(VTC News) - CIA và FBI đã sử dụng ít nhất 1000 cựu phần tử Đức quốc xã và cộng tác viên làm gián điệp chống Xô Viết trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, tờ New York Times trích dẫn hồ sơ giải mật gần đây.
Tờ New York Times của Mỹ dẫn nguồn tư liệu từ cuốn sách của tác giả Eric Lichtblau có tựa đề “The Nazis Next Door: How America Became a Safe Haven for Hitler’s Men” (tạm dịch: “Láng giềng của Đức Quốc xã: Mỹ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho quân của Hitler như thế nào?”)
Cuốn sách được xuất bản hôm 28/10 với nội dung kể về việc tình báo Mỹ hợp tác với Đức quốc xã sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Cuốn sách được xuất bản hôm 28/10 với nội dung kể về việc tình báo Mỹ hợp tác với Đức quốc xã sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
CIA và FBI được cho là đã sử dụng ít nhất 1000 cựu phần tử Đức quốc xã và cộng tác viên làm gián điệp |
Hồ sơ mới được giải mật và các cuộc phỏng vấn cho thấy, từ những năm 1950, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt đầu tích cực tuyển dụng các cựu thành viên Đức Quốc xã. Mỹ đã đánh giá cao “giá trị” của những người này trong việc chống lại Nga và sử dụng họ như một thứ “vũ khí” bí mật trong cuộc đối đầu với Liên Xô.
Ngay cả tội ác mà họ đã gây ra trong chiến tranh cũng không phải là một trở ngại cho động thái này, hồ sơ giải mật cho biết.
Giáo sư sử học Richard Breitman, một học giả tại trường Đại học Mỹ chuyên nghiên cứu về việc tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã, người làm việc trong đội giải mật hồ sơ tội phạm chiến tranh, cho biết vấn đề đạo đức của việc tuyển dụng Đức quốc xã làm gián điệp hiếm khi được chú ý đến.
Các bằng chứng công khai đầu tiên của việc tuyển dụng này từng xuất hiện vào những năm 1970, nhưng tài liệu tiết lộ gần đây cho thấy con số cựu thành viên Đức Quốc xã được tuyển dụng cao hơn nhiều so với dự đoán. Và chính phủ Mỹ đã cố gắng để che giấu sự thật này cho đến gần đây.
Norman Goda, một nhà sử học trong nhóm giải mật, cho biết con số chính xác có thể nhiều hơn như vậy, vì nhiều hồ sơ vẫn được giữ bí mật.
"Cơ quan tình báo của Mỹ trực tiếp hoặc gián tiếp thuê nhiều cựu nhân viên cảnh sát của Đức Quốc xã và cộng tác viên Đông Âu, mà rõ ràng họ là tội phạm chiến tranh", Norman Goda nói.
Năm 1980, Văn phòng điều tra đặc biệt của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu FBI đưa thông tin về 16 thành viên của Đức quốc xã bị nghi ngờ sống ở Mỹ nhưng Cục này từ chối cung cấp.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã thuê các thành viên Đức quốc xã ở tất cả các cấp bậc, có người từng giữ chức vụ cao.
Chẳng hạn, sau Thế chiến II, CIA tuyển dụng Otto von Bolschwing, một cố vấn quân sự hàng đầu của kẻ sát nhân Do Thái Adolf Eichmann, chủ mưu kế hoạch "Giải pháp cuối cùng" nhằm vào những người Do Thái ở châu Âu.
Năm 1954, Von Bolschwing được chuyển đến Mỹ và trao quyền công dân như "một phần thưởng cho sự trung thành sau chiến tranh của mình".
Ông này sống ở Mỹ 20 năm nữa trước khi các công tố viên Mỹ điều tra ra quá khứ. Con trai ông, Gus von Bolschwing, nói rằng sự hợp tác giữa cha anh và CIA “không phù hợp” với các nguyên tắc của Mỹ.
Các cơ quan tình báo Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ các gián điệp Đức quốc xã một thời gian dài sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
New York Times dẫn lời một quan chức chính phủ, năm 1994 các công tố viên Mỹ đã bị một luật sư và CIA gây áp lực khi thăm dò một cựu điệp viên liên quan đến vụ thảm sát hàng ngàn người Do Thái ở Lithuania của Đức quốc xã.
Minh Lý(Theo RT)Ngay cả tội ác mà họ đã gây ra trong chiến tranh cũng không phải là một trở ngại cho động thái này, hồ sơ giải mật cho biết.
Giáo sư sử học Richard Breitman, một học giả tại trường Đại học Mỹ chuyên nghiên cứu về việc tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã, người làm việc trong đội giải mật hồ sơ tội phạm chiến tranh, cho biết vấn đề đạo đức của việc tuyển dụng Đức quốc xã làm gián điệp hiếm khi được chú ý đến.
Các bằng chứng công khai đầu tiên của việc tuyển dụng này từng xuất hiện vào những năm 1970, nhưng tài liệu tiết lộ gần đây cho thấy con số cựu thành viên Đức Quốc xã được tuyển dụng cao hơn nhiều so với dự đoán. Và chính phủ Mỹ đã cố gắng để che giấu sự thật này cho đến gần đây.
Norman Goda, một nhà sử học trong nhóm giải mật, cho biết con số chính xác có thể nhiều hơn như vậy, vì nhiều hồ sơ vẫn được giữ bí mật.
"Cơ quan tình báo của Mỹ trực tiếp hoặc gián tiếp thuê nhiều cựu nhân viên cảnh sát của Đức Quốc xã và cộng tác viên Đông Âu, mà rõ ràng họ là tội phạm chiến tranh", Norman Goda nói.
Năm 1980, Văn phòng điều tra đặc biệt của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu FBI đưa thông tin về 16 thành viên của Đức quốc xã bị nghi ngờ sống ở Mỹ nhưng Cục này từ chối cung cấp.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã thuê các thành viên Đức quốc xã ở tất cả các cấp bậc, có người từng giữ chức vụ cao.
Chẳng hạn, sau Thế chiến II, CIA tuyển dụng Otto von Bolschwing, một cố vấn quân sự hàng đầu của kẻ sát nhân Do Thái Adolf Eichmann, chủ mưu kế hoạch "Giải pháp cuối cùng" nhằm vào những người Do Thái ở châu Âu.
Năm 1954, Von Bolschwing được chuyển đến Mỹ và trao quyền công dân như "một phần thưởng cho sự trung thành sau chiến tranh của mình".
Ông này sống ở Mỹ 20 năm nữa trước khi các công tố viên Mỹ điều tra ra quá khứ. Con trai ông, Gus von Bolschwing, nói rằng sự hợp tác giữa cha anh và CIA “không phù hợp” với các nguyên tắc của Mỹ.
Các cơ quan tình báo Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ các gián điệp Đức quốc xã một thời gian dài sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
New York Times dẫn lời một quan chức chính phủ, năm 1994 các công tố viên Mỹ đã bị một luật sư và CIA gây áp lực khi thăm dò một cựu điệp viên liên quan đến vụ thảm sát hàng ngàn người Do Thái ở Lithuania của Đức quốc xã.
Bình luận