(VTC News) – Nguyễn Thái Đông Hương từng mời huyền thoại marketing của Apple - Guy Mawssaki về Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho các bạn trẻ.
Năm 2016, Nguyễn Thái Đông Hương được Forbes Việt Nam vinh danh là một trong 30 gương mặt trẻ tiêu biểu dưới 30 tuổi.
Trước đó, cô gái xinh đẹp này từng nhận cùng lúc 7 học bổng vào các trường Đại học hàng đầu trên thế giới.
Đông Hương đã từng góp mặt trong nhiều hoạt động của du học sinh Việt ở nước ngoài, là thành viên tích cực của Hội Sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Stanford Hội Kinh doanh tại Đại học Stanford (SPBA), tham gia Mạng lưới Lãnh đạo Đông Nam Á (SEALNet)…
Đặc biệt, chị còn là đồng sáng lập Viet Youth Entrepreneur – Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam vào năm 2011. Là một người trẻ sống hết mình vì những gì mình thích, chị đến với Vietnamese Youth Ambassadors với những suy nghĩ rất hay về người trẻ của mình.
- Tại sao sau khi ra tốt nghiệp ĐH Stanford (Mỹ) danh tiếng, Hương lại từ chối cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài để về Việt Nam khởi nghiệp?
Thật ra, sau khi tốt nghiệp Stanford, Hương có về Singapore làm việc tại Bain & Company hơn 1 năm. Bain & Co. là một công ty tư vấn chiến lược Mỹ cũng khá nổi tiếng trên thế giới. Hương nghĩ câu hỏi cho các bạn du học sinh vừa tốt nghiệp không nhất thiết phải là ở hay về, mà là bạn cảm thấy lúc đó nơi nào sẽ là nơi mình phát triển học hỏi và đóng góp được nhiều nhất.
Hương luôn muốn về Việt Nam khởi nghiệp nhưng lúc vừa tốt nghiệp thấy bản thân nên học hỏi và có thêm kinh nghiệm cọ xát thực tế. Quả thật mình đã học được rất nhiều từ hơn một năm làm việc ở Singapore.
- Về Việt Nam khởi nghiệp, chắc hẳn Hương đã gặp không ít khó khăn?
Hương cho rằng khó khăn lớn nhất đối với các bạn sau khi tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng ở Mỹ và từng làm việc ở môi trường quốc tế chuyên nghiệp thì khi về Việt Nam có thể shock văn hoá.Vì cách làm việc ở Việt Nam rất khác.
Mình muốn thành công tại đây thì vừa phải biết cách tận dụng kiến thức sâu và tầm nhìn hệ thống mà mình đã tích luỹ được qua thời gian học tập làm việc nước ngoài, vừa phải hiểu sâu sắc và biết cách làm việc được trong môi trường Việt Nam.
Nhiều người cho rằng không nhất thiết phải về nước mới là phục vụ đất nước, quan điểm của bạn thế nào?
Hương nghĩ đơn giản để đóng góp được hiệu quả cho bất kỳ cá nhân hoặc tập bất kỳ thì cũng trước hết là cần có khả năng, đam mê, và môi trường phù hợp với khả năng đam mê đó. Thế nên tuỳ mình thấy mình phù hợp với môi trường nào hơn thì mình về đó.
Hương thấy có rất nhiều anh chị người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhưng vẫn tạo ra những tổ chức từ thiện, tình nguyện rất ý nghĩa tại Việt Nam.
Việc làm việc từ xa hoặc bay qua bay lại giữa các đất nước đã trờ thành một phần tất yếu của thời đại ngày này, nên Hương nghĩ nơi mình ở không còn nhất thiết phải là nơi duy nhất mình làm việc và đóng góp nữa.
- Thậm chí, nhiều người cho rằng chỉ khi không tìm được cơ hội làm việc ở nước ngoài với mức lương cao thì hãy tính đến việc về nước?
Hương không nghĩ như vậy. Bản thân Hương vừa bỏ việc để về nước. Mình cho rằng không nên nói theo kiểu vơ đũa cả nắm, mỗi người một hoàn cảnh một ước mơ khác nhau mà.
- Học tập ở ĐH Stanford danh tiếng phải chăng cũng đã giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong khởi nghiệp?
Tất nhiên là giúp nhiều chứ! Hương rất thích tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ tại Stanford. Các bạn ở đây đều làm việc vì đam mê và vì mong muốn sẽ tạo ra ảnh hưởng tốt đẹp đến thế giới. Tinh thần đó đã là nguồn cảm hứng lớn trong tất cả những công việc và dự án của Hương.
Mình học về công nghệ tại Stanford nên đây cũng là nơi đã khơi dậy trong mình niềm đam mê khoa học kỹ thuật và những sự đổi mới mà khoa học kỹ thuật mang lại.
Ngoài ra, những tình bạn mà mình có được từ Stanford đã cho mình nguồn động viên, hỗ trợ, chỗ dựa rất tốt trong suốt quãng đường mình đi sau khi tốt nghiệp
- Tại ĐH Stanford, những nữ sinh học chuyên ngành Mật mã học tại ĐH Stanford và theo học Master (học vị thạc sĩ) ngành Khoa học và Công nghệ có phải là “của hiếm”?
Do Hương thích nên học thôi. Ngành Mật mã học nghe tên to tát thế chứ thật ra là bao gồm 2 phần chính: công nghệ thông tin và triết học.
Năm đầu tiên, Hương thích triết lắm, chỉ toàn học các khóa triết và đọc sách triết cả ngày. Học đến cuối năm thì nhận ra triết cũng hay đấy nhưng cứ ngồi suy nghĩ lý luận mãi thì cũng không tạo được sản phẩm gì, nên bắt đầu học thêm tin học và Hương cũng rất thích.
Học xong còn phát hiện ra triết học và tin học chia sẻ rất nhiều điểm chung, đều là được xây dựng từ nền tảng toán học. Nên cuối cùng Hương chọn ngành Mật Mã học (Symbolic Systems) vì nó bao gồm luôn 2 môn học yêu thích của mình.
Hương học thạc sĩ về Quản trị Khoa học Công nghệ bởi vì lúc đó có sẵn một số thời gian trống mình học thêm khoá thạc sĩ này để bổ sung khả năng kinh doanh.
- Sau khi học phổ thông tại New Zealand, Hương đã được 7 trường đại học hàng đầu ở Anh và Mỹ cấp học bổng. Bí quyết để chinh phục những trường ĐH hàng đầu thế giới như thế nào?
Hương nghĩ chắc là do bài luận văn mình viết chân thật, cho thấy được đam mê và ước mơ đóng góp cho xã hội. Hương cho rằng việc tìm được trường phù hợp với mình cũng là hai chiều, không phải cứ trường nổi tiếng nhất là tốt nhất.
Các bạn trẻ cũng nên chú tâm tìm hiểu kỹ từng trường, để chọn được môi trường phù hợp nhất để mình học tập và phát triển.
- Hương là người đồng sáng lập Viet Youth Entrepreneur – Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam vào năm 2011. Hiện nay, sau 5 năm, mạng lưới này có phát triển như kỳ vọng ban đầu của bạn?
Kỳ vọng ban đầu của nhóm sáng lập VYE là thông qua hoạt động khởi nghiệp tạo dựng niềm cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam luyện tập cách suy nghĩ sáng tạo, độc lập, và tạo dựng cộng đồng khuyến khích giúp đỡ các bạn trẻ với ước mơ khỏi nghiệp.
Mong ước lúc đó cũng đơn giản thôi. Tới bây giờ, mình cảm thấy VYE cũng đã thực hiện được theo đúng mong ước
- Những khó khăn trong những ngày đầu để duy trì mạng lưới khởi nghiệp VYE như thế nào?
Với bản chất là một tổ chức mang tính chất cộng đồng và phi lợi nhuận, VYE đối mặt hai khó khăn lớn:
Một là tài chính. Hoạt động của VYE chủ yếu được chi trả bởi các gói tài trợ công ty và quỹ công đồng của các tố chức thế giới. Những nguồn này không ổn định, thế nên có nhiều đề án VYE ấp ủ từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được vì thiếu kinh phí.
Hai là nhân lực. Phần lớn các dự án của VYE được khởi xướng và thực hiện bởi các đội tình nguyện, thế nên việc truyền nối kỹ năng, tập huấn, và bảo đảm nhân lực phục vụ cho tất cả những dự án tương lai vẫn luôn làm ban lãnh đạo VYE rất ..đau đầu.
- Đã từng khi nào Hương nghĩ tới việc bỏ cuộc vì mọi thứ không như dự tính?
