Những chiếc xe siêu sang bóng bẩy nhẹ nhàng lướt trên đường phố, các cô gái thảnh thơi tán gẫu với bạn bè với những chiếc túi mang hàng hiệu kề bên. Bên trong các khách sạn 5 sao ở quận 1, các doanh nhân trong bộ áo vest sang trọng lặng lẽ đàm phán hợp đồng với đối tác ngoại thông qua những chiếc điện thoại đắt tiền...
Những hình ảnh đó tưởng chừng chỉ diễn ra ở những thành phố sang trọng bậc nhất thế giới như New York, Paris hay Singapore nhưng lại đang là thực tế diễn ra tại TP.HCM – thành phố sầm uất bậc nhất của Việt Nam. Nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thời trang, rượu vang, ô tô, du thuyền, chăm sóc sức khỏe, quản lý tài chính cá nhân...cũng lũ lượt đổ bộ vào Việt Nam.
Nhiều du khách cảm thấy sốc trước tốc độ thay đổi của các đô thị Việt Nam so với những gì chứng kiến những năm 1990 - thời điểm mà hơn 60% dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan và thị trường bất động sản bùng nổ, tầng lớp trung lưu và siêu giàu ở Việt Nam đang gia tăng theo cách “không thể tin nổi”.
Theo hãng nghiên cứu New World Wealth, lượng người siêu giàu Việt Nam đã tăng đến 210% trong khoảng thời gian 2007- 2017, dự kiến sẽ tiếp tục tăng 200% trong 10 năm kế tiếp. Hay theo hãng tư vấn bất động sản Knight Frank, số lượng người siêu giàu của Việt Năm năm 2017 đã lên tới 200 người, tăng trưởng 320%, nhanh nhất thế giới giai đoạn 2006- 2016.
“Tầng lớp siêu giàu dự kiến sẽ tăng mạnh lên con số 540 vào năm 2026. Tầng lớp trung lưu dự kiến cũng tăng mạnh từ 38.600 lên 14.300 trong cùng khoảng thời gian, nhanh hơn cả Ấn Độ hay Trung quốc”, hãng Kight Frank nhận định.
Đi cùng với gia tăng tầng lớp thượng lưu là phong cách sống thay đổi dần theo hướng tiệm cận với tiêu chuẩn sống của thế giới. Một trong những chuẩn siêu giàu “ngầm hiểu” trong giới với nhau là phải sở hữu một danh mục bất động sản đa dạng, đắt giá và ít “đụng hàng” như: nhà mặt tiền ở thành phố lớn, căn hộ hạng sang ở khu trung tâm, biệt thự nghỉ dưỡng tại các thành phố biển…
Theo nhà tâm lý học Maslow, nhu cầu của con người sẽ diễn ra từ thấp đến cao. Sau khi thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản, an toàn, nhu cầu xã hội hay nhu cầu được quý trọng, con người sẽ tiến lên nấc thang cao nhất về nhu cầu trong cuộc đời người, đó là nhu cầu được thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân.
Như ở Trung quốc, nghiên cứu của hãng Hurun cho thấy tầng lớp giàu có ở Bắc Kinh thường thích chi ra hàng triệu USD để mua sắm bất động sản, xe hơi và các đồ dùng siêu sang về nội thất, quần áo. “Giới nhà giàu Trung Quốc thường có ít nhất 3 căn nhà, được trang trí bởi đồ sứ, những bộ sưu tập hạt ngọc bích đi kèm với những bức hội họa hiện đại”, Hurun mô tả.
Trong khi đó, bất động sản là nơi mà giới nhà giàu Singapore thường đổ tiền vào BĐS. Theo hãng tư vấn JLL, tầng lớp siêu giàu nước này bị quyến rũ bởi những khu đô thị sang trọng ở New Futura, Gramecry Park, Martin Mordern hay 120 Grange. Ngoài ra, họ cũng dốc nhiều tiền vào bất động sản Anh Quốc hay Úc để tận hưởng suất sinh lợi khả quan.
Những nghiên cứu về thị hiếu của giới siêu giàu Việt Nam vẫn còn khá giới hạn, nhưng có lẽ cũng giống như các bước tịnh tiến theo tháp nhu cầu của Maslow và kinh nghiệm ở Trung Quốc, Singapore, hành vi căn bản của giới thượng lưu ở các thành phố lớn như TP.HCM sẽ khó có sự khác biệt đáng kể.
“Đó là gia tăng nhu cầu về quản lý tài sản cá nhân, mua sắm những căn nhà đắt tiền hay bảo hiểm nhân thọ”, hãng Bloomberg đánh giá.
Với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cơ hội lớn đang mở ra để phục vụ lớp người siêu giàu bùng nổ ở Việt Nam. Chẳng hạn như dự án hạng sang The Grand Manhattanmới chính thức được giới thiệu từ quý IV/2018. Với 2 mặt tiền siêu đắc địa ngay lõi trung tâm quận 1, dự án cách chợ Bến Thành chỉ 3 phút di chuyển và liền kề công viên trung tâm 23/9. Đặc biệt, dự án ưu đãi chỗ đậu xe định danh cho chủ nhân tương lai, đáp ứng toàn diện nhu cầu sống sang tại trung tâm của giới siêu giàu.
Theo nhận định của hãng Savills, phân khúc cao cấp đang có xu hướng tăng trưởng cao và cơ hội đầu tư dài hạn, và sở hữu được tiềm năng tăng giá vốn bởi Việt Nam đang có sức bật kinh tế tốt. Mặc dù chặng đường để phát triển như Hồng Kông và Singapore vẫn còn rất dài phía trước, nhưng tương lai trở thành một “mãnh hổ Á châu” của Việt Nam vẫn đang trong tầm với, khi cộng hưởng bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều.
Bình luận