(VTC News) – Đối với một người học sinh, đi học đúng giờ là một trong số những nội quy bắt buộc của nhà trường ; tuy nhiên, các em nhỏ ở thôn Hồng Đức, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc lại là những trường hợp ngoại lệ.
>> Ai dám đi con đường nguy hiểm, rùng rợn ở Quảng Nam?
>> Thêm một con đường nguy hiểm: 1.000m, 30 "bẫy chết người"
Để tới trường, hàng trăm em nhỏ ở ngôi làng Hồng Đức vẫn hàng ngày "đánh đu" với tử thần để đi học. |
Trước nỗi lo sợ về rủi ro mà các em có thể gặp phải, một số bậc phụ huynh đã chọn giải pháp “hộ tống” con cái tới tận trường, trong khi số khác cấm con cái không được sử dụng phương tiện nguy hiểm này.
Mặc dù vậy, đối với hàng trăm học sinh ở thôn Hồng Đức thì đây thực sự đã là một “thành tựu vượt bậc” mà nhờ đó, các em có thể đến trường nhanh hơn thay vì phải mất quá 5 tiếng băng rừng lội suối.
Mỗi em học sinh cũng phải trả 1 Nhân dân tệ (khoảng 3.000 đồng) để được sử dụng phương tiện đầy rủi ro này |
Chiếc cáp treo do một người dân trong thôn có tên là Hồi Đức Phương (Hui Defang) “chế tạo” một cách thô sơ vào năm 2002. Anh này cho biết: “ Nhìn lũ trẻ đi học bằng đường núi xa quá nên tôi muốn giúp chúng có thể đến trường nhanh hơn rất nhiều bằng cách tạo ra một chiếc cáp treo.”
Cũng theo Hồ Đức Phương, anh và 20 người khác trong thôn đã mất khoảng 1 tháng để hoàn thành “tác phẩm” và từ đó tới nay, nó trở thành một phương tiện giao thông phổ biến của hơn 2000 người sống trong thôn Đức Xuân.
Để được sử dụng chiếc cáp, mỗi người phải trả 1 yên (đối với trẻ em), 2 yên (đối với người lớn) và mặc dù hàng ngày vẫn phải đi học trên con đường này nhưng nhiều em học sinh cũng không giấu nổi nỗi sợ hãi: “ Mỗi lần đi trên cái cáp ấy là tim cháu lại đập nhanh hơn rất nhiều.” – một em gái nhỏ chia sẻ.
Ngoài con đường nguy hiểm băng qua thung lũng ở thôn Đức Xuân, tỉnh Quý Châu, ở Trung Quốc còn nhiều con đường khác khiến người dân không khỏi “rợn tóc gáy” mỗi lần đi qua.
Đó là con đường đi bộ lên đỉnh phía Bắc của dãy núi Huashan (cao 1.614m) thuộc phía Nam tỉnh Thiểm Tây. Con đường này thực sự là một nỗi ác mộng khi chỉ được tạo nên bởi một vài tấm gỗ sơ sài và một sợi xích để người đi đường bám vào mà không hề có hàng rào hay lan can bao quanh.
Con đường lên đỉnh núi ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. |
Bên cạnh đó, phải kể tới con đường mòn treo leo ở độ cao 1,5km giữa vách núi gần ngôi làng Gulucan, phía Tây Trung Quốc nơi những đứa trẻ vẫn hàng ngày mạo hiểm tính mạng để cắp sách tới trường.
Đối với những người dân làng Gulucan, đây là con đường duy nhất giúp họ băng qua núi mặc dù nó vô cùng nguy hiểm |
Một con đường mòn nguy hiểm khác nằm chênh vênh ở độ cao 300m so với mặt đất ở tỉnh Hồ Nam với độ dài hàng nghìn mét, rộng 1m và cũng không có lan can.
Công nhân đang hoàn thành công trình đường mòn ven núi vô cùng mạo hiểm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. |
Clip học sinh "đánh đu" với tử thần để đi học |
Hạ Giang
Bình luận