Nói là bỏ cuộc cũng không hẳn nhưng có rất nhiều lúc Hương cũng thấy nhiệt huyết có phần mệt mỏi. Chắc những lúc đó, phải cảm ơn nhiều nhất là các bạn cùng team, mình làm cùng nhau thì truyền lửa cho nhau, động viên lẫn nhau trong những lúc mệt mỏi.
- Với sự thuyết phục của Hương, giáo sư người Mỹ Tom Kosnik 5 năm liền đều đến Việt Nam dạy khởi nghiệp miễn phí cho sinh viên. Chắc hẳn sẽ phải rất khó khăn mới có thể đưa vị GS nổi tiếng này đến với Việt Nam?
Hương thật sự rất cảm kích thầy Tom. Thầy thật sự rất nhiệt huyết với giới trẻ Việt Nam, việc mình thuyết phục cũng là một phần thôi vì thực chất nhiệt huyết đó đã có sẵn trong thầy rồi.
Việc thầy năm nào cũng bay hơn 20 tiếng về Việt Nam để truyền cảm hứng trong suốt 5 năm qua cũng là một nguồn động viên rất lớn với Hương và team VYE.
- Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của huyền thoại marketing của Apple - ông Guy Mawssaki. Hành trình thuyết phục nhân vật tầm cỡ này hẳn là một câu chuyện thú vị khác?
Sự xuất hiện của huyền thoại marketing của Apple - ông Guy Mawssaki ở Việt Nam chủ yếu là nhờ thầy Tom giúp thuyết phục. Guy Kawasaki cũng muốn tìm hiểu thêm về khởi nghiệp ở Việt Nam lâu rồi nên khi có lời mời ông ấy cũng dễ đồng ý hơn.
Hương thấy điều này là một minh chứng sống cho tiềm năng của nguồn nhân tài và thị trường công nghệ Việt Nam.
- Bạn nghĩ gì khi nhiều người cho rằng, những starup Việt Nam thường chỉ học theo những mô hình đã có và thành công ở nước ngoài để đưa vào trong nước?
Học theo mà chắc gì đã làm được. Nói đơn giản như mô hình e-commerce, biết là Amazon đã thành công ở nước ngoài đấy nhưng đâu phải cứ bắt đầu một công ty ecommerce là sẽ thành công.
Hương nghĩ ý tưởng chỉ đóng vai trò rất rất nhỏ trong thành công của một doanh nghiệp, với cả điều kiện thị trường nước ngoài khác Việt Nam nhiều lắm nên đừng thấy mô hình giống nhau một chút rồi bảo mọi người bắt chước và không coi trọng thành công của những công ty đó.
Tạo dựng doanh nghiệp thành công rất khó, nếu có những mô hình nước ngoài có thể học hỏi được để giúp mình trong việc gầy dựng doanh nghiệp thành công thì tại sao lài không học hỏi? Ngay cả những công ty nước ngoài cũng phải học hỏi lẫn nhau rất nhiều.
- Những chính sách cho các bạn trẻ khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay liệu đã đi vào cuộc sống và thuận lợi hơn với các bạn trẻ?
Hương nghĩ thật ra dạo gần đây chính phủ đã bắt đầu chú ý hơn về mặt khởi nghiệp và đã có những thay đổi chính sách, đặc biệt là về mặt đầu tư khởi nghiệp, rất được hoang nghênh bởi cộng đồng khởi nghiệp.
Nều có góp ý thì Hương cũng mong chính phủ sẽ đóng vai trò trực tiếp hơn trong việc tạo dựng và phát triển cộng đồng khởi nghiệp. Chính phủ Hàn Quốc, Singapore, và Malaysia đã khá thành công trong việc khuyến khích các công ty công nghệ mới bằng cách ươm tạo các khu công nghệ cao và kêu gọi vốn đầu tư khởi nghiệp.
Hương có thấy rất nhiều đề án tương tự đang được chính phủ Việt Nam xem xét, đó là điều rất đáng mừng.
- Kế hoạch và dự định của bạn trong năm 2016 như thế nào?
Hương đang ấp ủ một số dự án khởi nghiệp của riêng mình trong năm nay. Rất hi vọng rằng vào nửa sau 2016 có thể cho sản phẩm ra thị trường.
Phạm Thịnh
Năm 2016, Nguyễn Thái Đông Hương được Forbes Việt Nam vinh danh là một trong 30 gương mặt trẻ tiêu biểu dưới 30 tuổi.
