Sự việc càng gây bức xúc dư luận hơn khi một loạt cán bộ cấp dưới bị khởi tố, tạm giam, còn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường vẫn chưa bị xử lý.
Sai phạm
Ngày 2/8/2010, UBND huyện Nghi Xuân thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cầu Bến Thủy 2 đi qua thị trấn Xuân An, Nghi Xuân (HĐBT) gồm 21 thành viên. Trong đó, ông Nguyễn Hiền Lương, nguyên Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân làm Chủ tịch Hội đồng, ông Lê Duy Việt, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Năm 2011, UBND huyện Nghi Xuân quyết định thu hồi hơn 6.000m2 đất của 35 hộ, lập hồ sơ phê duyệt, bồi thường, hỗ trợ số tiền hơn 11 tỷ đồng và xét cấp đất tái định cư cho 36 lô trên 32 hộ dân với diện tích gần 9.000m2.
Theo tìm hiểu của PV, trong các hộ được nhận tiền bồi thường có ba hộ sử dụng hồ sơ giả và hồ sơ khống mang ba tên Trần Văn Hóa, Trương Hữu Hiền và Nguyễn Thị Hồng Nhung. Lạ thay, HĐBT huyện Nghi Xuân vẫn phê duyệt và bồi thường hơn 1 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, HĐBT còn cấp đất tái định cư cho 7 hộ không có hộ khẩu trên địa bàn thị trấn Xuân An với diện tích lên đến hơn 1.700m2. Theo tìm hiểu của PV, bình quân mỗi hộ được cấp đất tái định cư hơn 200m2. Tại thời điểm năm 2011, giá đất tại thị trấn Xuân An bình quân mỗi lô có giá hàng tỷ đồng.
Đang tiếp tục điều tra
Liên quan đến vụ việc, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố 6 đối tượng gồm Phan Duy Khương (SN 1971, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An), Nguyễn Văn Đức (SN 1960, Phó trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường, kiêm PCT Hội đồng bồi thường GPMB), Đậu Hữu Tuất (SN 1960, Trưởng phòng NN&PTNT, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường GPMB), Lê Quang Sáng (SN 1981, Phó trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường), Nguyễn Văn Hóa, nguyên cán bộ địa chính thị trấn Xuân An và Đậu Hữu Thân (SN 1956, nguyên Chủ tịch thị trấn Xuân An từ năm 1990 đến 1999).
Các đối tượng trên bị khởi tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Những cán bộ là thành viên của HĐBT liên quan đến vụ việc bị khởi tố, một số bị tạm giam. Tuy nhiên, hai người đứng đầu HĐBT để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng này lại vẫn chưa bị xử lý. Dư luận tại địa phương đang đặt ra nghi vấn phải chăng các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đang “giơ cao đánh khẽ”?
Trao đổi với PV, thượng tá Phạm Văn An, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đang tiếp tục lấy lời khai các đối tượng liên quan để làm rõ hành vi của từng đối tượng cụ thể. Liên quan đến hành vi của Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐBT, thượng tá An cho biết đang điều tra làm rõ để báo cáo lãnh đạo tỉnh. Vụ việc đang được Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục điều tra làm rõ.
Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, ông Hà Văn Châu cho biết, trước đây ở Nghi Xuân xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến vấn đề đất đai nhưng các cơ quan chức năng xử lý kỷ luật chưa đúng mức. “Hy vọng vụ việc lần này phải được làm rõ hành vi cụ thể của từng đối tượng để xử lý một cách nghiêm túc. Phải xử lý nghiêm túc để vừa có tính răn đe và giáo dục”, ông Hà Văn Châu nói.
» Xe 'hổ vồ' phá nát cầu, đường
» Tự sửa giấy phép khai thác mỏ: Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý
Theo TPO
Công an huyện Nghi Xuân bắt Nguyễn Văn Hóa, cán bộ địa chính thị trấn Xuân An, một mắt xích quan trọng trong vụ án Công an huyện Nghi Xuân bắt Nguyễn Văn Hóa, cán bộ địa chính thị trấn Xuân An, một mắt xích quan trọng trong vụ án |
Sai phạm
Ngày 2/8/2010, UBND huyện Nghi Xuân thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cầu Bến Thủy 2 đi qua thị trấn Xuân An, Nghi Xuân (HĐBT) gồm 21 thành viên. Trong đó, ông Nguyễn Hiền Lương, nguyên Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân làm Chủ tịch Hội đồng, ông Lê Duy Việt, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Năm 2011, UBND huyện Nghi Xuân quyết định thu hồi hơn 6.000m2 đất của 35 hộ, lập hồ sơ phê duyệt, bồi thường, hỗ trợ số tiền hơn 11 tỷ đồng và xét cấp đất tái định cư cho 36 lô trên 32 hộ dân với diện tích gần 9.000m2.
Theo tìm hiểu của PV, trong các hộ được nhận tiền bồi thường có ba hộ sử dụng hồ sơ giả và hồ sơ khống mang ba tên Trần Văn Hóa, Trương Hữu Hiền và Nguyễn Thị Hồng Nhung. Lạ thay, HĐBT huyện Nghi Xuân vẫn phê duyệt và bồi thường hơn 1 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, HĐBT còn cấp đất tái định cư cho 7 hộ không có hộ khẩu trên địa bàn thị trấn Xuân An với diện tích lên đến hơn 1.700m2. Theo tìm hiểu của PV, bình quân mỗi hộ được cấp đất tái định cư hơn 200m2. Tại thời điểm năm 2011, giá đất tại thị trấn Xuân An bình quân mỗi lô có giá hàng tỷ đồng.
Đang tiếp tục điều tra
Liên quan đến vụ việc, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố 6 đối tượng gồm Phan Duy Khương (SN 1971, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An), Nguyễn Văn Đức (SN 1960, Phó trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường, kiêm PCT Hội đồng bồi thường GPMB), Đậu Hữu Tuất (SN 1960, Trưởng phòng NN&PTNT, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường GPMB), Lê Quang Sáng (SN 1981, Phó trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường), Nguyễn Văn Hóa, nguyên cán bộ địa chính thị trấn Xuân An và Đậu Hữu Thân (SN 1956, nguyên Chủ tịch thị trấn Xuân An từ năm 1990 đến 1999).
Các đối tượng trên bị khởi tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Những cán bộ là thành viên của HĐBT liên quan đến vụ việc bị khởi tố, một số bị tạm giam. Tuy nhiên, hai người đứng đầu HĐBT để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng này lại vẫn chưa bị xử lý. Dư luận tại địa phương đang đặt ra nghi vấn phải chăng các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đang “giơ cao đánh khẽ”?
Trao đổi với PV, thượng tá Phạm Văn An, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đang tiếp tục lấy lời khai các đối tượng liên quan để làm rõ hành vi của từng đối tượng cụ thể. Liên quan đến hành vi của Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐBT, thượng tá An cho biết đang điều tra làm rõ để báo cáo lãnh đạo tỉnh. Vụ việc đang được Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục điều tra làm rõ.
Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, ông Hà Văn Châu cho biết, trước đây ở Nghi Xuân xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến vấn đề đất đai nhưng các cơ quan chức năng xử lý kỷ luật chưa đúng mức. “Hy vọng vụ việc lần này phải được làm rõ hành vi cụ thể của từng đối tượng để xử lý một cách nghiêm túc. Phải xử lý nghiêm túc để vừa có tính răn đe và giáo dục”, ông Hà Văn Châu nói.
» Xe 'hổ vồ' phá nát cầu, đường
» Tự sửa giấy phép khai thác mỏ: Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý
Theo TPO
Bình luận