(VTC News) - Lúc nào cô bé cũng muốn mọi người nhớ tới mình với niềm tin mãnh liệt vào ước mơ mà mình đang vươn tới và mang tặng cuộc sống điều diệu kỳ.
Nguyễn Phương Anh, cô bé 16 tuổi đến từ thủ đô Hà Nội không chỉ viết nên câu chuyện cổ tích trên sân khấu Vietnam’s Got Talent mà còn mang tặng cuộc sống điều kì diệu về lòng đam mê, theo một cách đặc biệt.
16 tuổi, và không thể đứng vững trên đôi chân của chính mình, tưởng rằng đó là điều kinh khủng khó có thể vượt qua, nhưng khi bước chân vào căn phòng 10D3 trường THPT Việt Đức, nụ cười của cô gái bé bỏng ngồi nơi góc lớp đã thay đổi tất cả những suy nghĩ của tôi. Tôi ngạc nhiên khi nghe cô bé tâm sự ‘Em không nhìn cuộc đời màu hồng mà là màu trắng, vì mọi người thường nói mình nên nghĩ tốt về người khác và nghĩ tốt về tất cả những điều xảy ra xung quanh mình để không còn thấy quan tâm đến những điều tiêu cực nữa.’
Mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh quái ác, 16 năm tồn tại trong cuộc đời là chừng ấy thời gian sống trong cảm giác nơm nớp lo sợ khi không thể nhớ hết số lần gãy chân của mình là 20, 30 hay còn nhiều hơn thế, nhưng Nguyễn Phương Anh đã cho mọi người thấy nghị lực phi thường về những điều tưởng chừng như không thể vẫn tồn tại ngay trong cuộc sống này.
Không biết niềm đam mê âm nhạc đến với mình từ bao giờ, Phương Anh chỉ biết nó đã sống cùng con người mình và chính âm nhạc là động lực cho cô bé sống một cuộc sống bình thường như tất cả những người bạn đồng trang lứa khác.
Cô bé say sưa kể về ‘Giấc mơ của em là được nuôi niềm đam mê âm nhạc và em muốn mình là niềm cảm hứng của ai đó.’ ‘Vietnam’s Got Talent là một nơi để em thể hiện niềm đam mê của mình, em không mong muốn mình được giải hay gì đâu, em chỉ muốn được cho mọi người thấy ai cũng có quyền ước mơ, đam mê và đi đến tận cùng niềm đam mê đó...’
Cái bất lợi lớn nhất của Phương Anh là việc di chuyển, nhưng cô bé tâm sự, em quá may mắn khi có gia đình và bạn bè quá tuyệt vời để sống một cuộc sống bình thường nhất, nên em không cảm thấy rõ ràng bất lợi đó, em đã sống với nó và em không thấy đó là sự khác biệt quá lớn.
Phương Anh của ngày hôm nay là cô bé được chắt chiu từ những giọt nước mắt của mẹ nhỏ xuống cho nỗi đau đớn chống chọi với bệnh tật hàng đêm của cô con gái bé bỏng và có những sự yêu thương lớn lao hơn tất cả mọi điều.
Ai đó từng chứng kiến người phụ nữ nhỏ bé bất kể ngày mưa, ngày nắng đưa cô bé mắc bệnh xương thủy tinh tới trường, cõng con lên tầng 3 học tiếng Đức rồi đón con về, mà chưa khi nào đôi mắt thôi bừng sáng khi nhìn thấy con gái mới thấu hiểu tình yêu thương đó, lớn đến nhường nào.
Đôi mắt Phương Anh ánh lên niềm tự hào khi kể về người bạn lớn của cuộc đời mình : ‘Mẹ em là đôi chân của em, là cô giáo, là người bạn của em, mẹ là người bạn lớn còn em là người bạn nhỏ, mẹ là tất cả những gì em cần đến, mẹ hy sinh rất nhiều và cố gắng rất nhiều để hòa hợp với cuộc sống của em. Em nghĩ đó là người mẹ ai cũng mong muốn có được.’
Phương Anh còn nhớ, những khi bị gãy chân, những người bạn thực sự luôn ở bên an ủi rất nhiều. ‘Kỉ niệm đáng nhớ nhất là một lần em bị ngã và bị sang chấn ở đùi. Hôm đó, em ở nhà bạn, bạn em phải loay hoay chật vật không biết làm như thế nào, vì khi đó hai đứa mới học cấp 1. Nhưng cuối cùng bạn em đã vượt qua nỗi sợ hãi và bình tĩnh chạy đi gọi người tới giúp. Mặc dù, khi đó cảm giác của em rất kinh khủng, và em không bao giờ muốn quay trở lại cảm giác ấy nữa nhưng nó đã giúp em nhận ra một người bạn của cuộc đời mình.’
Phương Anh chưa bao giờ thôi nở nụ cười khi nói chuyện với bất kì ai, lúc nào cô bé cũng muốn mọi người nhớ tới mình với sự lạc quan, yêu đời, niềm tin mãnh liệt vào ước mơ mà mình đang vươn tới và mang tặng cuộc sống này những điều kì diệu.
‘Em biết rằng mình không thể đứng trên sân khấu nhún nhảy theo tiếng nhạc hay thể hiện phần vũ đạo cho ca khúc đó, nhưng từ sâu thẳm trong con người mình, em sẽ vẫn nuôi niềm đam mê, chỉ là, theo một cách khác, đặc biệt hơn.’
