(VTC News) – Chuyên gia giáo dục đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến học sinh Việt quay lưng với môn Lịch sử.
Trả lời phỏng vấn VTC News, TS Vũ Thu Hương (Khoa Sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) tỏ ra không bất ngờ trước thực trạng học sinh thờ ơ với môn Lịch sử.
- Sau khi xem clip học sinh trả lời về Quang Trung - Nguyễn Huệ, bà có cảm thấy bất ngờ không?
Thú thật thì tôi không bất ngờ chút nào. Tôi nghĩ chuyện này đương nhiên phải xảy ra khi các môn học Lịch sử và Địa lý đã bị coi rẻ hết cỡ trong chương trình học.
Mặc dù Lịch sử chính là một phần vô cùng quan trọng của văn hóa Việt, nhưng bộ Giáo dục và Đào tạo coi nhẹ, phụ huynh coi nhẹ, xã hội coi nhẹ và đương nhiên là học sinh đã coi rất rẻ rúm.
- Có thể thông cảm với việc học sinh khi sai ở những kiến thức sơ đẳng lịch sử Việt không?
Sáng nay, khi tôi bàn về vấn đề này, có em học sinh đã nói: Rất ít người hiểu về ông Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Điều này làm tôi rất ngạc nhiên vì ông vua này có công rất lớn và cũng rất nổi tiếng từ trong Nam ra ngoài Bắc. Không biết đến vua Quang Trung rõ ràng là thể hiện thái độ coi thường lịch sử nước nhà.
Cũng có em học sinh ngơ ngác hỏi tôi: Cô ơi, hôm nay là ngày 19/8, sao khắp nơi treo cờ vậy cô?
Trẻ thờ ơ với đất nước như vậy, liệu là bạn, bạn có thể cảm thông được không?
- Vì đâu học sinh Việt lại thờ ơ với môn Lịch sử như vậy, thưa bà?
Nguyên nhân đầu tiên có thể nói đến là do chương trình học của chúng ta đã dành cho môn Lịch sử một vai rất phụ. Ngày nay, thi lên cấp 3 chỉ có 2 môn là Toán và Văn, thi tốt nghiệp cấp 3 lại là Toán, Văn và Ngoại ngữ thì học Lịch sử rõ ràng là không quan trọng.
Với khả năng nhìn nhận còn hạn hẹp, học sinh không thể thấy được tầm quan trọng của bộ môn này khi không có mặt trong kì thi. Ngay cả phụ huynh cũng vậy. Vì thế, chúng ta có thể hiểu là tại sao tình trạng đó lại xảy ra.
- Trong chương trình tiểu học, bài học về Quang Trung - Nguyễn Huệ trong SGK được trình bày đã thực sự thu hút để các em ghi nhớ?
Bài học về Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ xuất hiện 1 lần mà ít nhất là 3 lần trong suốt quá trình các cháu học từ lớp 1 đến lớp 12. Ngoài ra, các bài học này kéo dài và luôn là những bài học quan trọng hàng đầu trong kì học của các cháu. Vì thế, tôi nghĩ: Việc các cháu không ghi nhớ không liên quan đến sách giáo khoa.
- Bà có thể gợi ý phương pháp dạy bài học về Quang Trung - Nguyễn Huệ sao cho hấp dẫn với học sinh?
Về phương pháp dạy học, mỗi giáo viên sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Nhưng với tôi, tôi sẽ lựa chọn phương thức làm khó học sinh. Nghĩa là các con không phải học thuộc như vẹt mà phải làm các bài tập lớn như:
- Tìm hiểu tiến trình lịch sử Việt Nam trong thời kì nhà Tiền Lê?
- Nhận xét công và tội của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn.
- Tìm hiểu đặc trưng tôn giáo thời kì nhà Trần…..
Từ đó, tôi sẽ hướng dẫn trẻ tìm hiểu lịch sử thông qua sách tham khảo, qua các di tích, các câu chuyện ….. Theo kinh nghiệm của tôi, học sinh có hứng thú với môn học này hơn hẳn.
- Để học sinh cảm thấy yêu mến môn Lịch sử, chắc hẳn những người làm giáo dục như bà cũng sẽ có những đề xuất riêng?
Theo như tôi còn nhớ, việc học lịch sử thời của tôi với thời nay cũng không thay đổi là bao nhiêu. Nhưng sau khi ra trường đã mấy chục năm, tất cả thanh niên thời đại chúng tôi đều nhớ được kiến thức quan trọng này.
Vấn đề khác biệt ở đây chính là ở việc: Thời chúng tôi, các học sinh thi lên cấp 3 và thi tốt nghiệp phổ thông hoàn toàn có thể phải thi môn Lịch sử. Chúng tôi sẽ thi 4 môn học. Trong 4 môn đó, bộ Giáo dục và Đào tạo có thể chọn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học. Vì thế, dù không thích, chúng tôi vẫn phải học rất nghiêm chỉnh.
Vì thế, điều cần thay đổi chính là vị trí của bộ môn này trong giáo dục phổ thông. Như tôi được biết, ở Hungary, học sinh thi tốt nghiệp phổ thông có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Sử. Nếu Việt Nam mình cũng làm như vậy, tôi nghĩ hiện tượng dốt Sử sẽ không xảy ra.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Trả lời phỏng vấn VTC News, TS Vũ Thu Hương (Khoa Sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) tỏ ra không bất ngờ trước thực trạng học sinh thờ ơ với môn Lịch sử.
TS Vũ Thu Hương |
Thú thật thì tôi không bất ngờ chút nào. Tôi nghĩ chuyện này đương nhiên phải xảy ra khi các môn học Lịch sử và Địa lý đã bị coi rẻ hết cỡ trong chương trình học.
Mặc dù Lịch sử chính là một phần vô cùng quan trọng của văn hóa Việt, nhưng bộ Giáo dục và Đào tạo coi nhẹ, phụ huynh coi nhẹ, xã hội coi nhẹ và đương nhiên là học sinh đã coi rất rẻ rúm.
- Có thể thông cảm với việc học sinh khi sai ở những kiến thức sơ đẳng lịch sử Việt không?
|
Điều này làm tôi rất ngạc nhiên vì ông vua này có công rất lớn và cũng rất nổi tiếng từ trong Nam ra ngoài Bắc. Không biết đến vua Quang Trung rõ ràng là thể hiện thái độ coi thường lịch sử nước nhà.
Cũng có em học sinh ngơ ngác hỏi tôi: Cô ơi, hôm nay là ngày 19/8, sao khắp nơi treo cờ vậy cô?
Trẻ thờ ơ với đất nước như vậy, liệu là bạn, bạn có thể cảm thông được không?
- Vì đâu học sinh Việt lại thờ ơ với môn Lịch sử như vậy, thưa bà?
Nguyên nhân đầu tiên có thể nói đến là do chương trình học của chúng ta đã dành cho môn Lịch sử một vai rất phụ. Ngày nay, thi lên cấp 3 chỉ có 2 môn là Toán và Văn, thi tốt nghiệp cấp 3 lại là Toán, Văn và Ngoại ngữ thì học Lịch sử rõ ràng là không quan trọng.
Với khả năng nhìn nhận còn hạn hẹp, học sinh không thể thấy được tầm quan trọng của bộ môn này khi không có mặt trong kì thi. Ngay cả phụ huynh cũng vậy. Vì thế, chúng ta có thể hiểu là tại sao tình trạng đó lại xảy ra.
- Trong chương trình tiểu học, bài học về Quang Trung - Nguyễn Huệ trong SGK được trình bày đã thực sự thu hút để các em ghi nhớ?
Bài học về Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ xuất hiện 1 lần mà ít nhất là 3 lần trong suốt quá trình các cháu học từ lớp 1 đến lớp 12. Ngoài ra, các bài học này kéo dài và luôn là những bài học quan trọng hàng đầu trong kì học của các cháu. Vì thế, tôi nghĩ: Việc các cháu không ghi nhớ không liên quan đến sách giáo khoa.
Tượng vua Quang Trung ở Bình Định |
Về phương pháp dạy học, mỗi giáo viên sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Nhưng với tôi, tôi sẽ lựa chọn phương thức làm khó học sinh. Nghĩa là các con không phải học thuộc như vẹt mà phải làm các bài tập lớn như:
- Tìm hiểu tiến trình lịch sử Việt Nam trong thời kì nhà Tiền Lê?
- Nhận xét công và tội của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn.
- Tìm hiểu đặc trưng tôn giáo thời kì nhà Trần…..
Từ đó, tôi sẽ hướng dẫn trẻ tìm hiểu lịch sử thông qua sách tham khảo, qua các di tích, các câu chuyện ….. Theo kinh nghiệm của tôi, học sinh có hứng thú với môn học này hơn hẳn.
- Để học sinh cảm thấy yêu mến môn Lịch sử, chắc hẳn những người làm giáo dục như bà cũng sẽ có những đề xuất riêng?
Theo như tôi còn nhớ, việc học lịch sử thời của tôi với thời nay cũng không thay đổi là bao nhiêu. Nhưng sau khi ra trường đã mấy chục năm, tất cả thanh niên thời đại chúng tôi đều nhớ được kiến thức quan trọng này.
Vấn đề khác biệt ở đây chính là ở việc: Thời chúng tôi, các học sinh thi lên cấp 3 và thi tốt nghiệp phổ thông hoàn toàn có thể phải thi môn Lịch sử. Chúng tôi sẽ thi 4 môn học. Trong 4 môn đó, bộ Giáo dục và Đào tạo có thể chọn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học. Vì thế, dù không thích, chúng tôi vẫn phải học rất nghiêm chỉnh.
Vì thế, điều cần thay đổi chính là vị trí của bộ môn này trong giáo dục phổ thông. Như tôi được biết, ở Hungary, học sinh thi tốt nghiệp phổ thông có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Sử. Nếu Việt Nam mình cũng làm như vậy, tôi nghĩ hiện tượng dốt Sử sẽ không xảy ra.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Bình luận