(VTC News) – Cô nữ sinh xinh xắn Bùi Quỳnh Anh đã tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc chuyên ngành khá đặc biệt dường như chỉ dành cho đàn ông.
Ngành “của đàn ông”
Trong số 132 thủ khoa đầu ra xuất sắc được thành đoàn Hà Nội tuyên dương năm 2014, cô gái Bùi Quỳnh Anh khiến nhiều người khâm phục bởi là một trong hai thủ khoa kép xuất sắc. Đặc biệt, ngành học của Quỳnh Anh theo đuổi dường như chỉ có “đấng mày râu” mới dám thử sức.
Với niềm đam mê từ bé, Bùi Quỳnh Anh quyết tâm theo đuổi ngành chỉ huy dàn nhạc – nghề được coi là dành cho đàn ông. Ở Việt Nam, ngành chỉ huy dàn nhạc từ trước tới nay chỉ có 3 người phụ nữ theo đuổi.
Chia sẻ về ngành học của mình, Quỳnh Anh cho biết: “Công việc này là dựng một tác phẩm trên giấy thành âm thanh. Đó chính là vị trí của người chỉ đạo trong dàn nhạc. Vì vậy, nếu là một người đàn ông thì mọi người sẽ có cảm giác tin tưởng hơn.
Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đảm nhận vị trí dựng hợp xướng cho khoảng 100 người, Quỳnh Anh nói: “Là con gái, nên khi mình đứng lên chỉ huy, mọi người rất ngạc nhiên, tò mò và trêu đùa liên tục”. Lúc đó, với tư cách là một người chỉ huy - Quỳnh Anh đã nhanh trí xử lý, yêu cầu những người bạn đang trêu đùa phải hát lại nhiều lần. Sau này, khi nhắc lại những kỷ niệm vui ngày mới bước vào nghề, mọi người thường tặng cho cô gái xinh xắn này biệt danh "người phụ nữ nghiêm khắc".
Bằng sự nghiêm túc trong công việc, Quỳnh Anh đã đạt được giải A trong cuộc thi năm đó. Giải thưởng đầu tiên với vai trò là chỉ huy đã giúp cô gái này thêm tự tin để tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật đã chọn.
Vì là chuyên ngành ít người theo đuổi được nên nhiều giờ học chỉ có một trò mà tới ba thầy cùng dạy. Những lúc đó, cô bạn luôn tự nhủ phải cố gắng để không phụ lòng dạy dỗ của các thầy.
“Việc học cũng rất áp lực, căng thẳng, nếu không làm tốt, mình sẽ lập tức bị các thầy mắng. Là con gái nên cũng có lần mình tủi thân và khóc”, nữ thủ khoa tâm sự. Tuy việc học vất vả nhưng chưa bao giờ cô gái xinh xắn này có ý định từ bỏ ngành học đã theo đuổi nhiều năm.
Trước khi dự thi vào ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội, Quỳnh Anh đã tốt nghiệp trung cấp HV Âm nhạc quốc gia Việt Nam - chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng. Vì vậy, trước khi dự thi đại học, Quỳnh Anh khá vững vào chuyên môn nhưng cô lại rất lo lắng khi môn Ngữ văn đã có nhiều thay đổi.
Nữ thủ khoa chia sẻ: “Lúc đó, mình chỉ sợ trượt đại học vì bị điểm liệt môn Văn. Mình quyết định mua một quyển sách giáo khoa lớp 12 để tự học. Vì vậy, mình rất bất ngờ khi đạt 7,5 điểm Văn. Đây cũng là yếu tố quyết định giúp mình đạt được danh hiệu thủ khoa”.
Chính thức đặt chân vào con đường nghệ thuật từ khi vừa tròn 9 tuổi, khi đó Quỳnh Anh đã phải xa bố mẹ lên thành phố để theo học hệ trung cấp Organ của CĐ Văn hóa nghệ thuật du lịch Hạ Long.
Nhớ lại ký ức tuổi thơ, nữ thủ khoa chia sẻ: “Ngày đó, phải xa bố mẹ lên thành phố sống với ông bà nên dù còn nhỏ nhưng mình buộc phải học cách tự lập, làm tất cả mọi việc. Hàng ngày mình phải khoác trên lưng cây đàn nặng khoảng 10 kg đến lớp. Việc học cũng rất áp lực, mỗi lần mải chơi không tập tốt còn bị thầy mắng, khiến mình muốn bỏ cuộc”.
Cô bạn rằng chính tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật là động lực giúp mình có thể vượt qua mọi khó khăn.
Thủ khoa cũng lo công việc
Với đặc thù ngành học kén người, nên cơ hội việc làm dành cho Quỳnh Anh rất hạn chế. Cô chia sẻ: “Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 3 nơi biểu diễn nhạc giao hưởng. Nhưng những nơi này thường tìm chỉ huy dàn nhạc là người nước ngoài, hoặc bậc thầy của mình. Hơn nữa, loại nhạc này ở Việt Nam rất ít khán giả, nên cơ hội được làm việc đúng như chuyên ngành của mình đã học là rất ít”.
Trước đó, thầy giáo đã nhiều lần khuyên Quỳnh Anh nên lựa chọn một chuyên ngành học khác để dễ dàng xin việc. Tuy nhiên, niềm đam mê với ngành học chỉ huy âm nhạc đã giúp Quỳnh Anh vượt qua tất cả.
" Mình cảm thấy thích thú và hạnh phúc khi được đứng trước mọi người, được chỉ huy mọi người để tạo nên những tác phẩm âm nhạc có giá trị", nữ thủ khoa chia sẻ.
Không tìm được việc trong những nhà hát, đoàn nghệ thuật lớn, nữ thủ khoa vẫn quyết định nuôi niềm đam mê của bản thân và xin cộng tác với các trung tâm nghệ thuật để dạy cảm thụ âm nhạc, hát hợp xướng cho các học sinh lứa tuổi mầm non, tiểu học và nhận đào tạo piano, organ tại nhà.
Quỳnh Anh hy vọng, thông qua việc giảng dạy sẽ truyền được nguồn cảm hứng, tình yêu nhạc thính phòng đến các em học sinh. Bởi đó có thể sẽ trở thành khản giả của cô sau này và giúp thể loại nhạc này trở nên phổ biến hơn.
Nữ thủ khoa tâm sự: “Nếu chỉ dừng lại ở những công việc này, mình lo chỉ vài năm sau khiến thức sẽ bị mai một dần. Mình hy vọng có cơ hội được làm việc tại ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội để được làm nghề một cách nghiêm túc”.
Ước mơ của Quỳnh Anh được trở thành một giảng viên đề truyền niềm đam mê âm nhạc đến với nhiều bạn trẻ, được phổ biến nhiều hơn ngành học đặc biệt này rộng rãi hơn ra công chúng.
Hai mẹ con cùng đỗ thủ khoa
Một điều đặc biệt của Quỳnh Anh khi cô nhận tin trở thành thủ khoa cũng đúng vào thời điểm biết mình đã có bầu.
Năm 2013, Quỳnh Anh quyết định lập gia đình với một chàng nghệ sĩ kèn sau 4 năm tìm hiểu. Gặp gỡ trong một lần đi biểu diễn, cùng làm trong nghề nên cả hai đều hiểu và thông cảm với những vất vả của nhau.
Chia sẻ về mối tình của mình, nữ thủ khoa tâm sự: “Mình từng quyết tâm không bao giờ yêu ai học nhạc vì nghĩ cả gia đình đều là nghệ sĩ không biết sẽ như thế nào. Có lẽ duyên số đã giúp mình và anh nên duyên vợ chồng”.
Gắn bó với nghề dạy nhạc cho trẻ đã nhiều năm nay và chuẩn bị chào đón cô con gái đầu lòng, Quỳnh Anh rất yêu những cô cậu học trò nhí của mình. Cô kể: “Các bé rất dễ thương và luôn là cảm hứng cho mình mỗi giờ lên lớp”.
Nhưng Quỳnh Anh cũng xót xa khi nhận ra rằng nhiều bố mẹ không quan tâm đến con cái: “Nhiều gia đình, mình chỉ gặp bố mẹ đúng một lần duy nhất, còn lại nhận lương qua người giúp việc suốt cả khóa học. Mình vẫn nhớ khi dạy một bé 8 tuổi, gia đình rất khá giả nhưng bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không mấy khi trò chuyện với con cái.
Nhiều lần cô bé ấy đã khóc và nói “tại sao bố mẹ con lại phải kiếm thêm nhiều tiền như vậy để làm gì? Tại sao mẹ không ở nhà, nấu cơm, tắm cho con như những người khác”. Lúc đó mình chỉ biết ôm học trò vào lòng để an ủi, động viên”.
Cảm nhận được điều đó, nên Quỳnh Anh luôn giữ không khí vui vẻ trong gia đình. Niềm mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng lúc này đó là con gái sẽ chào đời mạnh khỏe.
