Chứng đau đầu của bạn thuộc loại nào? Biểu hiện ra sao? Nguyên nhân từ đâu? Và hướng chữa trị ra sao là những điều mà bạn cần biết để có cách điều trị đúng đắn nhất cho cơn đau của mình.
Đau đầu do căng thẳng (Tension headaches)
Đây là chứng đau đầu phổ biến nhất, đau đầu do căng thẳng biểu hiện bằng cơn đau hoặc những áp lực xung quanh đầu, tập trung ở thái dương hay phía sau đầu và cổ. Không trầm trọng như chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng không gây buồn nôn hoặc nôn mửa.
Các chuyên gia tin rằng những triệu chứng này có thể là do sự co lại của cơ cổ và bắp thịt (dấu hiệu của căng thẳng) và có thể là do thay đổi các chất hoá học trong não.
Các biện pháp điều trị là dùng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, hoặc acetaminophen (Tylenol).
Đau đầu từng cơn hay đau đầu theo chu kỳ (Cluster headache)
Cluster headache là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh đau đầu từng cơn hay theo chu kỳ, từng đợt, có lúc dừng hẳn nhưng sau đó lại đau trở lại, thậm chí có người dừng tới vài tháng. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lại xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi từ 20-40.
Chúng xuất hiện đột ngột và có đặc điểm là đau nghiêm trọng, suy nhược ở một bên đầu, thường đi kèm với nước mắt và nghẽn mũi hoặc sổ mũi.
Khi bị đau đầu từng cơn, người ta thường cảm thấy bồn chồn và không thể thoải mái, không thể nằm xuống, triệu chứng giống với chứng đau nửa đầu. Nguyên nhân của nhức đầu chu kỳ không rõ, nhưng có thể là do di truyền.
Hiện nay, đau đầu chu kỳ vẫn chưa có thuốc chữa, nhưng sử dụng thuốc có thể giúp cắt giảm tần số và thời gian đau.
Đau đầu do bệnh xoang (Sinus headaches)
Đau nhức đầu do xoang là nhức đầu có thể kèm theo viêm xoang, một tình trạng mà lớp màng lót xoang trở nên phù nề và viêm. Có thể cảm thấy áp lực xung quanh mắt, má và trán. Mặc dù có thể chỉ biểu hiện đau đầu xoang, nhưng nhiều người thấy rằng có đau đầu xoang với đau nửa đầu hay nhức đầu căng thẳng.
Dấu hiệu và triệu chứng nhức đầu xoang có thể bao gồm:
Đau, áp lực vùng lông mày, má hoặc trán.
Đau có thể tồi tệ hơn khi uốn cong người về phía trước hoặc nằm xuống.
Nước mũi màu vàng-xanh lá cây hoặc nhuốm máu.
Đau họng.
Sốt.
Ho.
Mệt mỏi.
Cảm giác đau nhức trong răng hàm trên.
Đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Nhức đầu bệnh xoang có thể được điều trị bằng kháng sinh, như là kháng histamine hoặc decongestants.
Đau đầu hồi ứng (Rebound headaches)
Đau nhức đầu hồi ứng Rebound (lạm dụng thuốc đau đầu) là do sử dụng thường xuyên thuốc đau nhức đầu. Thuốc giảm đau điều trị cứu trợ cho nhức đầu thường xuyên, nhưng nếu dùng chúng nhiều hơn một vài ngày một tuần, có thể gây ra đau đầu hồi ứng.
Các triệu chứng
Đau nhức đầu có xu hướng tăng trở lại.
Đau nhức đầu xảy ra hàng ngày, thường lúc thức dậy vào buổi sáng sớm.
Cải thiện đau nhức đầu với thuốc giảm đau nhưng sau đó đau trở lại khi thuốc hết.
Đau đầu vẫn tồn tại suốt ngày.
Đau đầu tồi tệ hơn với nỗ lực thể chất hoặc tâm thần.
Dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
Buồn nôn.
Lo lắng.
Bồn chồn và khó tập trung.
Vấn đề bộ nhớ.
Khó chịu.
Trầm cảm.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần hạn chế sử dụng nhiều thuốc giảm đau hoặc đến gặp bác sĩ để xin tư vấn.
Đau nửa đầu (Migraine headaches)
Đây là bệnh gây đau một bên đầu từng cơn, đi kèm với buồn nôn. Cơn đau có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên đầu hoặc luân chuyển lúc bên này lúc bên kia. Cơn đau thay đổi cường độ từ nhẹ đau thoáng qua đến đau dữ dội và kéo dài từ nhiều giờ đến vài ba ngày.
Cơn đau đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn một hình thành hai hình, nói khó, tê buốt da đầu. Cơn đau sẽ nặng lên khi người bệnh di chuyển, chạy nhảy, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu. Sau cơn đau đầu người bệnh thường cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp migraine trong số 20 căn bệnh hàng đầu gây thương tật, làm mất sức lao động, tiêu tốn nhiều tiền và sẽ là vấn nạn lớn toàn cầu.
Video: Hai loại thuốc kết hợp với nhau có thể gây nguy hiểm
Bình luận