Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các cô giáo trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đến với vùng cao xa xôi của Sơn La để trao quà tận tay học sinh.
"Chỉ còn vài ngày nữa, cả nước sẽ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày ấy đối với những giáo viên miền xuôi như chúng tôi lúc nào cũng rộn rã tiếng cười, được khoác trên mình bộ áo dài, được nhận những bó hoa đẹp nhất từ những đứa con thân thương ở trường.
Nhưng liệu ở những nơi xa xôi vùng cao của đất nước, các thầy cô giáo, các em học sinh đón ngày vui ấy như thế nào? Có lẽ, băn khoăn này không chỉ của riêng tôi mà còn của rất nhiều người.
Vì vậy, khác với những chuyến từ thiện trước đó, lần này công đoàn trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam quyết định sẽ đến với điểm trường vùng cao Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La) để thăm hỏi và động viên thầy cô, học sinh, nhân dịp 20/11 sắp đến gần.
Xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La là một trong những "nóc nhà" của tỉnh Sơn La nằm cách trung tâm thành phố hơn 100km về hướng Đông và có độ cao trung bình gần 2.000m so với mực nước biển.
Suốt dọc đường đi hơn 200km, toàn sắc xanh của núi non và màu vàng của những thửa ruộng bậc thang sau mùa thu hoạch.
Từ trung tâm huyện Bắc Yên lên với vùng cao Háng Đồng chưa đầy 40km nhưng quả đúng với tên gọi "đường lên trời" bởi địa hình chia cắt, nhiều núi cao, khe sâu và độ dốc lớn.
Đến những đoạn đường trơn, bánh xe trượt dài trên những con dốc, bên kia là vực thẳm, ngồi trên xe mà thật ái ngại. Thế nhưng, dù khó khăn chúng tôi biết rằng hàng ngày các em vẫn chân đất đi trên con đường ấy đến nương lúa, đồi ngô, đặc biệt là những thầy cô kiên trì bám lớp, bám trường.
Sau gần 4 tiếng đi đường, chúng tôi đã đến được trung tâm xã Háng Đồng - nơi được xếp vào hàng "nghèo nhất tỉnh nghèo" với 100% là đồng bào Mông. Về thời tiết thì ngay cả mùa nóng nhất, nhiệt độ cũng chênh lệch so với vùng thấp chừng 5-7 độ C, bởi thế Háng Đồng luôn chìm trong mây mù bao phủ và sương lạnh.
Chúng tôi được lãnh đạo xã đưa đi thăm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của xã. Trường học ở xã Háng Đồng đặt trên một mặt bằng giữa đại ngàn với mấy căn nhà gỗ xiêu vẹo, mái lợp tôn hoặc tấm lợp xi măng, vách gỗ đã mốc rêu phong bởi sương mù quanh năm.
Đây là nơi học tập của hơn 400 học sinh người Mông. Lớp học chỉ có chiếc bảng đen và phấn trắng, bộ bàn ghế đã cũ kĩ theo thời gian và ảnh hưởng của thời tiết. Và, đồ chơi cho các em học sinh mầm non hoàn toàn được làm bằng công sức, sự khéo léo của các thầy cô giáo.
Hình ảnh đó đã gây xúc động mạnh cho người lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây. Tôi càng xót xa hơn khi tận mắt chứng kiến những em học sinh co ro trong chiếc áo khoác mỏng giữa tiết trời lạnh giá.
Thay mặt cán bộ giáo viên nhà trường, cô Ninh Hạnh Quyên, Chủ tịch công đoàn, đã trao tặng cho các thầy cô và các em học sinh xã Háng Đồng 80 suất học bổng với tổng số tiền 40 triệu đồng. Bên cạnh đó là khá nhiều đồ chơi cho các em học sinh mầm non.
Dù món quà không lớn, nhưng tất cả các giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đều mong muốn chia sẻ một phần nào đó khó khăn của thầy trò nơi đây.
Theo người Mông quan niệm, mây mù giăng kín là dường như cả đất trời đang cùng đồng hành và sẽ mang lại may mắn cho mọi người trong đoàn. Hi vọng trời đất sẽ mang lại cho người dân, các thầy cô giáo, học sinh nơi đây những sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống, để bớt đi cái nghèo, đói và thất học".
