Video: Cô gái Hà Lan trao tặng 40 con bò cho nông dân nghèo tỉnh Tây Ninh
Trước thời điểm đón Tết Nguyên đán, dịp trao bò lần này là món quà rất ý nghĩa đối với các hộ gia đình nghèo tại đây. Các hộ nông dân nhận được bò không giấu được niềm vui và sự xúc động vì "chúng tôi có thể yên tâm đón Tết vui vẻ và đầm ấm".
Cũng trong dịp này, ông Trần Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao 100 phần quà Tết cho các hộ dân nghèo và nạn nhân chất độc da cam, phong trào Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam của 2 huyện trên, mỗi huyện 50 phần.
Trước đó, ngày 23/12, Công ty sữa cô gái Hà Lan cũng trao tặng 20 con bò cho các hộ nông dân nghèo tỉnh Lâm Đồng. Trong năm 2017, công ty cũng trao tặng hơn 100 con bò sinh sản (trị giá hơn 1 tỷ đồng) cho các hộ nông dân nghèo.
Đây là năm thứ 6 Sữa Cô gái Hà Lan tham gia chương trình với mong muốn tiếp sức và trợ giúp cho các hộ nông dân nghèo trên cả nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Với phương châm “Trao cần câu thay vì cho con cá”, Công ty sữa Cô gái Hà Lan trao tặng mỗi hộ gia đình nghèo tham gia dự án “Ngân hàng Bò” một con bò trị giá 10 triệu đồng. Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bê cái, hộ gia đình tiếp tục nuôi từ 6 đến 12 tháng tuổi, sau đó bàn giao lại cho Hội Chữ thập đỏ để chuyển giao bê cái này cho hộ nghèo khác.
Sau khi hoàn thành quá trình này, hộ gia đình nghèo đầu tiên sẽ được sở hữu hoàn toàn bò giống để tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Cùng với việc tặng bò giống và chuyển giao bê cái, dự án còn cung cấp kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao, giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và thúc đẩy tinh thần tương trợ lẫn nhau, từng bước xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng.
Sau 6 năm triển khai, dự án “Ngân hàng Bò” trở thành một chương trình mang tính cộng đồng có ý nghĩa nhân văn đối với bà con nông dân và các hộ nghèo cũng như xác lập thêm giá trị cho những mục tiêu vì sự phát triển chung của toàn xã hội.
Bình luận