Tại Khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông. Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan mhà nước có thẩm quyền cấp.
Đồng thời theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì ô tô và xe máy là 2 loại phương tiện cơ giới khác nhau nên khi điều khiển phương tiện nào, người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó.
Theo Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe (bằng lái xe) là loại giấy tờ chứng nhận người sở hữu có đủ điều kiện và khả năng điều khiển một loại phương tiện xe cơ giới nào đó.

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Bảo Hưng)
Luật này cũng quy định người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển. Có nghĩa là khi điều khiển xe mô tô, người lái phải có bằng xe máy. Nếu lái xe hơi, tài xế phải có bằng lái ô tô. Và tất nhiên không thể dùng bằng ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy và ngược lại.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, người tham gia giao thông không thể dùng bằng lái ô tô thay thế cho bằng lái xe máy. Nói cách khác, người điều khiển phương tiện phải sử dụng bằng lái xe phù hợp với loại xe mà mình đang điều khiển.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về sử dụng và quản lý giấy phép lái xe như sau:
Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Theo đó, trường hợp bạn muốn gộp bằng lái xe máy và bằng lái ô tô thì cần làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định.
Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 03 - 04 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên, xe mô tô ba bánh có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy phép lái xe và tạm giữ xe theo quy định. Thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ.
Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
Bình luận (11)
Khi trước tôi có đổi bằng lái xe ôtô sở giao thông vận tải yêu cầu tíc hợp giấy phép lái xe mô tô vào bằng lái xe ôtô. Vậy bây giờ tôi muốn tách ra cho thuận tiện thì phải làm thế nào...?
nên là Có .
Vô lý ở chổ là bằng lái ôtô thì hạng thấp nhất cũng chở đc 9 người. cao nhất thì cũng trên 30chô mà điều khiển xe gắn máy mô tô phải học thêm cái bằng lái nữa
Thì mỗi hạng oto đều phải thi thêm lần nữa mà bạn. Chứ có phải muốn nâng là được đâu
Xe máy là phương tiện đi lại tối thiểu của dân sinh thường ngày hầu như ai cũng biết chạy nên hợp thức hoá ,đã lái đc xe oto thì tất nhiên là chạy đc xe gắn máy 175cc trở xuống . Có ai sinh ra mà biết chạy trước biết đi đâu 😊
Người chạy oto chưa chắc biết đi xe máy côn tay đâu😅
Mình ở ĐỒNG THÁP, theo quy định của ở đây người có bằng lái xe A1 mới được thi bằng lái xe 4 bánh, vậy những người có bằng lái xe 4 bánh thì chắc chắn có bằng lái A1 rồi.
Đồng tháp thật đáng yêu . Bạn nên chấp hành người chỉ dẫn giao thông nhé .
Đây là câu mà người tham gia giao thông phải chấp hành .
Nơi nào cấp bằng ô tô và xe máy vậy
nên sửa đổi luật để người sở hữu GPLX được phép điều khiển xe gắn máy theo hạng cụ thể mà không nhất thiết phải có GPLX 2 bánh riêng.bởi vì việc vận hành xe oto phức tạp hơn so với xe gắn máy,
Ông là phi công lái máy bay.... chưa chắc ông đã lái được xe máy đâu nhé...