Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật của trường tôi.
Trưa nay khi dạy xong tiết 4, cũng như thường lệ tôi thường xuống phòng giáo viên uống nước chuẩn bị cho tiết 5. Khi mới mở cửa ra, tôi thấy cô H. (xin được phép giấu tên) khóc nức nở với một phụ nữ (sau khi tìm hiểu tôi biết đó là mẹ của học sinh).
Cô vừa mếu máo vừa nói: “Chị thấy đó, em chỉ mong muốn T. (tên của nữ sinh) học chăm chỉ thôi nhưng không ngờ...”.
Nói tới đây cô dừng lại, lau những giọt nước mắt chảy tràn trên gò má của mình với tiếng nấc nghẹn ngào không thành lời. Không biết chuyện gì xảy ra, tôi cũng tò mò tìm hiểu xem.
Nhưng khi biết được sự việc, tôi thật sự bị sốc. Những dòng rất thô tục, những dòng chữ nghe xong tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở chợ búa: “Con đ. (tôi xin lỗi phải dẫn ra từ phản cảm này nhưng đó là sự thật) mày hãy biến khỏi cuộc đời này đi, mày hãy chết càng nhanh càng tốt, mày đừng cho tao nhìn thấy mặt mày nữa, mày là con khốn...”.
Hãy nghe những lời của em học sinh này để thấy rằng đây chỉ là một thực trạng điển hình cho hàng trăm, hàng ngàn sự việc khác đang diễn ra trên mạng xã hội. Không chỉ chửi mắng thầy cô, các em còn lập những trang riêng để đả kích bạn bè, bêu riếu và nói xấu nhau.
Hậu quả xảy ra là các em đã hẹn gặp nhau để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột bằng những hành động bạo lực trong học đường. Chỉ trong vòng một năm mà tôi đã chứng kiến trong trường của tôi xảy ra liên tiếp các vụ việc học sinh cũng chỉ vì nói xấu nhau trên Facebook đã dùng lưỡi lam rạch mặt nhau, đánh đá, cấu xé nhau (đối với nữ), còn các nam sinh thì hẹn ra sau cổng trường để “thanh trừng” nhau (theo cách gọi của các em).
Như vậy, trước diễn biến vô cùng phức tạp này, chúng ta mới thấy đây là một hồi chuông báo động đỏ cho nhà trường, phụ huynh và xã hội cần phối hợp với nhau để ngăn chặn sự băng hoại đạo đức của học sinh ngày càng trên đà phát triển “phi mã”.
Nếu không lường trước kịp thời thì mạng xã hội sẽ bào mòn phẩm chất của các em học sinh, gây ra những hậu quả đáng tiếc không thể tưởng tượng nổi.
Quay trở lại vụ việc cô H., chỉ vì cô là giáo viên chủ nhiệm của em T., cô thường hay nhắc nhở và la rầy do em quá lười học, hay nói chuyện, vi phạm liên tục nội quy của nhà trường... vậy mà cô lại bị học trò xúc phạm trên mạng xã hội như thế.
Cô H. là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, mới về trường hai năm nhưng được bạn bè, đồng nghiệp và học sinh rất yêu mến. Thế nhưng, cô lại bị một “cú” đau đớn đến như vậy, tôi nghĩ đây có lẽ là một cú sốc rất lớn đối với cuộc đời cô.
Mong sao cô sẽ vượt qua nỗi đau này để lòng yêu nghề và sự đam mê vẫn cháy mãi trong tim. Mong sao nghề giáo vẫn còn là nghề được học sinh coi trọng.
Xin đừng bắt giáo viên phải làm thế này thế kia, không được la rầy hay dạy dỗ học sinh quá lời, không được nói nặng hay xúc phạm học sinh.
Tôi thấy nếu như giáo viên nói nặng lời với học sinh sẽ bị kỷ luật, đưa lên báo. Còn học sinh xúc phạm giáo viên thì sẽ sao đây, hay giáo viên chỉ biết nức nở như cô H.?
