Tsang Tsz-Wang (20 tuổi) bị mù và rất nặng tai, cô đã bắt đầu học chữ nổi bằng môi từ năm 5 tuổi.
Thật ra, môi, lưỡi và đầu ngón tay đặc biệt thích hợp trong việc cảm nhận vật thể và khoảng cách. Da ở những vùng này có thể nhận biết hai vật cách nhau chỉ vài mm, trong khi chân hay mu bàn tay chỉ có thể nhận biết hai vật cách nhau hơn 50-100 mm.
Diane Wormsely, một giáo sư chuyên ngành giáo dục cho người khiếm thị tại ĐH Trung tâm Bắc Carolina cho biết, đó là trường hợp dùng môi thành công đầu tiên mà bà biết.
Một vài người đã nhìn chằm chằm vào Tsang khi cô đọc trước đám đông và khiến cô cảm thấy hơi lúng túng. Còn một vấn đề nữa là quyển sách Braille khá dày và nặng, tuy nhiên, Tsang cho rằng vẫn rất tuyệt khi còn một cách để cô khám phá thế giới thông qua những trang sách.
Một trong những thú vui khi rảnh rỗi của cô bạn là đọc sách, nó có thể giúp cô vượt qua sự khiếm khuyết bằng việc chăm chỉ, quyết tâm để thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn. Nếu thiếu sự dũng cảm để thử thách bản thân, Tsang sẽ khó có thể thành công trong việc học.
Tsang đã đạt được điểm 5**, điểm số cao nhất cho môn tiếng Trung, tiếng Anh và nghiên cứu Chủ nghĩa tự do. Cô bạn cho biết: “Tôi đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi nghe tin điểm số tốt hơn nhiều so với mong đợi. Tôi cảm thấy học tập chăm chỉ cuối cùng cũng đã có kết quả".
Tsang đang rất háo hức để học dịch thuật ở ĐH bắt đầu từ tháng 9 năm nay.
Theo Đất Việt
Cô gái trẻ Tsang Tsz-Wang, người Hong Kong, đã nỗ lực vượt qua những khiếm khuyết của bản thân và đạt được điểm số luôn nằm trong top 5 ở hầu hết các môn thi đầu vào đại học.
Tsang đã chọn dùng môi vì tay cô không đủ nhạy cảm để cảm nhận được các kí tự Braille (chữ nổi). Cô Mee-lin Chiu, giáo viên tại trường Ebenezer và Ngôi nhà dành cho người khiếm thị cho biết: “Từ lớp 1, tôi đã luôn thấy cô bé nhoài người về trước. Cô bé nói rằng mình đọc rõ hơn khi dùng môi thay cho dùng tay”. Tsang nói rằng cô không nhớ mình bắt đầu dùng môi từ lúc nào và tại sao lại thử cách đó.
Tsang Tsz-Wang đã dùng môi để học chữ và đứng trong top 5 của kì thi ĐH |
Diane Wormsely, một giáo sư chuyên ngành giáo dục cho người khiếm thị tại ĐH Trung tâm Bắc Carolina cho biết, đó là trường hợp dùng môi thành công đầu tiên mà bà biết.
Một vài người đã nhìn chằm chằm vào Tsang khi cô đọc trước đám đông và khiến cô cảm thấy hơi lúng túng. Còn một vấn đề nữa là quyển sách Braille khá dày và nặng, tuy nhiên, Tsang cho rằng vẫn rất tuyệt khi còn một cách để cô khám phá thế giới thông qua những trang sách.
Một trong những thú vui khi rảnh rỗi của cô bạn là đọc sách, nó có thể giúp cô vượt qua sự khiếm khuyết bằng việc chăm chỉ, quyết tâm để thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn. Nếu thiếu sự dũng cảm để thử thách bản thân, Tsang sẽ khó có thể thành công trong việc học.
Môi, lưỡi, ngón tay là những bộ phận cảm nhận vật thể và khoảng cách rất tốt |
Tsang đang rất háo hức để học dịch thuật ở ĐH bắt đầu từ tháng 9 năm nay.
Theo Đất Việt
Bình luận