam.
NSND Trịnh Thịnh: Lão nông xuất thân từ phố thị
Là một nhân viên ngân hàng, hầu như không được đào tạo bài bản về diễn xuất, thế nhưng NSND Trịnh Thịnh dường như sinh ra để dành cho nghiệp diễn.
Trong gia tài ông để lại, nổi bật nhất là những vai diễn nông dân, hoặc các nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê Việt Nam.
Đó là hình ảnh một lão thuyền chài cả đời u uất, rồi kết liễu bằng cái chết (Lời nguyền một dòng sông), một ông nội thằng Bờm ngây ngô, hài hước khiến khán giả cười ra nước mắt (Thằng Bờm), hay ông Củng - người có đến 8 đứa con trai và luôn mong chờ vợ đẻ con gái (trong Vợ chồng anh Lực).
Nói về lý do chọn những vai diễn nông dân, cố diễn viên từng chia sẻ: 'Trong thâm tâm tôi, hình ảnh người nông dân bao giờ cũng đẹp, cũng trong sáng, chân tình'.
Ông luôn cố gắng tái hiện đúng cái hồn của nhân vật bởi 'nghề diễn viên không phải nghề bắt chước, không phải nghề diễn cho đúng với nhân vật mà phải hóa thân vào nhân vật bằng cả tâm hồn, tình cảm chân thực nhất của mình. Không được giả dối với cả chính nhân vật mình đang đóng. Theo tôi, đó là bản lĩnh đầu tiên cần có ở một người diễn viên'.
NSƯT Văn Hiệp: Ông trưởng thôn vui tính
Tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu Điện ảnh, cố nghệ sỹ Văn Hiệp được biết tới bởi một loạt vai diễn trong các bộ phim, chương trình truyền hình, tác phẩm kịch nói…
Với nụ cười hồn hậu, đôi mắt biết cười, ông thường được các đạo diễn 'đóng khung' trong những vai nông dân chất phác, tốt bụng và hài hước.
Vai diễn đánh dấu sự khởi nguồn với hài kịch của Văn Hiệp chính là Ốc trong vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến của đạo diễn Dương Ngọc Đức.
Sau đó, series kịch bản về 'Trưởng thôn Văn Hiệp' cùng hai danh hài Quang Tèo và Giang Còi đã khiến ông trở thành người nghệ sỹ sống mãi trong lòng khán giả.
Nghệ sỹ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002. Đến tháng 4/2013, ông tìm đến cõi vĩnh hằng sau những tháng ngày sống trong cô đơn và bệnh tật. Ông được nhận danh hiệu NSƯT sau khi đã qua đời, với lá đơn đề nghị từ những nghệ sỹ luôn kính trọng và yêu mến ông.
>> ĐỌC TIẾP... NSND Trịnh Thịnh: Lão nông xuất thân từ phố thị
Là một nhân viên ngân hàng, hầu như không được đào tạo bài bản về diễn xuất, thế nhưng NSND Trịnh Thịnh dường như sinh ra để dành cho nghiệp diễn.
Trong gia tài ông để lại, nổi bật nhất là những vai diễn nông dân, hoặc các nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê Việt Nam.
Cố NSND Trịnh Thịnh vai ông nội thằng Bờm. |
NSND Trịnh Thịnh trong phim Chị Dậu
Nói về lý do chọn những vai diễn nông dân, cố diễn viên từng chia sẻ: 'Trong thâm tâm tôi, hình ảnh người nông dân bao giờ cũng đẹp, cũng trong sáng, chân tình'.
Ông luôn cố gắng tái hiện đúng cái hồn của nhân vật bởi 'nghề diễn viên không phải nghề bắt chước, không phải nghề diễn cho đúng với nhân vật mà phải hóa thân vào nhân vật bằng cả tâm hồn, tình cảm chân thực nhất của mình. Không được giả dối với cả chính nhân vật mình đang đóng. Theo tôi, đó là bản lĩnh đầu tiên cần có ở một người diễn viên'.
NSND Trịnh Thịnh trong phim Lời nguyền của dòng sông
NSƯT Văn Hiệp: Ông trưởng thôn vui tính
Tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu Điện ảnh, cố nghệ sỹ Văn Hiệp được biết tới bởi một loạt vai diễn trong các bộ phim, chương trình truyền hình, tác phẩm kịch nói…
Cố nghệ sỹ Văn Hiệp với hình ảnh bác trưởng thôn hài hước. |
Vai diễn đánh dấu sự khởi nguồn với hài kịch của Văn Hiệp chính là Ốc trong vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến của đạo diễn Dương Ngọc Đức.
Sau đó, series kịch bản về 'Trưởng thôn Văn Hiệp' cùng hai danh hài Quang Tèo và Giang Còi đã khiến ông trở thành người nghệ sỹ sống mãi trong lòng khán giả.
Nghệ sỹ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002. Đến tháng 4/2013, ông tìm đến cõi vĩnh hằng sau những tháng ngày sống trong cô đơn và bệnh tật. Ông được nhận danh hiệu NSƯT sau khi đã qua đời, với lá đơn đề nghị từ những nghệ sỹ luôn kính trọng và yêu mến ông.
Bình luận