T.L
Cô bé chỉ ngồi trên chiếc ghế đặc biệt để thể hiện niềm đam mê của mình |
Nguyễn Phương Anh, cô bé 16 tuổi đến từ thủ đô Hà Nội không chỉ viết nên câu chuyện cổ tích trên sân khấu Vietnam’s Got Talent mà còn mang tặng cuộc sống điều kì diệu về lòng đam mê, theo một cách đặc biệt.
16 tuổi, và không thể đứng vững trên đôi chân của chính mình, tưởng rằng đó là điều kinh khủng khó có thể vượt qua, nhưng khi bước chân vào căn phòng 10D3 trường THPT Việt Đức, nụ cười của cô gái bé bỏng ngồi nơi góc lớp đã thay đổi tất cả những suy nghĩ của tôi. Tôi ngạc nhiên khi nghe cô bé tâm sự ‘Em không nhìn cuộc đời màu hồng mà là màu trắng, vì mọi người thường nói mình nên nghĩ tốt về người khác và nghĩ tốt về tất cả những điều xảy ra xung quanh mình để không còn thấy quan tâm đến những điều tiêu cực nữa.’
Mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh quái ác, 16 năm tồn tại trong cuộc đời là chừng ấy thời gian sống trong cảm giác nơm nớp lo sợ khi không thể nhớ hết số lần gãy chân của mình là 20, 30 hay còn nhiều hơn thế, nhưng Nguyễn Phương Anh đã cho mọi người thấy nghị lực phi thường về những điều tưởng chừng như không thể vẫn tồn tại ngay trong cuộc sống này.
Cô bé không nhớ nổi mình đã gãy chân bao nhiêu lần |
Không biết niềm đam mê âm nhạc đến với mình từ bao giờ, Phương Anh chỉ biết nó đã sống cùng con người mình và chính âm nhạc là động lực cho cô bé sống một cuộc sống bình thường như tất cả những người bạn đồng trang lứa khác.
Cô bé say sưa kể về ‘Giấc mơ của em là được nuôi niềm đam mê âm nhạc và em muốn mình là niềm cảm hứng của ai đó.’ ‘Vietnam’s Got Talent là một nơi để em thể hiện niềm đam mê của mình, em không mong muốn mình được giải hay gì đâu, em chỉ muốn được cho mọi người thấy ai cũng có quyền ước mơ, đam mê và đi đến tận cùng niềm đam mê đó...’
Đi đến tận cùng niềm đam mê |
Cái bất lợi lớn nhất của Phương Anh là việc di chuyển, nhưng cô bé tâm sự, em quá may mắn khi có gia đình và bạn bè quá tuyệt vời để sống một cuộc sống bình thường nhất, nên em không cảm thấy rõ ràng bất lợi đó, em đã sống với nó và em không thấy đó là sự khác biệt quá lớn.
Phương Anh của ngày hôm nay là cô bé được chắt chiu từ những giọt nước mắt của mẹ nhỏ xuống cho nỗi đau đớn chống chọi với bệnh tật hàng đêm của cô con gái bé bỏng và có những sự yêu thương lớn lao hơn tất cả mọi điều.
Ai đó từng chứng kiến người phụ nữ nhỏ bé bất kể ngày mưa, ngày nắng đưa cô bé mắc bệnh xương thủy tinh tới trường, cõng con lên tầng 3 học tiếng Đức rồi đón con về, mà chưa khi nào đôi mắt thôi bừng sáng khi nhìn thấy con gái mới thấu hiểu tình yêu thương đó, lớn đến nhường nào.
Đôi mắt Phương Anh ánh lên niềm tự hào khi kể về người bạn lớn của cuộc đời mình : ‘Mẹ em là đôi chân của em, là cô giáo, là người bạn của em, mẹ là người bạn lớn còn em là người bạn nhỏ, mẹ là tất cả những gì em cần đến, mẹ hy sinh rất nhiều và cố gắng rất nhiều để hòa hợp với cuộc sống của em. Em nghĩ đó là người mẹ ai cũng mong muốn có được.’
'Em sống với căn bệnh của mình và không thấy sự khác biệt' |
Phương Anh còn nhớ, những khi bị gãy chân, những người bạn thực sự luôn ở bên an ủi rất nhiều. ‘Kỉ niệm đáng nhớ nhất là một lần em bị ngã và bị sang chấn ở đùi. Hôm đó, em ở nhà bạn, bạn em phải loay hoay chật vật không biết làm như thế nào, vì khi đó hai đứa mới học cấp 1. Nhưng cuối cùng bạn em đã vượt qua nỗi sợ hãi và bình tĩnh chạy đi gọi người tới giúp. Mặc dù, khi đó cảm giác của em rất kinh khủng, và em không bao giờ muốn quay trở lại cảm giác ấy nữa nhưng nó đã giúp em nhận ra một người bạn của cuộc đời mình.’
Phương Anh chưa bao giờ thôi nở nụ cười khi nói chuyện với bất kì ai, lúc nào cô bé cũng muốn mọi người nhớ tới mình với sự lạc quan, yêu đời, niềm tin mãnh liệt vào ước mơ mà mình đang vươn tới và mang tặng cuộc sống này những điều kì diệu.
Em vẫn sẽ nuôi niềm đam mê, chỉ là, theo một cách khác |
‘Em biết rằng mình không thể đứng trên sân khấu nhún nhảy theo tiếng nhạc hay thể hiện phần vũ đạo cho ca khúc đó, nhưng từ sâu thẳm trong con người mình, em sẽ vẫn nuôi niềm đam mê, chỉ là, theo một cách khác, đặc biệt hơn.’
Bình luận