(VTC News) – Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bà sẽ cố gắng trả lời tối đa các câu hỏi nhân dân quan tâm đến ngành trên fanpage https://www.facebook.com/botruongboyte.vn.
Tính đến ngày 6/3, lượng like trang fanpage của Bộ trưởng Y tế đã tăng lên mức chóng mặt ở con số 130 nghìn lượt. Điều đó cho thấy fanpage của Bộ trưởng Tiến được đông đảo người dân quan tâm.
Ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc công ty truyền thông i3S cho rằng: “Lĩnh vực y tế liên quan trực tiếp đến cuộc sống của từng người dân. Nền y tế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên việc một Bộ trưởng công khai fanpage do bà điều hành là một điều đáng mừng.
Chưa biết fanpage này sẽ mang lại hiệu quả gì, nhưng tôi cho rằng đây là tinh thần cầu thị của bà Bộ trưởng. Người dân có chỗ để nói lên tiếng nói, ý kiến của dân có thể đến tai được bà Bộ trưởng”.
Trước khi có trang fanpage này, trên mạng xuất hiện khá nhiều trang mang tên Bộ trưởng Bộ Y tế nên việc công khai fanpage chính thức là điều nhanh nhạy trong hoạt động truyền thông của Bộ này.
Bản thân Bộ Y tế nhận thấy, Facebook ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng liên tục số người sử dụng tại Việt Nam. Đây là một kênh kết nối hữu hiệu, tức thời giữa cá nhân Bộ trưởng nói riêng, Bộ Y tế nói chung với quần chúng nhân dân nên Bộ trưởng Bộ Y tế chính thức đưa fanpage vào hoạt động tại địa chỉ https://www.facebook.com/botruongboyte.vn.
Với thông điệp "Lắng nghe & thấu hiểu", fanpage hoạt động với mục đích sau cập nhật những thông tin mới trong lĩnh vực y tế; Tiếp nhận những phản ảnh của quần chúng nhân dân.
Fanpage do Bộ trưởng trực tiếp quản lý và điều hành.
Sau công bố này, lượng like của fanpage tăng chóng mặt, nhiều người bày tỏ ủng hộ như: “Ủng hộ Bộ trưởng” hay “Bộ trưởng nên làm mạnh tay hơn nữa”.
Facebook có tên Khoan Nguyễn Phương chia sẻ: “Rất cám ơn Bộ trưởng và ngành y tế Việt Nam đã có fanpage này. Hi vọng chúng tôi được tiếp cận thông tin thường xuyên, fanpage mang lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân".
Còn ThanhNga Tran viết: “Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là bộ trưởng đầu tiên có trang Facebook để tiếp cận thông tin, lắng nghe, thấu hiểu sự thật liên quan lĩnh vực y tế. Và mục đích cuối cùng của bà là giải quyết rốt ráo -các vấn đề bất cập của ngành y tế.
Tôi cũng như nhiều người khác ủng hộ Bộ trưởng vì đó là việc đáng làm, nên làm và lẽ ra phải làm lâu rồi để tiếp cận được thông tin đa chiều, để sàng lọc cho được sự thật, bám sát thực tiễn.
Bởi những báo cáo “thật” và những câu chuyện "thật" được chuyển đến bộ trưởng hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm có khi lại "ảo".
Trong khi nhiều chuyện trong mạng ảo lại là thật, thật hơn cả nhiều lần những bản báo cáo thật có kết quả rất đẹp làm bộ trưởng hài lòng và tạm yên tâm về thành quả chỉ đạo, lãnh đạo...
Bản chất thế nào sau hiện tượng Bộ trưởng mở facebook thì đành phải chờ, chưa thể phán sau vài tuần vài tháng. Nhưng cứ tạm tin, cứ mặc định theo chiều tích cực, theo hướng thiện, chí ít thì cứ tin Bộ trưởng sẽ lắng nghe, thấu hiểu, làm thật!”
Nhìn trên trang fanpage, trong thời gian ngắn sau công bố, rất nhiều câu hỏi đã được gửi đến bà Bộ trưởng như các vấn đề về bảo hiểm y tế, y đức… Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi rất nhạy cảm và không có mục đích xây dựng.
