(VTC News)- TS Trịnh Thu Tuyết cũng rất bất ngờ trước sự thông minh, sáng tạo của học sinh khi bày tỏ quan điểm về việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Sáng 12/5, TS Trịnh Thu Tuyết ra đề thi với chủ đề hướng về biển đảo Tổ quốc dành cho học sinh lớp 12 D1 - trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Đề thi nhắc tới việc ngày 1/5, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt.
Cô Tuyết chia sẻ: “Cô có dạy một số lớp 12 và các em chuẩn bị bước vào 2 kỳ thi quan trọng là thi tốt nghiệp THPT và thi đại học. Từ khi Bộ GD-ĐT đưa ra cấu trúc đề mới để đưa câu hỏi đọc hiểu để vận dụng PISA thì các em học sinh cũng lo lắng nên tuần nào cô cũng ra một đề cho các học sinh”.
Ngoài ra, cô Tuyết cũng đăng trên trang Facebook cá nhân những câu hỏi này cho học sinh cả nước được luyện tập. Trong các đề này, cô kiểm tra 2 kỹ năng mà Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn là kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết.
Câu tự luận cô Tuyết thường hay cập nhật các vấn đề nóng của xã hội. Ví dụ như đề ra tuần trước có câu tự luận nói về “hiện tượng khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước cứ lặng lẽ đến tiễn biệt”.
Hôm 11/5, người dân cả nước đã xuống đường phản đối ôn hòa những hành động ngang ngược của Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Vì vậy, cô Tuyết đã cập nhật luôn tình hình mới vào đề bài cho học sinh kiểm tra sáng 12/5.
Mục đích để các em luyện đề đọc hiểu vì chỉ còn khoảng 2 tuần nữa các học sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Môn Văn thường là môn phải cập nhật thường xuyên nhất những xúc cảm của cộng đồng, những mối quan tâm của cộng đồng. Văn học là nhân học nên phải hướng học sinh vào những vấn đề cả cộng đồng đang quan tâm”, cô Tuyết chia sẻ.
Lý giải về việc đưa đề văn đặc biệt này, cô Tuyết nhấn mạnh: “Là người Việt Nam, là những học trò sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời thì các em học sinh không thể thờ ơ với những vấn đề lớn của đất nước”.
Sáng 12/5, cô đã cung cấp đề nhưng không đưa ra định hướng để tự học sinh có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Các em học sinh rất hứng thú, say sưa làm bài. Đặc biệt, các em không hề có sự sao chép lẫn nhau.
Phần lớn nội dung bài làm của các em học sinh đều đề cập được các ý chính. Đó là sự bất bình, căm giận trước hành động sai trái của phía Trung Quốc khi đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các bài làm cũng đều khẳng định được chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa với sự tự hào, tự tôn dân tộc.
“Các em thể hiện sự hiểu biết khiến cô cũng hết sức ngạc nhiên khi trình bày được rất nhiều kiến thức về biển đảo Việt Nam. Thậm chí, bài kiểm tra được cho vào sáng 12/5 nhưng các em đã cập nhật được đầy đủ các sự kiện vừa diễn ra ngày 11/5.
Ví dụ như tình hình tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Nay Pyi Taw (Myanmar) diễn ra vào ngày 11/5 và phong trào phản đối ôn hòa của người dân đều được đưa vào bài làm”, cô Tuyết vui mừng chia sẻ.
Bài làm của các em học sinh cũng thể hiện sự sáng tạo, trách nhiệm đất nước.
Nhiều bài làm của học sinh đã khiến nữ giáo viên này xúc động. “Có em còn hư cấu thành một bức thư gửi người bố là chiến sĩ ở đảo Trường Sa. Trong đó có nỗi nhớ cha, khát vọng hòa bình. Một sự kết hợp đầy lãng mạn và rất hay”.
“Lòng yêu nước là một tình cảm cao quý mang tính truyền thống của dân tộc. Dân tộc Việt Nam không chỉ có truyền thống yêu nước mà còn có lịch sử nghìn năm văn hiến. Một trong những biểu hiện của văn hiến là trong văn hóa. Kẻ thù không chỉ sợ chúng ta bởi lòng yêu nước, truyền thống bất khuất mà còn sợ bởi truyền thống văn hóa rất đẹp, rất nhân văn”, cô Tuyết gửi lời nhắn đến các em học sinh.
