(VTC News) - Đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cách ứng xử khác trọng vụ 3 cán bộ chê chủ tịch tỉnh An Giang trên facebook bị kỷ luật.
Trao đổi với PV VTC News bên hành lang Quốc hội ngày 24/11, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đã đưa ra quan điểm xung quanh vụ việc tỉnh An Giang xử lý kỷ luật, phạt tiền 5 triệu đồng đối với các cán bộ vào Facebook nhận xét khuôn mặt Chủ tịch tỉnh này là “kênh kiệu, xa dân”.
- Ông bình luận thế nào về việc tỉnh An Giang xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với hai cán bộ vì lên facebook nhận xét Chủ tịch tỉnh này là “nhìn cái mặt kênh kiệu”?
Tôi cũng để ý theo dõi sự việc đó. Bản thân tôi đọc báo cũng hay có những bình luận. Tôi cũng có facebook và hay bình luận trên faccebook.
Tôi cho rằng đó là những sinh hoạt rất bình thường trên cộng đồng mạng. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, mọi người giao tiếp với nhau, có thể bày tỏ cảm xúc và từ cảm xúc đó nâng lên thành quan điểm.
Có người muốn trình bày quan điểm, có người đơn thuần chỉ là trình bày cảm xúc trong một thời khắc, sự kiện mà người ta theo dõi, nghe thấy, nhìn thấy. Đó là sinh hoạt trong cộng đồng mạng.
Chuyện khen chê là bình thường và mọi người cũng phải quen dần. Vì vậy, đừng nên đưa những gì bình thường trở nên quá nghiêm trọng.
- Trên thế giới, nhiều tờ báo thậm chí còn đăng ảnh biếm họa, bình luận về các nguyên thủ nhưng không bị xử phạt, thưa ông?
Trên thế giới, nhiều tờ báo cũng ra những lời nhận xét rất nặng nề, đưa ra những hình biếm họa đối với các lãnh đạo cấp cao.
Thậm chí, các tay săn ảnh còn phát hiện ra các tình tiết, các hình ảnh đời thường của lãnh đạo và mọi người có thể bình luận. Đó là chuyện bình thường. Tôi cho rằng không nên nặng nề quá.
- Có ý kiến cho rằng những lời nhận xét này sẽ rất có ý nghĩa nếu người lãnh đạo nhìn nhận theo một hướng khác, thưa ông?
Quan điểm của tôi là không nên nặng nề quá vấn đề này. Đó có thể là những lời phê bình rất nghiêm túc, rất có ý nghĩa của người phê bình.
Tôi nghĩ rằng người bị nhận xét nên tiếp nhận theo góc độ khác.
Tôi không hiểu vì sao lại làm nghiêm trọng vấn đề này. Tôi không hiểu một đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh lại phản ứng với việc như thế. Nếu ta suy rộng ra thì không biết những Tổng thống nước ngoài sẽ phản ứng thế nào?
- Trong trường hợp này, lãnh đạo tỉnh An Giang nên xử lý như thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng nên có ứng xử nhẹ nhàng trong trường hợp này. Thậm chí, ông Chủ tịch tỉnh An Giang có thể bình luận lại. Như vậy, sự việc này sẽ trở thành một sự giao tiếp nhẹ nhàng của lãnh đạo địa phương với công dân. Đó có khi lại thành mối quan hệ xã hội rất hay. Nếu tôi là lãnh đạo tỉnh sẽ làm như vậy.
Có thể lời nhận xét chưa hài lòng, làm khó chịu vị chủ tịch nhưng tại sao không biến việc đó thành sự thân thiện bằng cách biểu thị thái độ nhẹ nhàng, khôi hài.
Tôi nghĩ, nếu làm như thế thì có khi lại tạo dựng được mối quan hệ rất hay với người dân.
- Thưa ông, xung quanh sự việc này báo chí đã thống kê có 16 cơ quan, ban ngành tỉnh An Giang tham gia vào cuộc để kỷ luật các cá nhân liên quan. Vậy đó có phải là chuyện bé xé ra to không?
Tôi nghĩ đáng lẽ không cần thiết như vậy. Một lãnh đạo tỉnh bị chê trách thì đó cũng là điều các lãnh đạo không mong muốn nhưng có thể người bình luận cũng có mối quan hệ nào đó với vị lãnh đạo hoặc đã từng tiếp xúc mới đưa ra nhận xét như vậy.