Theo An Hoàng/ Tri Thức
Người ta thường quan niệm, ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hàng năm là dịp để học sinh, phụ huynh và người dân cả nước tri ân những người thầy, người cô kính yêu của mình. Nhưng các thầy cô giáo trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam lại chọn cách cùng nhau quyên góp, mang quà đến thăm hỏi tận tay những học sinh dân tộc của xã Háng Đồng, huyện Sơn La, tỉnh Bắc Yên.
Cô Hà Thị Thúy, giáo viên Lịch sử của trường kể lại chuyến đi ý nghĩa này.
Cô giáo trẻ Hà Thị Thúy trong buổi lễ khai giảng năm học 2013-2014 |
Nhưng liệu ở những nơi xa xôi vùng cao của đất nước, các thầy cô giáo, các em học sinh đón ngày vui ấy như thế nào? Có lẽ, băn khoăn này không chỉ của riêng tôi mà còn của rất nhiều người.
Vì vậy, khác với những chuyến từ thiện trước đó, lần này công đoàn trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam quyết định sẽ đến với điểm trường vùng cao Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La) để thăm hỏi và động viên thầy cô, học sinh, nhân dịp 20/11 sắp đến gần.
Ánh mắt ngây thơ của những học trò vùng cao. |
Suốt dọc đường đi hơn 200km, toàn sắc xanh của núi non và màu vàng của những thửa ruộng bậc thang sau mùa thu hoạch.
Từ trung tâm huyện Bắc Yên lên với vùng cao Háng Đồng chưa đầy 40km nhưng quả đúng với tên gọi "đường lên trời" bởi địa hình chia cắt, nhiều núi cao, khe sâu và độ dốc lớn.
Đến những đoạn đường trơn, bánh xe trượt dài trên những con dốc, bên kia là vực thẳm, ngồi trên xe mà thật ái ngại. Thế nhưng, dù khó khăn chúng tôi biết rằng hàng ngày các em vẫn chân đất đi trên con đường ấy đến nương lúa, đồi ngô, đặc biệt là những thầy cô kiên trì bám lớp, bám trường.
Sau gần 4 tiếng đi đường, chúng tôi đã đến được trung tâm xã Háng Đồng - nơi được xếp vào hàng "nghèo nhất tỉnh nghèo" với 100% là đồng bào Mông. Về thời tiết thì ngay cả mùa nóng nhất, nhiệt độ cũng chênh lệch so với vùng thấp chừng 5-7 độ C, bởi thế Háng Đồng luôn chìm trong mây mù bao phủ và sương lạnh.
Chúng tôi được lãnh đạo xã đưa đi thăm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của xã. Trường học ở xã Háng Đồng đặt trên một mặt bằng giữa đại ngàn với mấy căn nhà gỗ xiêu vẹo, mái lợp tôn hoặc tấm lợp xi măng, vách gỗ đã mốc rêu phong bởi sương mù quanh năm.
Những lớp học đơn sơ của thầy và trò nơi vùng cao nghèo khổ. |
Hình ảnh đó đã gây xúc động mạnh cho người lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây. Tôi càng xót xa hơn khi tận mắt chứng kiến những em học sinh co ro trong chiếc áo khoác mỏng giữa tiết trời lạnh giá.
Thay mặt cán bộ giáo viên nhà trường, cô Ninh Hạnh Quyên, Chủ tịch công đoàn, đã trao tặng cho các thầy cô và các em học sinh xã Háng Đồng 80 suất học bổng với tổng số tiền 40 triệu đồng. Bên cạnh đó là khá nhiều đồ chơi cho các em học sinh mầm non.
Dù món quà không lớn, nhưng tất cả các giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đều mong muốn chia sẻ một phần nào đó khó khăn của thầy trò nơi đây.
Cô Ninh Hạnh Quyên - Chủ tịch Công đoàn trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trao quà cho các em nhỏ vùng cao. |
Cô Hà Thị Thúy và các học sinh điểm trường xã Háng Đồng. |
Theo An Hoàng/ Tri Thức
Bình luận