Phạm Thịnh
Sáng 12/5, TS Trịnh Thu Tuyết ra đề thi với chủ đề hướng về biển đảo Tổ quốc dành cho học sinh lớp 12 D1 - trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Đề thi nhắc tới việc ngày 1/5, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt.
Cô Trịnh Thu Tuyết - giáo viên ra đề Văn về vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bên các học sinh trường THPT Chu Văn An |
Cô Tuyết chia sẻ: “Cô có dạy một số lớp 12 và các em chuẩn bị bước vào 2 kỳ thi quan trọng là thi tốt nghiệp THPT và thi đại học. Từ khi Bộ GD-ĐT đưa ra cấu trúc đề mới để đưa câu hỏi đọc hiểu để vận dụng PISA thì các em học sinh cũng lo lắng nên tuần nào cô cũng ra một đề cho các học sinh”.
Ngoài ra, cô Tuyết cũng đăng trên trang Facebook cá nhân những câu hỏi này cho học sinh cả nước được luyện tập. Trong các đề này, cô kiểm tra 2 kỹ năng mà Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn là kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết.
Câu tự luận cô Tuyết thường hay cập nhật các vấn đề nóng của xã hội. Ví dụ như đề ra tuần trước có câu tự luận nói về “hiện tượng khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước cứ lặng lẽ đến tiễn biệt”.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Hôm 11/5, người dân cả nước đã xuống đường phản đối ôn hòa những hành động ngang ngược của Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Vì vậy, cô Tuyết đã cập nhật luôn tình hình mới vào đề bài cho học sinh kiểm tra sáng 12/5.
Mục đích để các em luyện đề đọc hiểu vì chỉ còn khoảng 2 tuần nữa các học sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Môn Văn thường là môn phải cập nhật thường xuyên nhất những xúc cảm của cộng đồng, những mối quan tâm của cộng đồng. Văn học là nhân học nên phải hướng học sinh vào những vấn đề cả cộng đồng đang quan tâm”, cô Tuyết chia sẻ.
Lý giải về việc đưa đề văn đặc biệt này, cô Tuyết nhấn mạnh: “Là người Việt Nam, là những học trò sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời thì các em học sinh không thể thờ ơ với những vấn đề lớn của đất nước”.
Bài viết của học sinh Hoàng Linh Phương về sự kiện Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. |
Phần lớn nội dung bài làm của các em học sinh đều đề cập được các ý chính. Đó là sự bất bình, căm giận trước hành động sai trái của phía Trung Quốc khi đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các bài làm cũng đều khẳng định được chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa với sự tự hào, tự tôn dân tộc.
“Các em thể hiện sự hiểu biết khiến cô cũng hết sức ngạc nhiên khi trình bày được rất nhiều kiến thức về biển đảo Việt Nam. Thậm chí, bài kiểm tra được cho vào sáng 12/5 nhưng các em đã cập nhật được đầy đủ các sự kiện vừa diễn ra ngày 11/5.
Ví dụ như tình hình tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Nay Pyi Taw (Myanmar) diễn ra vào ngày 11/5 và phong trào phản đối ôn hòa của người dân đều được đưa vào bài làm”, cô Tuyết vui mừng chia sẻ.
Bài làm của các em học sinh cũng thể hiện sự sáng tạo, trách nhiệm đất nước.
Nhiều bài làm của học sinh đã khiến nữ giáo viên này xúc động. “Có em còn hư cấu thành một bức thư gửi người bố là chiến sĩ ở đảo Trường Sa. Trong đó có nỗi nhớ cha, khát vọng hòa bình. Một sự kết hợp đầy lãng mạn và rất hay”.
“Lòng yêu nước là một tình cảm cao quý mang tính truyền thống của dân tộc. Dân tộc Việt Nam không chỉ có truyền thống yêu nước mà còn có lịch sử nghìn năm văn hiến. Một trong những biểu hiện của văn hiến là trong văn hóa. Kẻ thù không chỉ sợ chúng ta bởi lòng yêu nước, truyền thống bất khuất mà còn sợ bởi truyền thống văn hóa rất đẹp, rất nhân văn”, cô Tuyết gửi lời nhắn đến các em học sinh.
Phạm Thịnh
Bình luận