- Trong sự việc này, quan điểm xử lý của ông như thế nào?
Trong sự việc này, tôi cho rằng chỉ nên nhắc nhở các cá nhân liên quan.
Người dân đưa ra nhận xét đó cũng là đời thường. Người bình thường cũng có thể nhận xét như vậy và đưa lên.
- Chiều 23/11, lãnh đạo tỉnh An Giang cho biết sẽ thu hồi quyết định xử phạt hành chính đối với các cá nhân liên quan. Ông đánh giá về cách xử lý này thế nào?
Tôi đã đọc về thông tin này. Tôi cho rằng lãnh đạo tỉnh An Giang sửa lại như thế là phù hợp. Tôi nghĩ rằng cần làm cho mọi việc nhẹ hẳn đi.
- Lịệu những sự việc như vậy có khiến người dân xa lánh, không dám góp ý với lãnh đạo chính quyền không, thưa ông?
Tôi cho rằng người dân sẽ e dè khi tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh. Vì vậy, cần sử dụng kênh facebook trở thành kênh giao tiếp với nhân dân là tốt nhất.
- Chủ tịch tỉnh An Giang cho biết trong tuần này sẽ họp và kiểm điểm các cơ quan tham mưu khi để ảnh hướng đến uy tín của Chủ tịch tỉnh. Theo ông, việc làm đó có cần thiết không?
Tôi cho rằng việc kiểm điểm cơ quan tham mưu là cần thiết. Kiểm điểm để lần sau các cơ quan này không làm ầm ĩ những sự việc tương tự.
- Bản thân ông thường có những hoạt động gì trên facebook?
Tôi cũng sử dụng facebook. Những hoạt động cá nhân mang tính vui vẻ tôi đều đưa lên facebook. Ngoài ra, bạn bè có thể đưa một số hình ảnh tôi xuất hiện trên Quốc hội lên facebook như một sự góp ý cho bản thân tôi.
Trong đó, rất nhiều người góp ý cho những hoạt động của tôi. Có người khen, có người chê, có người nói tôi phải mạnh mẽ hơn. Đó là một kênh hoàn thiện mình.
- Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Trao đổi với PV VTC News bên hành lang Quốc hội ngày 24/11, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đã đưa ra quan điểm xung quanh vụ việc tỉnh An Giang xử lý kỷ luật, phạt tiền 5 triệu đồng đối với các cán bộ vào Facebook nhận xét khuôn mặt Chủ tịch tỉnh này là “kênh kiệu, xa dân”.
- Ông bình luận thế nào về việc tỉnh An Giang xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với hai cán bộ vì lên facebook nhận xét Chủ tịch tỉnh này là “nhìn cái mặt kênh kiệu”?
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn |
Tôi cũng để ý theo dõi sự việc đó. Bản thân tôi đọc báo cũng hay có những bình luận. Tôi cũng có facebook và hay bình luận trên faccebook.
Tôi cho rằng đó là những sinh hoạt rất bình thường trên cộng đồng mạng. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, mọi người giao tiếp với nhau, có thể bày tỏ cảm xúc và từ cảm xúc đó nâng lên thành quan điểm.
Có người muốn trình bày quan điểm, có người đơn thuần chỉ là trình bày cảm xúc trong một thời khắc, sự kiện mà người ta theo dõi, nghe thấy, nhìn thấy. Đó là sinh hoạt trong cộng đồng mạng.
Chuyện khen chê là bình thường và mọi người cũng phải quen dần. Vì vậy, đừng nên đưa những gì bình thường trở nên quá nghiêm trọng.
- Trên thế giới, nhiều tờ báo thậm chí còn đăng ảnh biếm họa, bình luận về các nguyên thủ nhưng không bị xử phạt, thưa ông?
Trên thế giới, nhiều tờ báo cũng ra những lời nhận xét rất nặng nề, đưa ra những hình biếm họa đối với các lãnh đạo cấp cao.
Thậm chí, các tay săn ảnh còn phát hiện ra các tình tiết, các hình ảnh đời thường của lãnh đạo và mọi người có thể bình luận. Đó là chuyện bình thường. Tôi cho rằng không nên nặng nề quá.
- Có ý kiến cho rằng những lời nhận xét này sẽ rất có ý nghĩa nếu người lãnh đạo nhìn nhận theo một hướng khác, thưa ông?