HOÀNG NGUYỄN
(giáo viên tại một trường THPT công lập của TP.HCM)
Theo Tuổi trẻ
Trưa nay khi dạy xong tiết 4, cũng như thường lệ tôi thường xuống phòng giáo viên uống nước chuẩn bị cho tiết 5. Khi mới mở cửa ra, tôi thấy cô H. (xin được phép giấu tên) khóc nức nở với một phụ nữ (sau khi tìm hiểu tôi biết đó là mẹ của học sinh).
Học sinh lên facebook nói xấu thầy cô |
Nói tới đây cô dừng lại, lau những giọt nước mắt chảy tràn trên gò má của mình với tiếng nấc nghẹn ngào không thành lời. Không biết chuyện gì xảy ra, tôi cũng tò mò tìm hiểu xem.
Nhưng khi biết được sự việc, tôi thật sự bị sốc. Những dòng rất thô tục, những dòng chữ nghe xong tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở chợ búa: “Con đ. (tôi xin lỗi phải dẫn ra từ phản cảm này nhưng đó là sự thật) mày hãy biến khỏi cuộc đời này đi, mày hãy chết càng nhanh càng tốt, mày đừng cho tao nhìn thấy mặt mày nữa, mày là con khốn...”.
Hãy nghe những lời của em học sinh này để thấy rằng đây chỉ là một thực trạng điển hình cho hàng trăm, hàng ngàn sự việc khác đang diễn ra trên mạng xã hội. Không chỉ chửi mắng thầy cô, các em còn lập những trang riêng để đả kích bạn bè, bêu riếu và nói xấu nhau.
Hậu quả xảy ra là các em đã hẹn gặp nhau để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột bằng những hành động bạo lực trong học đường. Chỉ trong vòng một năm mà tôi đã chứng kiến trong trường của tôi xảy ra liên tiếp các vụ việc học sinh cũng chỉ vì nói xấu nhau trên Facebook đã dùng lưỡi lam rạch mặt nhau, đánh đá, cấu xé nhau (đối với nữ), còn các nam sinh thì hẹn ra sau cổng trường để “thanh trừng” nhau (theo cách gọi của các em).
Như vậy, trước diễn biến vô cùng phức tạp này, chúng ta mới thấy đây là một hồi chuông báo động đỏ cho nhà trường, phụ huynh và xã hội cần phối hợp với nhau để ngăn chặn sự băng hoại đạo đức của học sinh ngày càng trên đà phát triển “phi mã”.
Nếu không lường trước kịp thời thì mạng xã hội sẽ bào mòn phẩm chất của các em học sinh, gây ra những hậu quả đáng tiếc không thể tưởng tượng nổi.
Quay trở lại vụ việc cô H., chỉ vì cô là giáo viên chủ nhiệm của em T., cô thường hay nhắc nhở và la rầy do em quá lười học, hay nói chuyện, vi phạm liên tục nội quy của nhà trường... vậy mà cô lại bị học trò xúc phạm trên mạng xã hội như thế.
Cô H. là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, mới về trường hai năm nhưng được bạn bè, đồng nghiệp và học sinh rất yêu mến. Thế nhưng, cô lại bị một “cú” đau đớn đến như vậy, tôi nghĩ đây có lẽ là một cú sốc rất lớn đối với cuộc đời cô.
Mong sao cô sẽ vượt qua nỗi đau này để lòng yêu nghề và sự đam mê vẫn cháy mãi trong tim. Mong sao nghề giáo vẫn còn là nghề được học sinh coi trọng.
Xin đừng bắt giáo viên phải làm thế này thế kia, không được la rầy hay dạy dỗ học sinh quá lời, không được nói nặng hay xúc phạm học sinh.
Tôi thấy nếu như giáo viên nói nặng lời với học sinh sẽ bị kỷ luật, đưa lên báo. Còn học sinh xúc phạm giáo viên thì sẽ sao đây, hay giáo viên chỉ biết nức nở như cô H.?
HOÀNG NGUYỄN
(giáo viên tại một trường THPT công lập của TP.HCM)
Theo Tuổi trẻ
Bình luận