Chuyện thật như đùa này là phát ngôn chính thức từ nhà nghiên cứu Daniel Hoft, Giám đốc Trung tâm Phát triển Vắc-xin của Đại học Saint Louis.
Họ hi vọng rằng, số tiền 3.500 USD (khoảng 80 triệu đồng) sẽ kéo được nhiều người tình nguyện thử nghiệm các nguy cơ mắc phải bệnh tiêu chảy, sốt, đau người và các triệu chứng cúm khác nhau để nghiên cứu khoa học.
Những người tham gia phải sẵn sàng chịu phơi nhiễm với virus cúm sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm hoặc uống các loại thuốc khác để các nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu thêm về các căn bệnh trên.
“Trong một nghiên cứu cúm truyền thống, chúng tôi sẽ tiêm phòng cho mọi người và xem liệu hệ thống miễn dịch của họ có tạo ra các kháng thể chống cúm không. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ thách thức hệ miễn dịch của con người. Chúng tôi tiêm phòng cho mọi người, sau đó cố tình thách thức cơ thể tình nguyện viên bằng cách cho họ tiếp xúc với virus cúm xem họ có bị bệnh hay không”, Daniel Hoft cho biết.
Nghiên cứu này cũng sẽ yêu cầu các tình nguyện viên phải được cách ly trong 10 ngày. Họ phải ở yên tại một dạng khách sạn cũ từng thuộc sở hữu của trường đại học.
Các tình nguyện viên sẽ ở trong các phòng khác nhau đầy đủ tiện nghi với phòng tắm riêng, tivi và internet. Còn các nhà nghiên cứu sẽ quan sát các tình nguyện viên, xét nghiệm máu, phổi, lấy dịch mũi để xem họ có bị nhiễm cúm hay không. Tình nguyện viên được trở về nhà hai ngày sau khi thực hiện xét nghiệm.
Video: Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc cúm A/H1N1
"Chúng tôi biết khi nào họ tiếp xúc với bệnh cúm, từ đây chúng tôi lập kế hoạch để nghiên cứu bệnh một cách chủ động nhất", Hoft nói.
Bệnh cúm đang diễn biến ngày càng phức tạp. Mùa cúm 2017 - 2018, tại Mỹ, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) ghi nhận tới 121 ca người bệnh chết do cúm, đồng thời ghi nhận số lượng bệnh nhân nhập viện kỷ lục ở mọi lứa tuổi.
Bình luận