Hoàng Anh
Ngành “của đàn ông”
Trong số 132 thủ khoa đầu ra xuất sắc được thành đoàn Hà Nội tuyên dương năm 2014, cô gái Bùi Quỳnh Anh khiến nhiều người khâm phục bởi là một trong hai thủ khoa kép xuất sắc. Đặc biệt, ngành học của Quỳnh Anh theo đuổi dường như chỉ có “đấng mày râu” mới dám thử sức.
Quỳnh Anh trong ngày tốt nghiệp ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội |
Chia sẻ về ngành học của mình, Quỳnh Anh cho biết: “Công việc này là dựng một tác phẩm trên giấy thành âm thanh. Đó chính là vị trí của người chỉ đạo trong dàn nhạc. Vì vậy, nếu là một người đàn ông thì mọi người sẽ có cảm giác tin tưởng hơn.
Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đảm nhận vị trí dựng hợp xướng cho khoảng 100 người, Quỳnh Anh nói: “Là con gái, nên khi mình đứng lên chỉ huy, mọi người rất ngạc nhiên, tò mò và trêu đùa liên tục”. Lúc đó, với tư cách là một người chỉ huy - Quỳnh Anh đã nhanh trí xử lý, yêu cầu những người bạn đang trêu đùa phải hát lại nhiều lần. Sau này, khi nhắc lại những kỷ niệm vui ngày mới bước vào nghề, mọi người thường tặng cho cô gái xinh xắn này biệt danh "người phụ nữ nghiêm khắc".
Bằng sự nghiêm túc trong công việc, Quỳnh Anh đã đạt được giải A trong cuộc thi năm đó. Giải thưởng đầu tiên với vai trò là chỉ huy đã giúp cô gái này thêm tự tin để tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật đã chọn.
Vì là chuyên ngành ít người theo đuổi được nên nhiều giờ học chỉ có một trò mà tới ba thầy cùng dạy. Những lúc đó, cô bạn luôn tự nhủ phải cố gắng để không phụ lòng dạy dỗ của các thầy.
“Việc học cũng rất áp lực, căng thẳng, nếu không làm tốt, mình sẽ lập tức bị các thầy mắng. Là con gái nên cũng có lần mình tủi thân và khóc”, nữ thủ khoa tâm sự. Tuy việc học vất vả nhưng chưa bao giờ cô gái xinh xắn này có ý định từ bỏ ngành học đã theo đuổi nhiều năm.
Trước khi dự thi vào ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội, Quỳnh Anh đã tốt nghiệp trung cấp HV Âm nhạc quốc gia Việt Nam - chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng. Vì vậy, trước khi dự thi đại học, Quỳnh Anh khá vững vào chuyên môn nhưng cô lại rất lo lắng khi môn Ngữ văn đã có nhiều thay đổi.
Nữ thủ khoa chia sẻ: “Lúc đó, mình chỉ sợ trượt đại học vì bị điểm liệt môn Văn. Mình quyết định mua một quyển sách giáo khoa lớp 12 để tự học. Vì vậy, mình rất bất ngờ khi đạt 7,5 điểm Văn. Đây cũng là yếu tố quyết định giúp mình đạt được danh hiệu thủ khoa”.
Chính thức đặt chân vào con đường nghệ thuật từ khi vừa tròn 9 tuổi, khi đó Quỳnh Anh đã phải xa bố mẹ lên thành phố để theo học hệ trung cấp Organ của CĐ Văn hóa nghệ thuật du lịch Hạ Long.
Nhớ lại ký ức tuổi thơ, nữ thủ khoa chia sẻ: “Ngày đó, phải xa bố mẹ lên thành phố sống với ông bà nên dù còn nhỏ nhưng mình buộc phải học cách tự lập, làm tất cả mọi việc. Hàng ngày mình phải khoác trên lưng cây đàn nặng khoảng 10 kg đến lớp. Việc học cũng rất áp lực, mỗi lần mải chơi không tập tốt còn bị thầy mắng, khiến mình muốn bỏ cuộc”.
Cô bạn rằng chính tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật là động lực giúp mình có thể vượt qua mọi khó khăn.
Thủ khoa cũng lo công việc
Với đặc thù ngành học kén người, nên cơ hội việc làm dành cho Quỳnh Anh rất hạn chế. Cô chia sẻ: “Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 3 nơi biểu diễn nhạc giao hưởng. Nhưng những nơi này thường tìm chỉ huy dàn nhạc là người nước ngoài, hoặc bậc thầy của mình. Hơn nữa, loại nhạc này ở Việt Nam rất ít khán giả, nên cơ hội được làm việc đúng như chuyên ngành của mình đã học là rất ít”.
