• Zalo

Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Sáu, 30/12/2022 11:15:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ là một trong những nội dung được thảo luận tại hội nghị “Vietnam IPO Spac Summit” tổ chức vừa qua.

Ước mơ của doanh nghiệp Việt

Ngày 17/12, Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phối hợp VBS Capital và HWO Global, Cộng đồng đào tạo và đầu tư DBD Việt Nam, Cộng đồng Ebisu tổ chức Hội nghị Vietnam IPO Spac Summit. Hội nghị cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam cái nhìn toàn diện về các bước tiến hành và phương pháp niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ - 1

Ông Đỗ Năng Hiếu - CEO VBS Capital phát biểu tại hội nghị.

Thực tế cho thấy, hướng IPO được xem là ước mơ của mọi startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh dấu bước ngoặt mới trong phát triển doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp ở Việt Nam phải mất tới hơn chục năm để IPO (FPT mất 18 năm, Yeah1 mất 12 năm), thì giờ đây, những đơn vị như Hybrid Technologies chỉ mất 5 năm, hay Vinfast chỉ mất 4 năm để tiến tới con đường này.

Ông Marcus Leng - hiện đang là founder và nhà đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp và quỹ ở Malaysia, Singapore, Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới chia sẻ, để xây dựng và phát triển IPO, doanh nghiệp cần phải có tham vọng, lộ trình, kế hoạch và chiến lược. Trong đó, cần kế hoạch nhìn xa trông rộng, định vị thương hiệu và biết được giá trị của bản thân.

Ông Marcus Leng đồng thời chia sẻ cái nhìn tổng quan về IPO; lý giải vì sao doanh nghiệp cần IPO. Bên cạnh đó cũng phân tích những thế mạnh của một doanh nghiệp IPO thành công; những đích đến - xu hướng trên thế giới của IPO. Đặc biệt, ông Marcus Leng còn chỉ ra 3 chiến lược IPO tại Mỹ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam và những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường Mỹ.

Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ - 2

Ông Paul Chong ký kết đồng hành cố vấn cùng VBS Capital.

Thông tin về IPO, ông Đỗ Năng Hiếu - CEO VBS Capital cho biết, trong nửa đầu năm 2022, chỉ có 6 đợt IPO thành công với tổng giá trị 65,05 triệu USD tại Việt Nam. Trong khi đó trên thế giới đặc biệt là tại thị trường Mỹ, vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam.

VBS Capital mong muốn đồng hành giúp đỡ những doanh nghiệp, startup có mục tiêu niêm yết của Việt Nam có phương pháp gọi vốn thành công, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị doanh nghiệp. VBS Capital cũng sẽ đánh dấu sự lan tỏa “làn sóng IPO” hiệu quả nhất giúp đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp Việt, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế” - ông Đỗ Năng Hiếu nhấn mạnh.

Đúng chỗ và đúng thời điểm

Các chuyện gia cho rằng, điều quan trọng để thành công chính là “đúng chỗ và đúng thời điểm”. Ông Paul Chong - đối tác liên doanh Tập đoàn ARC Group khẳng định, SPAC (công ty mua lại mục đích đặc biệt, hay còn gọi là các công ty rỗng, không có hoạt động thương mại) có nhiều lợi thế, mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển; là cơ hội để doanh nghiệp vươn ra thế giới, trở nên lớn mạnh và tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ thị trường vốn hóa tại Mỹ.

Cũng theo ông Paul Chong, để startup và các doanh nghiệp đang phát triển mạnh tại thị trường châu Á được niêm yết và gọi vốn từ thị trường Mỹ thông qua cơ chế SPAC, với mục đích hợp nhất hoặc mua lại startup, doanh nghiệp và đưa startup, doanh nghiệp lên sàn, giúp con đường IPO của startup, doanh nghiệp nhanh hơn.

Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ - 3

Ký kết hợp tác đồng hành giữa bà Đỗ Hương Ly - Quyền Chủ tịch Điều hành Tổ chức kinh tế HWO và ông Marcus Leng - PCT VBS Capital.

Khi các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia SPAC sẽ có được các lợi thế: dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư để phát triển; được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, định vị thương thiệu để IPO tại Mỹ…

Ông Paul Chong nhấn mạnh: “Sự chuẩn mực trong sản phẩm, hàng hóa; tuân thủ pháp luật của nước sở tại là tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp Việt dễ dàng niêm yết bằng SPAC”.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp phát triển vững mạnh sau khi De-SPAC, ông Paul Chong cũng lưu ý việc tuân thủ các đạo luật nước sở tại: “Tại Mỹ, các quy chế quản trị công ty như Đạo luật Sarbanes Oxley có những điều kiện rất ngặt nghèo đối với các công ty niêm yết trên thị trường này, đặc biệt về cấu trúc quản trị công ty, kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính cũng sẽ phải được lập và công bố theo các chuẩn mực quốc tế”.

Để tiếp cận thị trường quốc tế, thuận lợi IPO và trở thành “Unicorn” trên thế giới thông qua cơ chế SPAC, ông Marcus Leng cũng gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam nên thiết kế lộ trình “từ điểm đến ngược về điểm xuất phát” nhằm tạo thành cơ chế hoạt động vòng tròn “khép kín”.

Với lộ trình này, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, thương hiệu và chủ động xử lý các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Tức là sẽ mua lại đơn vị cung ứng nguyên liệu rồi chế biến và phân phối… nhằm tạo giá trị cao hơn cho sản phẩm đầu ra bằng quy trình giám sát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Mỹ”, ông Marcus Leng chia sẻ.

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn