Hơn 10 cơ sở thu gom heo chết đã bị triệt phá trong đợt này. Điểm chung của các cơ sở kinh doanh heo bệnh bị chết này là thịt và nội tạng được vứt bừa bãi dưới sàn xi măng dơ bẩn hoặc trong các thùng xốp, trong đó nhiều thùng xốp chứa nhiều con heo đã được xẻ thịt ngả màu, bốc mùi hôi thối.
Điều đáng nói, hầu hết các cơ sở thu gom thịt heo bị bệnh chết rồi đem ra thị trường tiêu thụ này không chỉ vi phạm một lần, thậm chí, có cơ sở kinh doanh đã gần 20 năm nay. Tuy nhiên cứ bắt, phạt xong lại bắt nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục vi phạm.
Theo các chuyên gia về y tế, heo bị bệnh chết thường chứa một lượng lớn dư lượng kháng sinh trong quá trình chữa bệnh cho heo. Nếu người tiêu dùng ăn phải lượng kháng sinh tồn dư trong thịt heo này sẽ gây những rối loạn chức năng tim và phổi, gây nguy hại cho sức khỏe, như: tim đập nhanh, tăng huyết áp, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, buồn nôn...
Vũ Nguyên
Bình luận