Năm 2008, khi PV đến Cửa Rào (Tương Dương, Nghệ An), ông Nguyễn Trọng Giáp - lúc đó là Phó chủ tịch UBND xã Xá Lượng ngao ngán bảo: “Trâu, bò, lợn, gà của dân lăn ra chết như bị bóp cổ. Có 3 buổi trưa liền nhiệt độ lên tới 42-43 độ C”. Còn năm nay, mới vào hè, nhiều người dân ở đây đã than thở: “Chưa khi mô nóng như ri”. Chúng tôi lại một lần nữa lên với nơi được mệnh danh nóng nhất Việt Nam này.
Dân sơ tán vào khe suối tránh nóng
Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng (huyện Tương Dương) là nơi hợp lưu của hai dòng Nậm Nơm và Nậm Mộ đổ về sông Lam. Vùng đất ngã ba sông ở miền Tây xứ Nghệ này là nơi sống của các tộc người Kinh, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Thái, Tày…
10 giờ sáng, nắng đã chói chang tràn ngập miền sơn cước. Hai bên bờ nơi đầu nguồn sông Lam lô nhô vô số bãi cát, đá, sỏi trông như sa mạc hoang. Nhìn xa xa dòng sông lại bị đứt đoạn bởi những bãi bồi chắn ngang, tất cả phủ một màu nắng chói chang. Lúc này, tuy chưa phải giữa trưa nhưng dưới cái nắng được cơn gió Lào khô khốc tiếp sức, khiến nhiệt độ tăng nhanh, thổi nắng táp rát mặt.
Cửa Rào cách rừng quốc gia Pù Mát khoảng 60 km về phía Tây, là một vùng quê miền núi nằm sâu trong những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp của miền Tây xứ Nghệ. Rất nghịch lý, giữa một vùng cây cối ngút ngàn như thế nhưng đây lại là nơi đang chịu cái nóng khủng khiếp.
Nhiệt độ đo ở ngoài trời lúc này đã hơn 40 độ C. Làng bản vắng bóng người, bóng gia súc, tất cả phải sơ tán vào khe tránh nóng. Mặt trời, gió Lào như quạt lửa, như thể chực rang chín mọi sinh vật sống vùng đất này. Ông Đậu Văn Lộc, người già ở đây nói: “Vùng ni nóng do núi toàn là núi đá vôi, rất dễ hấp thụ nhiệt”. Nhưng ông Lộc không lý giải được vì sao năm nay mới đầu hè đã nóng khủng khiếp như thế?
Mới đầu hè, nhưng nước sông Lam đã có dấu hiệu cạn dần. Ngược lên phía huyện Kỳ Sơn, men theo dòng Nậm Mộ, một trong hai dòng sông nối dòng với sông Lam cũng đã cạn nước.
Ông Lộc cho biết: “Nóng quá. Trâu bò không dám thả rông, người lớn không dám lên rẫy, trẻ con không dám ra đường vì nắng”. Vừa nói, ông Lộc vừa dùng chiếc quạt mo cau vỗ phành phạch: “Có quạt điện nhưng gió quạt điện như thổi lửa vào người. Chỉ cái ni phe phẩy cho đỡ nóng thôi”. Ông đưa quạt mo lên ngang mặt để minh họa. Lúc này, nhiệt độ đo ngoài sân nhà ông Lộc đã là 42 độ.
Một bậc cao niên trong xã là cụ Lô Văn Mằn kể: “Già sống hết đời người ở đây, nhưng thấy đặc biệt năm ni nắng nóng tăng lên một cách bất thường”. Người dân ở đây kể trước đây, sở dĩ Cửa Rào được gọi là “lò sấy Đông Dương” bởi lính Pháp từng có thời gian đóng đồn ở đây nhưng rồi không chịu được cái nóng, phải chuyển đi nơi khác.
Nắng nóng đã thành nỗi ám ảnh. Mới đây, một cháu bé ở bản Piềng Ang, trên đường từ trường mẫu giáo đi học về, vì nắng quá mà nhũn não, chết thảm. Còn có anh Hà khỏe mạnh nhất bản nhưng mới chỉ vác rựa lên rẫy được một lúc đã bị đột tử. Một số trường hợp cất nhà xa suối, đưa trâu xuống suối ngâm nước, chưa đến nơi thì trâu đã phòi bọt mép ra mà chết như thể bị não. Nhiều gia đình đóng cửa nhà, chuyển hẳn xuống khe ở suốt cho đến khi mùa mưa đến, nước suối dâng cao thì họ mới quay trở về nhà...
