• 52
  • Zalo

Cô giáo bị học sinh nhốt, ném dép: Công đoàn Giáo dục Việt Nam vào cuộc

Tin tức - Sự kiệnThứ Năm, 07/12/2023 15:55:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cần biện pháp răn đe đủ mạnh và giải pháp căn cơ bảo vệ danh dự nhà giáo, "thầy ra thầy, trò ra trò, không thể lẫn lộn".

Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, ngay khi nhận được thông tin vụ việc nhóm học sinh trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) ném dép vào mặt cô giáo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đề nghị công đoàn giáo dục tỉnh này tích cực phối hợp với các đơn vị xử lý nghiêm vụ việc, bảo đảm quyền lợi cho giáo viên.

Theo ông Ân, việc học sinh ném dép vào mặt cô giáo chỉ là giọt nước tràn ly, những mâu thuẫn, bất bình này đã tồn tại từ lâu. Do nhà trường, công đoàn trường chưa kịp thời nắm bắt, giải toả nên mới để sự việc đi quá xa, giáo viên bị xúc phạm.

"Trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo nhà trường, tiếp đến là công đoàn trường chưa phát huy hết vai trò trong việc bảo vệ giáo viên", ông Ân nói và nhấn mạnh cần xử lý nghiêm học sinh, lãnh đạo nhà trường bằng pháp luật để đảm bảo danh dự cho nhà giáo. Biện pháp răn đe cần đủ mạnh thì xã hội mới tôn trọng nhà giáo hơn, thầy ra thầy, trò ra trò, không thể lẫn lộn.

Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) -  nơi xảy ra sự việc học sinh ném dép vào mặt cô giáo.

Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) -  nơi xảy ra sự việc học sinh ném dép vào mặt cô giáo. 

Ông cũng cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta thường quan tâm, lên tiếng về việc bạo lực học đường với học sinh, nhưng quên đi giáo viên cũng là người cần được bảo vệ, tránh khỏi bạo hành, điển hình như vụ việc ở Tuyên Quang vừa qua. 

"Nghề giáo là nghề dạy dỗ, tạo nên đạo đức cho người học, do đó chính nhà giáo viên cần là chuẩn mực đầu tiên. Thầy cô cần tự trang bị thêm các kĩ năng để dạy học sinh ngoan hơn, để bảo vệ danh dự, uy tín của bản thân và ngành", ông Ân nói thêm và cho biết, cần nhìn nhận khách quan sự việc ở Tuyên Quang để ra giải pháp căn cơ về đạo đức học đường, đạo đức thầy trò.

Ông cũng đề nghị tổ chức công đoàn ở các trường học cần phát huy hơn nữa việc nắm bắt tâm tư giáo viên, kịp thời giải toả, chấn chỉnh kịp thời không để xảy ra hiện tượng xúc phạm nhà giáo. Đồng thời nhà trường, giáo viên cũng cần trau dồi thêm năng lực xử lý, ứng đáp với những trường hợp học sinh hư.

Tại họp báo Chính phủ chiều qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá, đây là việc "rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được". Cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc, do giáo viên hay học sinh, hay thuộc trách nhiệm của nhà trường, để chấn chỉnh, xử lý nghiêm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Ngành giáo dục, địa phương, phụ huynh, thầy cô cần tìm giải pháp căn cơ, lâu dài.

Liên quan vụ việc trên, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) sáng nay ký quyết định tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng trường THCS Văn Phú.

Theo báo cáo của UBND huyện, nguyên nhân xuất phát từ khúc mắc giữa cô và trò trong giờ học. Trong giờ học Âm nhạc ngày 29/11 tại trường THCS Văn Phú, cô P.T.H. (SN 1985) nhắc nhở vài học sinh vào lớp ổn định chỗ ngồi sau giờ ra chơi. Tuy nhiên, một số học sinh không chịu nghe lời và phản ứng, tỏ thái độ với cô giáo. Sau đó giữa giáo viên và học sinh có khúc mắc trong giờ học.

Kết thúc tiết học, một số học sinh có phát ngôn và hành vi thiếu chuẩn mực đối với cô H. như nói tục, có hành vi xúc phạm giáo viên, quay video và đăng tải lên mạng xã hội Facebook.

Hà Cường
13
Bổ ích
1
Xúc động
2
Sáng tạo
4
Độc đáo
25
Phẫn nộ
45 đã tặng
Bình luận (52)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Thực ra vấn đề này xảy ra rất nhiều năm rồi nhưng giờ công nghệ hiện đại nên mọi người mới biết thôi...

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Đầu tiên ta xét về Hiệu Trưởng.quản lý nhà giáo mà ko đức độ thì cách chức, cho mất dạy luôn. Về học sinh , chúng ta phải nghiêm khắc, rèn rũa. Về giáo viên chúng ta phải bảo vệ xứng dángdanh dự .nghề giáo.(Vì giáo viên chụi áp lực nhà tr.học sinh .phụ huỳnh) vvv.

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Không có chuyện tự nhiên GV đang dạy mà la học sinh.thành phần cá biệt và biết rủ vào nhóm.rồi mỗi ngày lên lớp khêu khích GV dần dần ra chuyện lớn. Bên cạnh đó đồng nghiệp HT thân ai nấy giữ (nghe Cô giáo đó nói đem cô lên mạng bêu).vậy nguyên nhân từ đâu ra trong giáo dục không có phối hợp kịp thời. Cảm ơn công đoàn ngành vào cuộc sẽ biết trách nhiệm đi từ đâu và sẽ hiểu vị trí làm việc được hưởng lương hay lương tâm là chính

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Cho nghỉ hs càng thích, làm gì với hs cũng phải đúng luật. Thích đuổi là đuổi sao đc. Và giáo dục hãy xem: hs bây giờ dsi học có hạnh phúc ko, bắt chúng học cả ngày cả đêm, trường ép học, cô ép học, phụ nhuynh ép, mỗi bên 1 mục đích. Và đồng tiền len lõi trong giáo dục trắng trợn, ngã giá, o ép, tự nguyện bắt buộc. Hs là con tốt bị điều khiển như cái máy. Ko có nước nào mà văn minh, tiến bộ mà giáo dục tệ cả. Xin hãy nhìn bào gốc vấn đề. Đừng đỗ lỗi hết cho cha mẹ, vì cha mẹ cũng là sản phẩm giáo dục trước đó.

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

GV bị tước quyền GD học sinh khi lấy hs làm trung tâm. Người hoạch định GD đang quá sai lầm khỉ bỏ ngỏ xử lý HS mà cái gì cũng tại thầy cô. Hs hư cần đưa vào trường giáo dưỡng, phụ huynh coi thường và xúc phạm GV cần xử lý nặng. GV sai đã có nhà trường xử lý

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Đúng sai gì chưa biết nhưng việc đầu tiên phải mời phụ huynh tới làm việc thật nghiêm túc đã vì hs chủ yếu là ảnh hưởng từ nếp sống gia đình.

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Cần có suy nghĩ và đặt câu hỏi về Cơ chế, chính sách học đường; thày cô, học sinh và trách nhiệm của giá đình, BGH nhà trường ngày này ra sao

2 năm trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới