(VTC News) - Nhân lúc giao thừa lại nói về chuyện trẻ em, cái chuyện mà nhiều người vẫn nghĩ không quan trọng, đơn giản đến nỗi được cho là "chuyện trẻ con ấy mà".
Có một lần tôi xem trên TV một đoạn quảng cáo ngắn, diễn ra chưa đến nửa phút về một nhãn hiệu sữa. Quảng cáo sữa thì ngày nào chẳng có, nhưng quảng cáo này gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Một người đàn ông thành đạt và có gia đình êm ấm với một cậu con trai kháu khỉnh. Lúc năm hết tết tới, người đàn ông đó liên tục được mẹ của anh gọi điện hỏi thăm bao giờ anh sẽ về thăm bà. Câu trả lời của anh: "Mẹ ơi, con bận lắm". Ở lần trả lời thứ 2, anh gác máy và thấy cậu con trai nhỏ tuổi đang lắc đầu.
Thế rồi cho tới một ngày, anh nhìn thấy cậu con đang cầm máy điện thoại nghịch, nhưng điệu bộ thì y chang như cách anh nghe điện thoại. Cậu bé bắt chước cả câu nói của anh: "Mẹ ơi con bận lắm". Điều đó khiến anh quyết định đưa gia đình về thăm mẹ.
Bạn thấy quảng cáo đó thế nào? Tôi thực sự cảm động vì đó là quảng cáo hay nhất mà tôi từng xem. Nó nói lên một điều rằng người đàn ông thành đạt đó đã nhận ra sự thờ ơ của mình có tác động thế nào tới con trai anh, và anh đã quyết định sửa sai.
Trẻ em luôn có xu hướng bắt chước những hành động của người lớn, nhiều khi là một cách vô thức. Hành động và giao tiếp chính là cơ sở để hình thành nên tâm lý và nhân cách của trẻ, do đó những hành động của trẻ chính là tấm gương phản chiếu hành động của người lớn.
Khi đọc những bài viết nói về bạo lực học đường năm qua, tôi nhận thấy chúng ta nói nhiều về những phương thức, biện pháp mang tính ngắn hạn nhằm hạn chế tình trạng này như nâng mức kỷ luật trong nhà trường chẳng hạn. Nhưng không nhiều người chịu nhìn vào bản chất của nó.
Các hành vi bạo lực học đường theo tôi biết chưa hề có dấu hiệu nào đặc trưng của lứa tuổi học sinh. Và thậm chí tôi khẳng định rằng những thói xấu của trẻ em đều chẳng phải do trẻ em tự có. Hãy thử xem xem những hành vi nói tục, chửi bậy, kéo bè kéo cánh, trấn lột và bạn bè từ đâu mà có? Chính là từ chúng ta chứ ở đâu! Sẽ là nực cười nếu một người bố dạy con mình phải lễ phép là người hay nói tục.
Trẻ con dù được giáo dục theo những mục đích xác định, chúng luôn bắt chước những hành động của người lớn đôi khi là sự tiềm thức. Thế nên tôi hy vọng rằng những người lớn nào, nhất là những ai đã có gia đình, khi đọc xong bài viết này hãy xem xem mình gần đây đã về thăm họ hàng và các bậc bề trên hay chưa.
Xin đừng coi chuyện đó là "chuyện trẻ con ấy mà"! Đạo đức không phải là cái ta nói, mà là cái ta làm. Khổng Tử được gọi là đức thánh, đó là vì ông luôn hành động một cách có đạo đức.
Trương Dị Nhật
Có một lần tôi xem trên TV một đoạn quảng cáo ngắn, diễn ra chưa đến nửa phút về một nhãn hiệu sữa. Quảng cáo sữa thì ngày nào chẳng có, nhưng quảng cáo này gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Một người đàn ông thành đạt và có gia đình êm ấm với một cậu con trai kháu khỉnh. Lúc năm hết tết tới, người đàn ông đó liên tục được mẹ của anh gọi điện hỏi thăm bao giờ anh sẽ về thăm bà. Câu trả lời của anh: "Mẹ ơi, con bận lắm". Ở lần trả lời thứ 2, anh gác máy và thấy cậu con trai nhỏ tuổi đang lắc đầu.
Thế rồi cho tới một ngày, anh nhìn thấy cậu con đang cầm máy điện thoại nghịch, nhưng điệu bộ thì y chang như cách anh nghe điện thoại. Cậu bé bắt chước cả câu nói của anh: "Mẹ ơi con bận lắm". Điều đó khiến anh quyết định đưa gia đình về thăm mẹ.
Bạn thấy quảng cáo đó thế nào? Tôi thực sự cảm động vì đó là quảng cáo hay nhất mà tôi từng xem. Nó nói lên một điều rằng người đàn ông thành đạt đó đã nhận ra sự thờ ơ của mình có tác động thế nào tới con trai anh, và anh đã quyết định sửa sai.
Trẻ em luôn có xu hướng bắt chước những hành động của người lớn, nhiều khi là một cách vô thức. Hành động và giao tiếp chính là cơ sở để hình thành nên tâm lý và nhân cách của trẻ, do đó những hành động của trẻ chính là tấm gương phản chiếu hành động của người lớn.
Những hành động này phải chăng không chịu ảnh hưởng từ chính người lớn chúng ta? |
Khi đọc những bài viết nói về bạo lực học đường năm qua, tôi nhận thấy chúng ta nói nhiều về những phương thức, biện pháp mang tính ngắn hạn nhằm hạn chế tình trạng này như nâng mức kỷ luật trong nhà trường chẳng hạn. Nhưng không nhiều người chịu nhìn vào bản chất của nó.
Các hành vi bạo lực học đường theo tôi biết chưa hề có dấu hiệu nào đặc trưng của lứa tuổi học sinh. Và thậm chí tôi khẳng định rằng những thói xấu của trẻ em đều chẳng phải do trẻ em tự có. Hãy thử xem xem những hành vi nói tục, chửi bậy, kéo bè kéo cánh, trấn lột và bạn bè từ đâu mà có? Chính là từ chúng ta chứ ở đâu! Sẽ là nực cười nếu một người bố dạy con mình phải lễ phép là người hay nói tục.
Trẻ con dù được giáo dục theo những mục đích xác định, chúng luôn bắt chước những hành động của người lớn đôi khi là sự tiềm thức. Thế nên tôi hy vọng rằng những người lớn nào, nhất là những ai đã có gia đình, khi đọc xong bài viết này hãy xem xem mình gần đây đã về thăm họ hàng và các bậc bề trên hay chưa.
Xin đừng coi chuyện đó là "chuyện trẻ con ấy mà"! Đạo đức không phải là cái ta nói, mà là cái ta làm. Khổng Tử được gọi là đức thánh, đó là vì ông luôn hành động một cách có đạo đức.
Trương Dị Nhật
Bình luận