Đầu giờ chiều, ngồi trong nhà mà chúng tôi vẫn cảm giác như đội nồi than củi trên đầu, nhìn ra ngoài đường thấy cảnh vật một màu vàng rộm và mờ đi khi mọi thứ như thể bị bốc hơi. Đâu đó, bà con dân bản lùa cả gia súc sơ tán vào các khe hai con suối lớn là Nậm Nơn và Nậm Mộ nơi đầu thượng nguồn sông Lam tránh nóng.
Xiêng Hưng là một bản thuộc xã Xá Lượng, nơi đây nhà cửa đã có mái ngói, mái phibro xi măng, tuy hạn chế được cháy nhà nhưng những thứ đó đã biến mùa hè với cái nóng ở đây trở nên khủng khiếp hơn. Cũng may, nắng nóng rơi vào dịp nghỉ hè nên các em học sinh không phải đến lớp.
Hơn 1.000 hộ dân nằm gọn trong địa phận Cửa Rào như nằm giữa một cái chảo rang khổng lồ vào mùa hè. Để đối phó với mùa hè ngày càng nóng lên, UBND xã Xá Lượng chỉ còn cách khuyến cáo bà con dựng nhà dọc hai bên đầu nguồn sông Lam để cho tiện “hạ nhiệt” và đặc biệt nghiêm cấm việc đốt rẫy từ tháng 6 cho đến tháng 10 trước khi mùa mưa đến.
Đây chỉ là đợt nóng "mở đầu" thay cho lời chào mùa hạ của thiên nhiên dành cho miền đất này. Bởi theo kinh nghiệm của người dân ở đây, gió Lào còn kéo dài đến tận tháng 8 Âm lịch. Mảnh đất xứ Nghệ cũng giống như tất cả khúc ruột miền Trung vốn đã quá quen với cảnh mùa hè, gió Lào hầm hập thổi. Nắng gió như mang tất cả những thứ khắc nghiệt nhất "đổ" xuống mảnh đất nghèo này. Nhưng nóng đến độ để người dân vốn sinh ra, lớn lên, già đi trong cái nóng phải coi là chuyện bất thường thì quả là… bất thường thật.
Thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ cho biết, năm nào cũng vậy, vào những đợt nắng nóng cao điểm, nhiệt độ đo được ở Cửa Rào luôn trên 40 độ C, có những thời điểm lên đến 44 – 45 độC. Chênh lệch nhiệt ở vùng tâm nóng này so với các khu vực khác luôn luôn ở mức cao. Có thời điểm chênh lệch đến gần 10 độ C.
» Nắng nóng gay gắt trong ngày đầu thi tốt nghiệp
» Miền Trung nắng rộp nhựa mặt đường
» Nắng nóng lịch sử, miền Trung người khô, ruộng khát
Theo GĐ& XH
Giữa trưa, đường sá vắng tanh, nắng như đổ lửa. Ảnh: H.P |
Dân sơ tán vào khe suối tránh nóng
Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng (huyện Tương Dương) là nơi hợp lưu của hai dòng Nậm Nơm và Nậm Mộ đổ về sông Lam. Vùng đất ngã ba sông ở miền Tây xứ Nghệ này là nơi sống của các tộc người Kinh, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Thái, Tày…
10 giờ sáng, nắng đã chói chang tràn ngập miền sơn cước. Hai bên bờ nơi đầu nguồn sông Lam lô nhô vô số bãi cát, đá, sỏi trông như sa mạc hoang. Nhìn xa xa dòng sông lại bị đứt đoạn bởi những bãi bồi chắn ngang, tất cả phủ một màu nắng chói chang. Lúc này, tuy chưa phải giữa trưa nhưng dưới cái nắng được cơn gió Lào khô khốc tiếp sức, khiến nhiệt độ tăng nhanh, thổi nắng táp rát mặt.
Cửa Rào cách rừng quốc gia Pù Mát khoảng 60 km về phía Tây, là một vùng quê miền núi nằm sâu trong những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp của miền Tây xứ Nghệ. Rất nghịch lý, giữa một vùng cây cối ngút ngàn như thế nhưng đây lại là nơi đang chịu cái nóng khủng khiếp.
Nhiệt độ đo ở ngoài trời lúc này đã hơn 40 độ C. Làng bản vắng bóng người, bóng gia súc, tất cả phải sơ tán vào khe tránh nóng. Mặt trời, gió Lào như quạt lửa, như thể chực rang chín mọi sinh vật sống vùng đất này. Ông Đậu Văn Lộc, người già ở đây nói: “Vùng ni nóng do núi toàn là núi đá vôi, rất dễ hấp thụ nhiệt”. Nhưng ông Lộc không lý giải được vì sao năm nay mới đầu hè đã nóng khủng khiếp như thế?
Mới đầu hè, nhưng nước sông Lam đã có dấu hiệu cạn dần. Ngược lên phía huyện Kỳ Sơn, men theo dòng Nậm Mộ, một trong hai dòng sông nối dòng với sông Lam cũng đã cạn nước.