Nguyễn Thái Đông Hương được Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt trẻ tài năng dưới 30 tuổi năm 2016 |
Trước đó, cô gái xinh đẹp này từng nhận cùng lúc 7 học bổng vào các trường Đại học hàng đầu trên thế giới.
Đông Hương đã từng góp mặt trong nhiều hoạt động của du học sinh Việt ở nước ngoài, là thành viên tích cực của Hội Sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Stanford Hội Kinh doanh tại Đại học Stanford (SPBA), tham gia Mạng lưới Lãnh đạo Đông Nam Á (SEALNet)…
Đặc biệt, chị còn là đồng sáng lập Viet Youth Entrepreneur – Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam vào năm 2011. Là một người trẻ sống hết mình vì những gì mình thích, chị đến với Vietnamese Youth Ambassadors với những suy nghĩ rất hay về người trẻ của mình.
- Tại sao sau khi ra tốt nghiệp ĐH Stanford (Mỹ) danh tiếng, Hương lại từ chối cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài để về Việt Nam khởi nghiệp?
Thật ra, sau khi tốt nghiệp Stanford, Hương có về Singapore làm việc tại Bain & Company hơn 1 năm. Bain & Co. là một công ty tư vấn chiến lược Mỹ cũng khá nổi tiếng trên thế giới. Hương nghĩ câu hỏi cho các bạn du học sinh vừa tốt nghiệp không nhất thiết phải là ở hay về, mà là bạn cảm thấy lúc đó nơi nào sẽ là nơi mình phát triển học hỏi và đóng góp được nhiều nhất.
Hương luôn muốn về Việt Nam khởi nghiệp nhưng lúc vừa tốt nghiệp thấy bản thân nên học hỏi và có thêm kinh nghiệm cọ xát thực tế. Quả thật mình đã học được rất nhiều từ hơn một năm làm việc ở Singapore.
Nguyễn Thái Đông Hương |
- Về Việt Nam khởi nghiệp, chắc hẳn Hương đã gặp không ít khó khăn?
Hương cho rằng khó khăn lớn nhất đối với các bạn sau khi tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng ở Mỹ và từng làm việc ở môi trường quốc tế chuyên nghiệp thì khi về Việt Nam có thể shock văn hoá.Vì cách làm việc ở Việt Nam rất khác.
Mình muốn thành công tại đây thì vừa phải biết cách tận dụng kiến thức sâu và tầm nhìn hệ thống mà mình đã tích luỹ được qua thời gian học tập làm việc nước ngoài, vừa phải hiểu sâu sắc và biết cách làm việc được trong môi trường Việt Nam.
Nhiều người cho rằng không nhất thiết phải về nước mới là phục vụ đất nước, quan điểm của bạn thế nào?
Hương nghĩ đơn giản để đóng góp được hiệu quả cho bất kỳ cá nhân hoặc tập bất kỳ thì cũng trước hết là cần có khả năng, đam mê, và môi trường phù hợp với khả năng đam mê đó. Thế nên tuỳ mình thấy mình phù hợp với môi trường nào hơn thì mình về đó.
Hương thấy có rất nhiều anh chị người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhưng vẫn tạo ra những tổ chức từ thiện, tình nguyện rất ý nghĩa tại Việt Nam.
Việc làm việc từ xa hoặc bay qua bay lại giữa các đất nước đã trờ thành một phần tất yếu của thời đại ngày này, nên Hương nghĩ nơi mình ở không còn nhất thiết phải là nơi duy nhất mình làm việc và đóng góp nữa.
- Thậm chí, nhiều người cho rằng chỉ khi không tìm được cơ hội làm việc ở nước ngoài với mức lương cao thì hãy tính đến việc về nước?
Hương không nghĩ như vậy. Bản thân Hương vừa bỏ việc để về nước. Mình cho rằng không nên nói theo kiểu vơ đũa cả nắm, mỗi người một hoàn cảnh một ước mơ khác nhau mà.
- Học tập ở ĐH Stanford danh tiếng phải chăng cũng đã giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong khởi nghiệp?
Tất nhiên là giúp nhiều chứ! Hương rất thích tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ tại Stanford. Các bạn ở đây đều làm việc vì đam mê và vì mong muốn sẽ tạo ra ảnh hưởng tốt đẹp đến thế giới. Tinh thần đó đã là nguồn cảm hứng lớn trong tất cả những công việc và dự án của Hương.
