Với chiều hướng đi ngược lại thế giới, có lẽ còn lâu nữa các người đẹp Việt Nam mới có thể thực sự tỏa sáng hay đăng quang tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế.
Với kinh nghiệm 12 năm theo dõi các cuộc thi sắc đẹp trong và nước ngoài, 10 năm tham gia chấm thi và đưa ra dự đoán cho các trang mạng tên tuổi, tham gia và hỗ trợ các phái đoàn ngoại quốc tại một số cuộc thi hoa hậu uy tín trên thế giới, trong đó có tổ chức hoa hậu Venezuela tại Hoa hậu Hoàn vũ 2008, tác giả Donald Nguyễn đã chia sẻ về một số thực trạng đã và đang diễn ra tại các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi ở Việt Nam.
Việt Nam thích đi ngược với thế giới
Khán giả nhà thường hay chỉ trích tại các người đẹp yếu kém, đơn vị gửi đi không quân tâm chu đáo, do thế này, tại thế kia… Thay vào đó, tất cả hãy thử cùng nhìn nhận sự việc theo chiều hướng chất vấn bản thân rằng: 'Tại sao nước khác thành công, còn nước ta thì thất bại?'
Hãy so sánh cách làm giữa những quốc gia có thành tích cao những năm gần đây và cách thức làm việc ở những cuộc thi trong nước, câu trả lời sẽ sáng tỏ.
Đầu tiên là việc các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi ở Việt Nam không được tổ chức chuyên nghiệp, thí sinh muốn làm gì thì làm, không hề có một hợp đồng ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ những gì họ phải làm.
Các cô gái Việt Nam đăng quang thì đa số bị mắc bệnh sao rất nhanh, tự tung tự tác, nhưng tiền thưởng và hiện vật thì cứ nhận. Ở nước ngoài, thí sinh đăng quang chỉ nhận được 50% giải thưởng khi chiến thắng, và chừng nào hoàn thành hết nhiệm kỳ thì mới được lĩnh 50% còn lại.
Nếu vi phạm bất cứ điều gì trong hợp đồng thì họ sẽ phải trả lại ngay cả tiền thưởng lẫn danh hiệu. Ở Việt Nam thì ban tổ chức xem ra quá hiền lành với thí sinh khi họ dù vi phạm quy chế trắng trợn thì vẫn cố ra sức bảo vệ người thắng giải.
Một phần có lẽ mục đích chính của các cuộc thi tại Việt Nam là tiền tài trợ, lập ra ban giám khảo cốt để chấm thi cho vui, bán giải cho người nào có khả năng tài chính để cho họ có danh hiệu, được tiến thân trong giới showbiz sau đó, làm người nổi tiếng…
Đó là quy luật thuận mua vừa bán giữa một bên cần tiền, và một bên cần danh tiếng. Thế nên, các cuộc thi ngày càng mọc ra nhiều như nấm và diễn ra chẳng khác gì một vở kịch.
Clip Hoa hậu Nam Phi đăng quang Hoa hậu thế giới:
Thêm một nghịch lý khác là với các chương trình trình diễn thời trang, chụp hình quảng cáo ở Việt Nam, người nào có danh hiệu trong các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi/người đẹp thì tiền cát-xê đi diễn sẽ rất cao.
Còn ở nước ngoài thì ngược lại, khi các cuộc thi sắc đẹp luôn là bãi đáp cuối cùng dành cho những người mẫu sắp sửa 'về hưu'.
Việc này cũng giống như làm người mẫu trước vài năm như xây dựng cái móng nhà và khung nhà cho chắc chắn, còn danh hiệu hoa hậu và đi thi quốc tế chỉ là phần nóc và trang trí cho căn nhà thêm đẹp vậy. Ở Việt Nam, rõ ràng mái nhà lá được ưu tiên xây trước, rồi sau đó thì mới tới nền móng.
Một minh chứng cụ thể là tại cuộc thi Elite Model Look (EML) 2014 mới diễn ra tại Thẩm Quyến, Trung Quốc hồi tháng 11, thí sinh đại diện cho Việt Nam, Đặng Thị Lệ Hằng, nằm trong nhóm những thí sinh lớn tuổi nhất (21 tuổi).
Trong khi đó, phần lớn các thí sinh khác đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Riêng tại cuộc thi EML, từng có năm cô gái chiến thắng khi chỉ mới ở tuổi 14, và người lớn tuổi nhất thắng giải thì chỉ vừa bước qua tuổi 19.
Dường như các đại diện của Việt Nam khi tham dự các cuộc thi người mẫu quốc tế khi tuổi đều đã ở dạng 'xế chiều', tức trên 20 tuổi.
Tân Hoa hậu Thế giới 2014, Rolene Strauss, vốn là đại diện của Nam Phi và lọt vào top 15 của EML năm 2007 tại Cộng hòa Séc khi chỉ mới sắp sửa đón sinh nhật lần thứ 15.
Hay như Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Dayana Mendoza, bỏ học từ năm 15 tuổi, và là đại diện của Venezuela lọt vào top 15 của EML 2001 tại Pháp. Còn Hoa hậu Thế giới 2002 là Azra Akin người Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng lọt vào tới bán kết của EML năm 1998 tại Pháp.
Clip Hoa hậu Kỳ Duyên bị dìm hàng:
Khổ nỗi là Việt Nam chỉ thích hoa hậu ở độ tuổi từ 17 tới 19. Sẽ có người bắt bẻ rằng tại sao cũng có những cô đăng quang tại các cuộc thi quốc tế khi mới 18-19 tuổi.
Nhưng hãy nhớ rằng nhiều bé gái tại Nam Mỹ từng được đào tạo để làm hoa hậu từ khi 6-7 tuổi, tới 12-15 tuổi thì tham gia các cuộc thi thiếu niên, 16-18 tuổi thì học thêm kỹ năng để đi thi cấp quốc gia và xa hơn nữa.
Tại châu Âu, các bé được dạy cho sống tự lập từ nhỏ, lên 14-15 tuổi là có thể đi làm bán thời gian và dành tiền đi học đại học, được dạy dỗ trong môi trường khuyến khích khẳng định cái tôi, phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho tương lai.
Thế giới 'có', Việt Nam 'không'
Quy định cấm các thí sinh giải phẫu thẩm mỹ tham dự thi hoa hậu/hoa khôi như ở Việt Nam dường như là duy nhất châu Á, còn trên thế giới thì có thêm Pháp và Colombia.
Tại ngay cuộc thi được xem là khuôn mẫu nhất như Hoa hậu Thế giới thì cũng từng có vài người đẹp đăng quang trải qua dao kéo dù ít dù nhiều: Ivian Sarcos, Hoa hậu Thế giới 2011; María Julia Mantilla, Hoa hậu Thế giới 2004; Edina Kulcsár, Á hậu 2014; Andriana Vasini, Á hậu 2010; Perla Betran, Á hậu 2009; Gabrielle Walcott, Á hậu 2008; Ingrid Rivera, Á hậu 2005…
Tại các nước, người ta không phản đối việc giải phẫu thẩm mỹ bởi đó là cách giúp cho một cô gái trở nên hoàn hảo và tự tin hơn. Dĩ nhiên, chuyện lạm dụng giải phẫu thẩm mỹ như ở Thái Lan hay Hàn Quốc thì là điều không nên khuyến khích.
Thử nhìn Colombia khi chỉ cử những người đẹp chưa từng qua giải phẫu thẩm mỹ đi thi, họ mới chỉ một lần duy nhất đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ.
Trong khi đó, đất nước láng giềng Venezuela từng bảy lần đạt vương miện Hoa hậu Hoàn vũ. Hay như nước Pháp cấm tiệt giải phẫu thẩm mỹ thì cũng mới chỉ có một chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ duy nhất vào năm 1953 và chưa bao giờ có thêm ai lọt top 5 kể từ sau đó.
Các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi truyền thống tại Việt Nam chủ yếu chọn những cô 'quê hậu' hay 'nụ hậu' hơn là hoa hậu đích thực. Những cô gái đăng quang thường có nhan sắc chìm, không nổi bật, không biết cách ăn mặc, trang điểm.
Rồi công việc chủ yếu của họ sau đó chỉ là đi dự sự kiện, làm từ thiện đăng báo để khỏi mang tiếng, và sau cùng là 'ngồi mát ăn bát vàng'. Mục đích tổ chức các cuộc thi nước ngoài rất cụ thể: trao học bổng, tìm kiếm đại diện thi quốc tế, làm đại diện kêu gọi cho một dự án từ thiện hay cộng đồng nào đó…
Còn nước ta chọn hoa hậu/hoa khôi không để đi thi quốc tế, mà để cho dân chúng nhìn ngắm, gây tranh cãi. Có chăng, hoa hậu tại Việt Nam lúc này chọn ra cốt chỉ để làm đề tài cho thiên hạ bàn luận cho vui là chính.
Clip Hoa hậu Kỳ Duyên xì tin ngoài đời thường:
Theo Zing
Việt Nam thích đi ngược với thế giới
Khán giả nhà thường hay chỉ trích tại các người đẹp yếu kém, đơn vị gửi đi không quân tâm chu đáo, do thế này, tại thế kia… Thay vào đó, tất cả hãy thử cùng nhìn nhận sự việc theo chiều hướng chất vấn bản thân rằng: 'Tại sao nước khác thành công, còn nước ta thì thất bại?'
Hãy so sánh cách làm giữa những quốc gia có thành tích cao những năm gần đây và cách thức làm việc ở những cuộc thi trong nước, câu trả lời sẽ sáng tỏ.
Việt Nam có quá nhiều cuộc thi hoa hậu ao làng ở thời điểm hiện tại. |
Các cô gái Việt Nam đăng quang thì đa số bị mắc bệnh sao rất nhanh, tự tung tự tác, nhưng tiền thưởng và hiện vật thì cứ nhận. Ở nước ngoài, thí sinh đăng quang chỉ nhận được 50% giải thưởng khi chiến thắng, và chừng nào hoàn thành hết nhiệm kỳ thì mới được lĩnh 50% còn lại.
Nếu vi phạm bất cứ điều gì trong hợp đồng thì họ sẽ phải trả lại ngay cả tiền thưởng lẫn danh hiệu. Ở Việt Nam thì ban tổ chức xem ra quá hiền lành với thí sinh khi họ dù vi phạm quy chế trắng trợn thì vẫn cố ra sức bảo vệ người thắng giải.
Một phần có lẽ mục đích chính của các cuộc thi tại Việt Nam là tiền tài trợ, lập ra ban giám khảo cốt để chấm thi cho vui, bán giải cho người nào có khả năng tài chính để cho họ có danh hiệu, được tiến thân trong giới showbiz sau đó, làm người nổi tiếng…
Đó là quy luật thuận mua vừa bán giữa một bên cần tiền, và một bên cần danh tiếng. Thế nên, các cuộc thi ngày càng mọc ra nhiều như nấm và diễn ra chẳng khác gì một vở kịch.
Clip Hoa hậu Nam Phi đăng quang Hoa hậu thế giới:
Thêm một nghịch lý khác là với các chương trình trình diễn thời trang, chụp hình quảng cáo ở Việt Nam, người nào có danh hiệu trong các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi/người đẹp thì tiền cát-xê đi diễn sẽ rất cao.
Còn ở nước ngoài thì ngược lại, khi các cuộc thi sắc đẹp luôn là bãi đáp cuối cùng dành cho những người mẫu sắp sửa 'về hưu'.
Việc này cũng giống như làm người mẫu trước vài năm như xây dựng cái móng nhà và khung nhà cho chắc chắn, còn danh hiệu hoa hậu và đi thi quốc tế chỉ là phần nóc và trang trí cho căn nhà thêm đẹp vậy. Ở Việt Nam, rõ ràng mái nhà lá được ưu tiên xây trước, rồi sau đó thì mới tới nền móng.
Trước khi là Hoa hậu Thế giới 2014, Rolene Strauss đã làm người mẫu từ rất lâu rồi. |
Trong khi đó, phần lớn các thí sinh khác đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Riêng tại cuộc thi EML, từng có năm cô gái chiến thắng khi chỉ mới ở tuổi 14, và người lớn tuổi nhất thắng giải thì chỉ vừa bước qua tuổi 19.
Dường như các đại diện của Việt Nam khi tham dự các cuộc thi người mẫu quốc tế khi tuổi đều đã ở dạng 'xế chiều', tức trên 20 tuổi.
Tân Hoa hậu Thế giới 2014, Rolene Strauss, vốn là đại diện của Nam Phi và lọt vào top 15 của EML năm 2007 tại Cộng hòa Séc khi chỉ mới sắp sửa đón sinh nhật lần thứ 15.
Hay như Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Dayana Mendoza, bỏ học từ năm 15 tuổi, và là đại diện của Venezuela lọt vào top 15 của EML 2001 tại Pháp. Còn Hoa hậu Thế giới 2002 là Azra Akin người Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng lọt vào tới bán kết của EML năm 1998 tại Pháp.
Clip Hoa hậu Kỳ Duyên bị dìm hàng:
Khổ nỗi là Việt Nam chỉ thích hoa hậu ở độ tuổi từ 17 tới 19. Sẽ có người bắt bẻ rằng tại sao cũng có những cô đăng quang tại các cuộc thi quốc tế khi mới 18-19 tuổi.
Nhưng hãy nhớ rằng nhiều bé gái tại Nam Mỹ từng được đào tạo để làm hoa hậu từ khi 6-7 tuổi, tới 12-15 tuổi thì tham gia các cuộc thi thiếu niên, 16-18 tuổi thì học thêm kỹ năng để đi thi cấp quốc gia và xa hơn nữa.
Tại châu Âu, các bé được dạy cho sống tự lập từ nhỏ, lên 14-15 tuổi là có thể đi làm bán thời gian và dành tiền đi học đại học, được dạy dỗ trong môi trường khuyến khích khẳng định cái tôi, phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho tương lai.
Thế giới 'có', Việt Nam 'không'
Quy định cấm các thí sinh giải phẫu thẩm mỹ tham dự thi hoa hậu/hoa khôi như ở Việt Nam dường như là duy nhất châu Á, còn trên thế giới thì có thêm Pháp và Colombia.
Tại ngay cuộc thi được xem là khuôn mẫu nhất như Hoa hậu Thế giới thì cũng từng có vài người đẹp đăng quang trải qua dao kéo dù ít dù nhiều: Ivian Sarcos, Hoa hậu Thế giới 2011; María Julia Mantilla, Hoa hậu Thế giới 2004; Edina Kulcsár, Á hậu 2014; Andriana Vasini, Á hậu 2010; Perla Betran, Á hậu 2009; Gabrielle Walcott, Á hậu 2008; Ingrid Rivera, Á hậu 2005…
Tại các nước, người ta không phản đối việc giải phẫu thẩm mỹ bởi đó là cách giúp cho một cô gái trở nên hoàn hảo và tự tin hơn. Dĩ nhiên, chuyện lạm dụng giải phẫu thẩm mỹ như ở Thái Lan hay Hàn Quốc thì là điều không nên khuyến khích.
Cái nôi của nhiều người đẹp đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ là Venezuela chưa bao giờ cấm thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ. |
Trong khi đó, đất nước láng giềng Venezuela từng bảy lần đạt vương miện Hoa hậu Hoàn vũ. Hay như nước Pháp cấm tiệt giải phẫu thẩm mỹ thì cũng mới chỉ có một chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ duy nhất vào năm 1953 và chưa bao giờ có thêm ai lọt top 5 kể từ sau đó.
Các cuộc thi hoa hậu/hoa khôi truyền thống tại Việt Nam chủ yếu chọn những cô 'quê hậu' hay 'nụ hậu' hơn là hoa hậu đích thực. Những cô gái đăng quang thường có nhan sắc chìm, không nổi bật, không biết cách ăn mặc, trang điểm.
Rồi công việc chủ yếu của họ sau đó chỉ là đi dự sự kiện, làm từ thiện đăng báo để khỏi mang tiếng, và sau cùng là 'ngồi mát ăn bát vàng'. Mục đích tổ chức các cuộc thi nước ngoài rất cụ thể: trao học bổng, tìm kiếm đại diện thi quốc tế, làm đại diện kêu gọi cho một dự án từ thiện hay cộng đồng nào đó…
Còn nước ta chọn hoa hậu/hoa khôi không để đi thi quốc tế, mà để cho dân chúng nhìn ngắm, gây tranh cãi. Có chăng, hoa hậu tại Việt Nam lúc này chọn ra cốt chỉ để làm đề tài cho thiên hạ bàn luận cho vui là chính.
Clip Hoa hậu Kỳ Duyên xì tin ngoài đời thường:
Theo Zing
Bình luận