Ông Lộc cho biết: “Nóng quá. Trâu bò không dám thả rông, người lớn không dám lên rẫy, trẻ con không dám ra đường vì nắng”. Vừa nói, ông Lộc vừa dùng chiếc quạt mo cau vỗ phành phạch: “Có quạt điện nhưng gió quạt điện như thổi lửa vào người. Chỉ cái ni phe phẩy cho đỡ nóng thôi”. Ông đưa quạt mo lên ngang mặt để minh họa. Lúc này, nhiệt độ đo ngoài sân nhà ông Lộc đã là 42 độ.
Chiều muộn mới có người ra đường kiếm củi. |
Một bậc cao niên trong xã là cụ Lô Văn Mằn kể: “Già sống hết đời người ở đây, nhưng thấy đặc biệt năm ni nắng nóng tăng lên một cách bất thường”. Người dân ở đây kể trước đây, sở dĩ Cửa Rào được gọi là “lò sấy Đông Dương” bởi lính Pháp từng có thời gian đóng đồn ở đây nhưng rồi không chịu được cái nóng, phải chuyển đi nơi khác.
Nắng nóng đã thành nỗi ám ảnh. Mới đây, một cháu bé ở bản Piềng Ang, trên đường từ trường mẫu giáo đi học về, vì nắng quá mà nhũn não, chết thảm. Còn có anh Hà khỏe mạnh nhất bản nhưng mới chỉ vác rựa lên rẫy được một lúc đã bị đột tử. Một số trường hợp cất nhà xa suối, đưa trâu xuống suối ngâm nước, chưa đến nơi thì trâu đã phòi bọt mép ra mà chết như thể bị não. Nhiều gia đình đóng cửa nhà, chuyển hẳn xuống khe ở suốt cho đến khi mùa mưa đến, nước suối dâng cao thì họ mới quay trở về nhà...
Đầu giờ chiều, ngồi trong nhà mà chúng tôi vẫn cảm giác như đội nồi than củi trên đầu, nhìn ra ngoài đường thấy cảnh vật một màu vàng rộm và mờ đi khi mọi thứ như thể bị bốc hơi. Đâu đó, bà con dân bản lùa cả gia súc sơ tán vào các khe hai con suối lớn là Nậm Nơn và Nậm Mộ nơi đầu thượng nguồn sông Lam tránh nóng.
Xiêng Hưng là một bản thuộc xã Xá Lượng, nơi đây nhà cửa đã có mái ngói, mái phibro xi măng, tuy hạn chế được cháy nhà nhưng những thứ đó đã biến mùa hè với cái nóng ở đây trở nên khủng khiếp hơn. Cũng may, nắng nóng rơi vào dịp nghỉ hè nên các em học sinh không phải đến lớp.
Hơn 1.000 hộ dân nằm gọn trong địa phận Cửa Rào như nằm giữa một cái chảo rang khổng lồ vào mùa hè. Để đối phó với mùa hè ngày càng nóng lên, UBND xã Xá Lượng chỉ còn cách khuyến cáo bà con dựng nhà dọc hai bên đầu nguồn sông Lam để cho tiện “hạ nhiệt” và đặc biệt nghiêm cấm việc đốt rẫy từ tháng 6 cho đến tháng 10 trước khi mùa mưa đến.
Đây chỉ là đợt nóng "mở đầu" thay cho lời chào mùa hạ của thiên nhiên dành cho miền đất này. Bởi theo kinh nghiệm của người dân ở đây, gió Lào còn kéo dài đến tận tháng 8 Âm lịch. Mảnh đất xứ Nghệ cũng giống như tất cả khúc ruột miền Trung vốn đã quá quen với cảnh mùa hè, gió Lào hầm hập thổi. Nắng gió như mang tất cả những thứ khắc nghiệt nhất "đổ" xuống mảnh đất nghèo này. Nhưng nóng đến độ để người dân vốn sinh ra, lớn lên, già đi trong cái nóng phải coi là chuyện bất thường thì quả là… bất thường thật.
Thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ cho biết, năm nào cũng vậy, vào những đợt nắng nóng cao điểm, nhiệt độ đo được ở Cửa Rào luôn trên 40 độ C, có những thời điểm lên đến 44 – 45 độC. Chênh lệch nhiệt ở vùng tâm nóng này so với các khu vực khác luôn luôn ở mức cao. Có thời điểm chênh lệch đến gần 10 độ C.
» Nắng nóng gay gắt trong ngày đầu thi tốt nghiệp
» Miền Trung nắng rộp nhựa mặt đường
» Nắng nóng lịch sử, miền Trung người khô, ruộng khát
Theo GĐ& XH
Bình luận