Mình học về công nghệ tại Stanford nên đây cũng là nơi đã khơi dậy trong mình niềm đam mê khoa học kỹ thuật và những sự đổi mới mà khoa học kỹ thuật mang lại.
Ngoài ra, những tình bạn mà mình có được từ Stanford đã cho mình nguồn động viên, hỗ trợ, chỗ dựa rất tốt trong suốt quãng đường mình đi sau khi tốt nghiệp
Nguyễn Thái Đông Hương (ngoài cùng bên phải) |
- Tại ĐH Stanford, những nữ sinh học chuyên ngành Mật mã học tại ĐH Stanford và theo học Master (học vị thạc sĩ) ngành Khoa học và Công nghệ có phải là “của hiếm”?
Do Hương thích nên học thôi. Ngành Mật mã học nghe tên to tát thế chứ thật ra là bao gồm 2 phần chính: công nghệ thông tin và triết học.
Năm đầu tiên, Hương thích triết lắm, chỉ toàn học các khóa triết và đọc sách triết cả ngày. Học đến cuối năm thì nhận ra triết cũng hay đấy nhưng cứ ngồi suy nghĩ lý luận mãi thì cũng không tạo được sản phẩm gì, nên bắt đầu học thêm tin học và Hương cũng rất thích.
Học xong còn phát hiện ra triết học và tin học chia sẻ rất nhiều điểm chung, đều là được xây dựng từ nền tảng toán học. Nên cuối cùng Hương chọn ngành Mật Mã học (Symbolic Systems) vì nó bao gồm luôn 2 môn học yêu thích của mình.
Hương học thạc sĩ về Quản trị Khoa học Công nghệ bởi vì lúc đó có sẵn một số thời gian trống mình học thêm khoá thạc sĩ này để bổ sung khả năng kinh doanh.
- Sau khi học phổ thông tại New Zealand, Hương đã được 7 trường đại học hàng đầu ở Anh và Mỹ cấp học bổng. Bí quyết để chinh phục những trường ĐH hàng đầu thế giới như thế nào?
Hương nghĩ chắc là do bài luận văn mình viết chân thật, cho thấy được đam mê và ước mơ đóng góp cho xã hội. Hương cho rằng việc tìm được trường phù hợp với mình cũng là hai chiều, không phải cứ trường nổi tiếng nhất là tốt nhất.
Các bạn trẻ cũng nên chú tâm tìm hiểu kỹ từng trường, để chọn được môi trường phù hợp nhất để mình học tập và phát triển.
Hương là người đồng sáng lập Viet Youth Entrepreneur – Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam vào năm 2011 |
- Hương là người đồng sáng lập Viet Youth Entrepreneur – Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam vào năm 2011. Hiện nay, sau 5 năm, mạng lưới này có phát triển như kỳ vọng ban đầu của bạn?
Kỳ vọng ban đầu của nhóm sáng lập VYE là thông qua hoạt động khởi nghiệp tạo dựng niềm cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam luyện tập cách suy nghĩ sáng tạo, độc lập, và tạo dựng cộng đồng khuyến khích giúp đỡ các bạn trẻ với ước mơ khỏi nghiệp.
Mong ước lúc đó cũng đơn giản thôi. Tới bây giờ, mình cảm thấy VYE cũng đã thực hiện được theo đúng mong ước
- Những khó khăn trong những ngày đầu để duy trì mạng lưới khởi nghiệp VYE như thế nào?
Với bản chất là một tổ chức mang tính chất cộng đồng và phi lợi nhuận, VYE đối mặt hai khó khăn lớn:
Một là tài chính. Hoạt động của VYE chủ yếu được chi trả bởi các gói tài trợ công ty và quỹ công đồng của các tố chức thế giới. Những nguồn này không ổn định, thế nên có nhiều đề án VYE ấp ủ từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được vì thiếu kinh phí.
Hai là nhân lực. Phần lớn các dự án của VYE được khởi xướng và thực hiện bởi các đội tình nguyện, thế nên việc truyền nối kỹ năng, tập huấn, và bảo đảm nhân lực phục vụ cho tất cả những dự án tương lai vẫn luôn làm ban lãnh đạo VYE rất ..đau đầu.
Nguyễn Thái Đông Hương cũng rất thích đi du lịch, khám phá các vùng đất mới |
- Đã từng khi nào Hương nghĩ tới việc bỏ cuộc vì mọi thứ không như dự tính?