Quỳnh Anh hạnh phúc khi được đứng trên sân khấu chỉ huy dàn nhạc |
Trước đó, thầy giáo đã nhiều lần khuyên Quỳnh Anh nên lựa chọn một chuyên ngành học khác để dễ dàng xin việc. Tuy nhiên, niềm đam mê với ngành học chỉ huy âm nhạc đã giúp Quỳnh Anh vượt qua tất cả.
" Mình cảm thấy thích thú và hạnh phúc khi được đứng trước mọi người, được chỉ huy mọi người để tạo nên những tác phẩm âm nhạc có giá trị", nữ thủ khoa chia sẻ.
Không tìm được việc trong những nhà hát, đoàn nghệ thuật lớn, nữ thủ khoa vẫn quyết định nuôi niềm đam mê của bản thân và xin cộng tác với các trung tâm nghệ thuật để dạy cảm thụ âm nhạc, hát hợp xướng cho các học sinh lứa tuổi mầm non, tiểu học và nhận đào tạo piano, organ tại nhà.
Quỳnh Anh hy vọng, thông qua việc giảng dạy sẽ truyền được nguồn cảm hứng, tình yêu nhạc thính phòng đến các em học sinh. Bởi đó có thể sẽ trở thành khản giả của cô sau này và giúp thể loại nhạc này trở nên phổ biến hơn.
Nữ thủ khoa tâm sự: “Nếu chỉ dừng lại ở những công việc này, mình lo chỉ vài năm sau khiến thức sẽ bị mai một dần. Mình hy vọng có cơ hội được làm việc tại ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội để được làm nghề một cách nghiêm túc”.
Ước mơ của Quỳnh Anh được trở thành một giảng viên đề truyền niềm đam mê âm nhạc đến với nhiều bạn trẻ, được phổ biến nhiều hơn ngành học đặc biệt này rộng rãi hơn ra công chúng.
Hai mẹ con cùng đỗ thủ khoa
Một điều đặc biệt của Quỳnh Anh khi cô nhận tin trở thành thủ khoa cũng đúng vào thời điểm biết mình đã có bầu.
Năm 2013, Quỳnh Anh quyết định lập gia đình với một chàng nghệ sĩ kèn sau 4 năm tìm hiểu. Gặp gỡ trong một lần đi biểu diễn, cùng làm trong nghề nên cả hai đều hiểu và thông cảm với những vất vả của nhau.
Quỳnh Anh chia sẻ do lấy chồng cũng là một nghệ sĩ kèn nên hai vợ chồng rất hiểu và đồng cảm với nhau trong công việc, cuộc sống |
Chia sẻ về mối tình của mình, nữ thủ khoa tâm sự: “Mình từng quyết tâm không bao giờ yêu ai học nhạc vì nghĩ cả gia đình đều là nghệ sĩ không biết sẽ như thế nào. Có lẽ duyên số đã giúp mình và anh nên duyên vợ chồng”.
Gắn bó với nghề dạy nhạc cho trẻ đã nhiều năm nay và chuẩn bị chào đón cô con gái đầu lòng, Quỳnh Anh rất yêu những cô cậu học trò nhí của mình. Cô kể: “Các bé rất dễ thương và luôn là cảm hứng cho mình mỗi giờ lên lớp”.
Nhưng Quỳnh Anh cũng xót xa khi nhận ra rằng nhiều bố mẹ không quan tâm đến con cái: “Nhiều gia đình, mình chỉ gặp bố mẹ đúng một lần duy nhất, còn lại nhận lương qua người giúp việc suốt cả khóa học. Mình vẫn nhớ khi dạy một bé 8 tuổi, gia đình rất khá giả nhưng bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không mấy khi trò chuyện với con cái.
Nhiều lần cô bé ấy đã khóc và nói “tại sao bố mẹ con lại phải kiếm thêm nhiều tiền như vậy để làm gì? Tại sao mẹ không ở nhà, nấu cơm, tắm cho con như những người khác”. Lúc đó mình chỉ biết ôm học trò vào lòng để an ủi, động viên”.
Cảm nhận được điều đó, nên Quỳnh Anh luôn giữ không khí vui vẻ trong gia đình. Niềm mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng lúc này đó là con gái sẽ chào đời mạnh khỏe.
Hoàng Anh
Bình luận