Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thông tin như trên tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí được Bộ TT&TT tổ chức sáng nay (12/11).
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Son cho biết Luật Báo chí 1989 và Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 đã tạo hành lang pháp lý cần thiết để thực hiện hoạt động báo chí và quản lý báo chí, qua đó thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí.
Báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng ấn phẩm, loại hình và chất lượng thông tin. Đến nay, cả nước có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm báo chí in; có 67 đài PTTH trung ương và địa phương; có 92 cơ quan báo chí điện tử, 207 giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
Sự phát triển nhanh chóng của báo chí đã góp phần quan trọng trong thành quả chung của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, theo ông Son, hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí cũng còn những hạn chế, bất cập như: chất lượng chưa tương xứng, chồng chéo về tôn chỉ, mục đích, nội dung; có xu hướng “thương mại hoá” trong hoạt động báo chí; có hiện tượng tư nhân chi phối báo chí và điều này đã làm giảm chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, nghiệp vụ của báo chí.
Lãnh đạo một số cơ quan báo chí buông lỏng công tác quản lý, quy trình biên tập, duyệt bài chưa được coi trọng, thông tin sai nhiều nhưng không cải chính, vi phạm đạo đức người làm báo, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, thậm chí vi phạm pháp luật.
Về yêu cầu sửa đổi luật, Bộ trưởng Son cho rằng việc xây dựng Luật Báo chí thời gian tới cần bám sát điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… quyền này do pháp luật quy định.”
Theo đó, Bộ TT&TT đề nghị làm rõ những vấn đề, quy định còn bất cập của Luật Báo chí hiện hành, liên quan đến mối quan hệ giữa các nhóm chủ thể, từ góc độ quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể. Chẳng hạn nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về báo chí với các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo ch; nhóm cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và công dân…
Hội nghị sẽ làm việc cả ngày 12/11.
Theo PLO
Báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng ấn phẩm, loại hình và chất lượng thông tin. Đến nay, cả nước có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm báo chí in; có 67 đài PTTH trung ương và địa phương; có 92 cơ quan báo chí điện tử, 207 giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
Hội nghị diễn ra trong ngày 12/11 |
Sự phát triển nhanh chóng của báo chí đã góp phần quan trọng trong thành quả chung của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, theo ông Son, hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí cũng còn những hạn chế, bất cập như: chất lượng chưa tương xứng, chồng chéo về tôn chỉ, mục đích, nội dung; có xu hướng “thương mại hoá” trong hoạt động báo chí; có hiện tượng tư nhân chi phối báo chí và điều này đã làm giảm chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, nghiệp vụ của báo chí.
Lãnh đạo một số cơ quan báo chí buông lỏng công tác quản lý, quy trình biên tập, duyệt bài chưa được coi trọng, thông tin sai nhiều nhưng không cải chính, vi phạm đạo đức người làm báo, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, thậm chí vi phạm pháp luật.
Về yêu cầu sửa đổi luật, Bộ trưởng Son cho rằng việc xây dựng Luật Báo chí thời gian tới cần bám sát điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… quyền này do pháp luật quy định.”
Theo đó, Bộ TT&TT đề nghị làm rõ những vấn đề, quy định còn bất cập của Luật Báo chí hiện hành, liên quan đến mối quan hệ giữa các nhóm chủ thể, từ góc độ quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể. Chẳng hạn nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về báo chí với các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo ch; nhóm cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và công dân…
Hội nghị sẽ làm việc cả ngày 12/11.
Theo PLO
Bình luận