Nói là bỏ cuộc cũng không hẳn nhưng có rất nhiều lúc Hương cũng thấy nhiệt huyết có phần mệt mỏi. Chắc những lúc đó, phải cảm ơn nhiều nhất là các bạn cùng team, mình làm cùng nhau thì truyền lửa cho nhau, động viên lẫn nhau trong những lúc mệt mỏi.
- Với sự thuyết phục của Hương, giáo sư người Mỹ Tom Kosnik 5 năm liền đều đến Việt Nam dạy khởi nghiệp miễn phí cho sinh viên. Chắc hẳn sẽ phải rất khó khăn mới có thể đưa vị GS nổi tiếng này đến với Việt Nam?
Hương thật sự rất cảm kích thầy Tom. Thầy thật sự rất nhiệt huyết với giới trẻ Việt Nam, việc mình thuyết phục cũng là một phần thôi vì thực chất nhiệt huyết đó đã có sẵn trong thầy rồi.
Việc thầy năm nào cũng bay hơn 20 tiếng về Việt Nam để truyền cảm hứng trong suốt 5 năm qua cũng là một nguồn động viên rất lớn với Hương và team VYE.
- Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của huyền thoại marketing của Apple - ông Guy Mawssaki. Hành trình thuyết phục nhân vật tầm cỡ này hẳn là một câu chuyện thú vị khác?
Sự xuất hiện của huyền thoại marketing của Apple - ông Guy Mawssaki ở Việt Nam chủ yếu là nhờ thầy Tom giúp thuyết phục. Guy Kawasaki cũng muốn tìm hiểu thêm về khởi nghiệp ở Việt Nam lâu rồi nên khi có lời mời ông ấy cũng dễ đồng ý hơn.
Hương thấy điều này là một minh chứng sống cho tiềm năng của nguồn nhân tài và thị trường công nghệ Việt Nam.
- Bạn nghĩ gì khi nhiều người cho rằng, những starup Việt Nam thường chỉ học theo những mô hình đã có và thành công ở nước ngoài để đưa vào trong nước?
Học theo mà chắc gì đã làm được. Nói đơn giản như mô hình e-commerce, biết là Amazon đã thành công ở nước ngoài đấy nhưng đâu phải cứ bắt đầu một công ty ecommerce là sẽ thành công.
Hương nghĩ ý tưởng chỉ đóng vai trò rất rất nhỏ trong thành công của một doanh nghiệp, với cả điều kiện thị trường nước ngoài khác Việt Nam nhiều lắm nên đừng thấy mô hình giống nhau một chút rồi bảo mọi người bắt chước và không coi trọng thành công của những công ty đó.
Tạo dựng doanh nghiệp thành công rất khó, nếu có những mô hình nước ngoài có thể học hỏi được để giúp mình trong việc gầy dựng doanh nghiệp thành công thì tại sao lài không học hỏi? Ngay cả những công ty nước ngoài cũng phải học hỏi lẫn nhau rất nhiều.
- Những chính sách cho các bạn trẻ khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay liệu đã đi vào cuộc sống và thuận lợi hơn với các bạn trẻ?
Hương nghĩ thật ra dạo gần đây chính phủ đã bắt đầu chú ý hơn về mặt khởi nghiệp và đã có những thay đổi chính sách, đặc biệt là về mặt đầu tư khởi nghiệp, rất được hoang nghênh bởi cộng đồng khởi nghiệp.
Nều có góp ý thì Hương cũng mong chính phủ sẽ đóng vai trò trực tiếp hơn trong việc tạo dựng và phát triển cộng đồng khởi nghiệp. Chính phủ Hàn Quốc, Singapore, và Malaysia đã khá thành công trong việc khuyến khích các công ty công nghệ mới bằng cách ươm tạo các khu công nghệ cao và kêu gọi vốn đầu tư khởi nghiệp.
Hương có thấy rất nhiều đề án tương tự đang được chính phủ Việt Nam xem xét, đó là điều rất đáng mừng.
- Kế hoạch và dự định của bạn trong năm 2016 như thế nào?
Hương đang ấp ủ một số dự án khởi nghiệp của riêng mình trong năm nay. Rất hi vọng rằng vào nửa sau 2016 có thể cho sản phẩm ra thị trường.
Phạm Thịnh
Bình luận