Nhiều câu hỏi được bà Bộ trưởng trả lời sau 1 giờ.
Trao đổi với VTC News, một chuyên gia trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, một người từng là blogger nổi tiếng cho rằng: Xét về lý thuyết, fanpage là nơi để mọi người chia sẻ suy nghĩ nên sẽ có những ý kiến tích cực và không tích cực.
Tuy nhiên, với những ý kiến tiêu cực được đưa ra một cách cố ý, không xây dựng cần có 1 bộ phận để kiểm soát.
Vấn đề y tế khá thực tiễn và nhạy cảm, nhưng nếu ai cũng hỏi, vấn đề nào cũng hỏi thì bà Bộ trưởng không thể trả lời hết, thậm chí có một đội ngũ hỗ trợ.
Có những câu hỏi quá đơn giản ví dụ như “Tôi bị đau bụng thì uống thuốc gì?”, người đặt câu hỏi nên đi gặp bác sỹ chứ không nên post lên fanpage.
Với người dân, chỉ hỏi Bộ trưởng những câu hỏi mà không tìm được câu trả lời từ người khác, cấp khác.
Bà Bộ trưởng quá bận nên có thể chỉ trả lời những câu hỏi liên quan đến chính sách hoặc tuyên truyền những vấn đề quan trọng.
Để trang fanpage hoạt động hiệu quả, chuyên gia này nói: Hiện không có hình mẫu nào về fanpage của một chính khách. Hơn nữa, đây là fanpage đầu tiên của một vị Bộ trưởng.
Trong quá trình phát triển fanpage, bà Bộ trưởng và các cộng sự cần sàng lọc thông tin, duy trì nội dung một cách hữu ích và phù hợp không có nghĩa là cái gì cũng đưa lên. Nó là một phương tiện truyền thông nên đưa những gì mà dân quan tâm.
» Bộ trưởng Y tế day dứt với bệnh nhân ung thư
» Đại biểu Bùi Thị An: Nên công bằng với Bộ trưởng Y tế
» Bác sỹ hứa: Không để bệnh nhân sởi chết oan
Nam Anh
Tính đến ngày 6/3, lượng like trang fanpage của Bộ trưởng Y tế đã tăng lên mức chóng mặt ở con số 130 nghìn lượt. Điều đó cho thấy fanpage của Bộ trưởng Tiến được đông đảo người dân quan tâm.
Ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc công ty truyền thông i3S cho rằng: “Lĩnh vực y tế liên quan trực tiếp đến cuộc sống của từng người dân. Nền y tế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên việc một Bộ trưởng công khai fanpage do bà điều hành là một điều đáng mừng.
Fanpagecủa bộ trưởng Bộ Y tế tại địa chỉ https://www.facebook.com/botruongboyte.vn. |
Trước khi có trang fanpage này, trên mạng xuất hiện khá nhiều trang mang tên Bộ trưởng Bộ Y tế nên việc công khai fanpage chính thức là điều nhanh nhạy trong hoạt động truyền thông của Bộ này.
Bản thân Bộ Y tế nhận thấy, Facebook ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng liên tục số người sử dụng tại Việt Nam. Đây là một kênh kết nối hữu hiệu, tức thời giữa cá nhân Bộ trưởng nói riêng, Bộ Y tế nói chung với quần chúng nhân dân nên Bộ trưởng Bộ Y tế chính thức đưa fanpage vào hoạt động tại địa chỉ https://www.facebook.com/botruongboyte.vn.
Với thông điệp "Lắng nghe & thấu hiểu", fanpage hoạt động với mục đích sau cập nhật những thông tin mới trong lĩnh vực y tế; Tiếp nhận những phản ảnh của quần chúng nhân dân.
Fanpage do Bộ trưởng trực tiếp quản lý và điều hành.
Sau công bố này, lượng like của fanpage tăng chóng mặt, nhiều người bày tỏ ủng hộ như: “Ủng hộ Bộ trưởng” hay “Bộ trưởng nên làm mạnh tay hơn nữa”.
Facebook có tên Khoan Nguyễn Phương chia sẻ: “Rất cám ơn Bộ trưởng và ngành y tế Việt Nam đã có fanpage này. Hi vọng chúng tôi được tiếp cận thông tin thường xuyên, fanpage mang lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân".
Còn ThanhNga Tran viết: “Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là bộ trưởng đầu tiên có trang Facebook để tiếp cận thông tin, lắng nghe, thấu hiểu sự thật liên quan lĩnh vực y tế. Và mục đích cuối cùng của bà là giải quyết rốt ráo -các vấn đề bất cập của ngành y tế.
Tôi cũng như nhiều người khác ủng hộ Bộ trưởng vì đó là việc đáng làm, nên làm và lẽ ra phải làm lâu rồi để tiếp cận được thông tin đa chiều, để sàng lọc cho được sự thật, bám sát thực tiễn.
Bởi những báo cáo “thật” và những câu chuyện "thật" được chuyển đến bộ trưởng hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm có khi lại "ảo".
Trong khi nhiều chuyện trong mạng ảo lại là thật, thật hơn cả nhiều lần những bản báo cáo thật có kết quả rất đẹp làm bộ trưởng hài lòng và tạm yên tâm về thành quả chỉ đạo, lãnh đạo...
Bản chất thế nào sau hiện tượng Bộ trưởng mở facebook thì đành phải chờ, chưa thể phán sau vài tuần vài tháng. Nhưng cứ tạm tin, cứ mặc định theo chiều tích cực, theo hướng thiện, chí ít thì cứ tin Bộ trưởng sẽ lắng nghe, thấu hiểu, làm thật!”
Nhìn trên trang fanpage, trong thời gian ngắn sau công bố, rất nhiều câu hỏi đã được gửi đến bà Bộ trưởng như các vấn đề về bảo hiểm y tế, y đức… Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi rất nhạy cảm và không có mục đích xây dựng.
Nhiều câu hỏi được bà Bộ trưởng trả lời sau 1 giờ. |
Trao đổi với VTC News, một chuyên gia trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, một người từng là blogger nổi tiếng cho rằng: Xét về lý thuyết, fanpage là nơi để mọi người chia sẻ suy nghĩ nên sẽ có những ý kiến tích cực và không tích cực.
Tuy nhiên, với những ý kiến tiêu cực được đưa ra một cách cố ý, không xây dựng cần có 1 bộ phận để kiểm soát.
Vấn đề y tế khá thực tiễn và nhạy cảm, nhưng nếu ai cũng hỏi, vấn đề nào cũng hỏi thì bà Bộ trưởng không thể trả lời hết, thậm chí có một đội ngũ hỗ trợ.
Có những câu hỏi quá đơn giản ví dụ như “Tôi bị đau bụng thì uống thuốc gì?”, người đặt câu hỏi nên đi gặp bác sỹ chứ không nên post lên fanpage.
Với người dân, chỉ hỏi Bộ trưởng những câu hỏi mà không tìm được câu trả lời từ người khác, cấp khác.
Bà Bộ trưởng quá bận nên có thể chỉ trả lời những câu hỏi liên quan đến chính sách hoặc tuyên truyền những vấn đề quan trọng.
Để trang fanpage hoạt động hiệu quả, chuyên gia này nói: Hiện không có hình mẫu nào về fanpage của một chính khách. Hơn nữa, đây là fanpage đầu tiên của một vị Bộ trưởng.
Trong quá trình phát triển fanpage, bà Bộ trưởng và các cộng sự cần sàng lọc thông tin, duy trì nội dung một cách hữu ích và phù hợp không có nghĩa là cái gì cũng đưa lên. Nó là một phương tiện truyền thông nên đưa những gì mà dân quan tâm.
» Bộ trưởng Y tế day dứt với bệnh nhân ung thư
» Đại biểu Bùi Thị An: Nên công bằng với Bộ trưởng Y tế
» Bác sỹ hứa: Không để bệnh nhân sởi chết oan
Nam Anh
Bình luận