Quan điểm của tôi là không nên nặng nề quá vấn đề này. Đó có thể là những lời phê bình rất nghiêm túc, rất có ý nghĩa của người phê bình.
Tôi nghĩ rằng người bị nhận xét nên tiếp nhận theo góc độ khác.
Tôi không hiểu vì sao lại làm nghiêm trọng vấn đề này. Tôi không hiểu một đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh lại phản ứng với việc như thế. Nếu ta suy rộng ra thì không biết những Tổng thống nước ngoài sẽ phản ứng thế nào?
Quyết định xử phạt của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang |
- Trong trường hợp này, lãnh đạo tỉnh An Giang nên xử lý như thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng nên có ứng xử nhẹ nhàng trong trường hợp này. Thậm chí, ông Chủ tịch tỉnh An Giang có thể bình luận lại. Như vậy, sự việc này sẽ trở thành một sự giao tiếp nhẹ nhàng của lãnh đạo địa phương với công dân. Đó có khi lại thành mối quan hệ xã hội rất hay. Nếu tôi là lãnh đạo tỉnh sẽ làm như vậy.
Có thể lời nhận xét chưa hài lòng, làm khó chịu vị chủ tịch nhưng tại sao không biến việc đó thành sự thân thiện bằng cách biểu thị thái độ nhẹ nhàng, khôi hài.
Tôi nghĩ, nếu làm như thế thì có khi lại tạo dựng được mối quan hệ rất hay với người dân.
- Thưa ông, xung quanh sự việc này báo chí đã thống kê có 16 cơ quan, ban ngành tỉnh An Giang tham gia vào cuộc để kỷ luật các cá nhân liên quan. Vậy đó có phải là chuyện bé xé ra to không?
Tôi nghĩ đáng lẽ không cần thiết như vậy. Một lãnh đạo tỉnh bị chê trách thì đó cũng là điều các lãnh đạo không mong muốn nhưng có thể người bình luận cũng có mối quan hệ nào đó với vị lãnh đạo hoặc đã từng tiếp xúc mới đưa ra nhận xét như vậy.
Ông Vương Bình Thạnh nói: "Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình" - Ảnh: Chí Quốc |
- Trong sự việc này, quan điểm xử lý của ông như thế nào?
Trong sự việc này, tôi cho rằng chỉ nên nhắc nhở các cá nhân liên quan.
Người dân đưa ra nhận xét đó cũng là đời thường. Người bình thường cũng có thể nhận xét như vậy và đưa lên.
- Chiều 23/11, lãnh đạo tỉnh An Giang cho biết sẽ thu hồi quyết định xử phạt hành chính đối với các cá nhân liên quan. Ông đánh giá về cách xử lý này thế nào?
Tôi đã đọc về thông tin này. Tôi cho rằng lãnh đạo tỉnh An Giang sửa lại như thế là phù hợp. Tôi nghĩ rằng cần làm cho mọi việc nhẹ hẳn đi.
- Lịệu những sự việc như vậy có khiến người dân xa lánh, không dám góp ý với lãnh đạo chính quyền không, thưa ông?
Tôi cho rằng người dân sẽ e dè khi tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh. Vì vậy, cần sử dụng kênh facebook trở thành kênh giao tiếp với nhân dân là tốt nhất.
- Chủ tịch tỉnh An Giang cho biết trong tuần này sẽ họp và kiểm điểm các cơ quan tham mưu khi để ảnh hướng đến uy tín của Chủ tịch tỉnh. Theo ông, việc làm đó có cần thiết không?
Tôi cho rằng việc kiểm điểm cơ quan tham mưu là cần thiết. Kiểm điểm để lần sau các cơ quan này không làm ầm ĩ những sự việc tương tự.
- Bản thân ông thường có những hoạt động gì trên facebook?
Tôi cũng sử dụng facebook. Những hoạt động cá nhân mang tính vui vẻ tôi đều đưa lên facebook. Ngoài ra, bạn bè có thể đưa một số hình ảnh tôi xuất hiện trên Quốc hội lên facebook như một sự góp ý cho bản thân tôi.
Trong đó, rất nhiều người góp ý cho những hoạt động của tôi. Có người khen, có người chê, có người nói tôi phải mạnh mẽ hơn. Đó là một kênh hoàn thiện mình.
- Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận