Học chưa hết cấp 3, lại nghiện “oặt xà lai” thế mà “đùng” một cái, anh bỏ lại phía sau tất cả quyết làm lại cuộc đời. Đường đường là một chủ tịch xã, nhưng anh vẫn ở trong ngôi nhà bé con con giữa một bản người dân tộc Tày nghèo rớt.
Quá khứ lầm lạc
Từ lúc ở dưới Lạng Sơn, nghe anh bạn kể về Địa, tôi cứ bán tín bán nghi. Làm gì có chuyện, một anh nghiện lại có thể nhảy lên ngồi ghế chủ tịch xã, mà lại là xã cửa khẩu sầm uất bậc nhất về giao thương buôn bán của cái tỉnh nổi tiếng đầy các đại gia buôn lậu này.
Lên tới cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), việc đầu tiên là tôi tìm tới trụ sở UBND xã, Địa bắt tay tôi cười xác nhận: “Ừ, nghiện. Nghiện những 5 năm. Nghiện hẳn heroin cơ đấy”. Thế này thì tôi tin thật rồi!
Chẳng giống như mấy vị quan chức dưới xuôi, bằng cách này, cách khác “leo lên” được vị trí cao thì tìm đủ mọi thủ đoạn che quá khứ nếu nó không tốt đẹp. Hoàng Văn Địa khác hẳn.
Có ai hỏi, anh cười hiền lành tông tốc kể về thời tuổi trẻ của mình: “Mình nghiện. Mình làm cai cửu vạn. Đầu gấu. Bảo kê bến bãi. Tóm lại là đủ hết, chẳng thiếu thứ gì. Nhưng rồi mình vứt bỏ hết. Làm việc tốt thì Đảng tin, nhân dân tin, có vậy thôi. Mình làm chủ tịch xã đến bây giờ là hai nhiệm kỳ rồi đấy”.
Hoàng Văn Địa sinh năm 1965, tại Tân Thanh. Ngày ấy, đây là mảnh đất nghèo nàn, heo hút và tiêu điều. Nhà nghèo, học chưa hết cấp 3 thì Địa bỏ dở ở nhà làm ruộng. Nhưng Tân Thanh núi nhiều, ruộng ít, vốn hăng hái, anh xung phong tham gia công tác dân quân xã và được tín nhiệm làm tới chức trung đội trưởng.
Đầu năm 1983, Địa được cử đi học sơ cấp lý luận rồi về làm cán bộ lưu động chuyên đi vận động nhân dân nộp thuế cho UBND huyện. Công việc vất vả, địa bàn rộng, quanh năm suốt tháng phải lội suối trèo non nên chỉ được một thời gian là Địa nản. Anh bỏ phứt công việc nhà nước về nhà nuôi trâu.
Cho tới đầu năm 90 của thế kỷ trước là lúc đất nước đổi mới, quan hệ biên giới cũng trở lại bình thường, giao thương bắt đầu phát triển. Lúc này Tân Thanh cựa mình trở thành một đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa hai nước.
Vốn đầu óc lanh lợi, nhạy bén, tranh thủ lúc đó mọi sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo, Địa tuyển mộ, chiêu nạp dưới trướng một đám thanh niên thuê đất mở bãi trông xe thu phí. Ngày ấy, xe tải từ dưới xuôi kéo nhau lên biên giới “ăn hàng” tấp nập.
Hàng hóa Trung Quốc theo đường mòn tiểu ngạch chuyển sang ùn ùn. Bãi xe của Địa là nơi đầu tiên của Tân Thanh có người đứng ra tổ chức cho xe tập kết và vận chuyển bốc xếp hàng hóa cho đám dân buôn. Mọi sự chỉ đạo và “thu phí” đều do một mình Địa đứng ra chỉ đạo. Một chân của Địa bắt đầu đặt xuống bùn từ đó.
Chuyện đời của Hoàng Văn Địa cho tới tận bây giờ đối với nhiều người vẫn quá hoang đường.
Lối về
Hàng trăm đầu xe ra vào mỗi ngày, hàng trăm tấn hàng hóa muốn đi hay ở đều phải có một khoản tiền riêng cho Địa. Lúc đó ở cái xó núi này Địa nhanh chóng trở thành một đại gia. Đó là còn chưa kể đến những khoản thu từ đám “cửu vạn” đóng “hụi chết” hàng tuần.
Cái uy cũ từ thời làm trung đội trưởng dân quân và cán bộ đốc thuế của Địa khiến cho khá nhiều kẻ phải kiêng dè không dám qua mặt. “Ngồi trên đống tiền, chú bảo một thanh niên như anh lúc đó biết tiêu gì cho hết? Thế là giải sầu bằng heroin thôi” – Địa cười hồi tưởng lại quá khứ của mình.
Hồi ấy, ma túy chưa bị “đánh mạnh” như bây giờ. Khi mà các đại ca bãi vàng còn làm “dân bẹp tai” với bàn đèn thuốc phiện thì lúc này Địa đã dùng heroin. Với thu nhập lúc đó của mình thì một bữa heroin với Địa rẻ như rau muống. “Tiền thuốc một ngày chỉ bằng 1/50 thu nhập thì việc gì phải ngại” - Địa bảo vậy.
Giấc mộng làm Đường Minh Hoàng đêm đêm du nguyệt điện bỗng tan theo làn khói phù dung khi UBND huyện quyết định ra tay dẹp mạnh nạn đầu gấu bốc vác và giải thể toàn bộ bãi xe vốn gây nhức nhối suốt bao năm của Địa. Bãi xe mất, thu nhập cũng hết, Địa quay về nhà với số tiền tích cóp được.
Nhưng người nghiện tiền núi cũng phải lở, số tiền bao năm của Địa cũng bay theo làn khói, cuộc đời anh lại “quay trở về với cái máng lợn”. Không chịu nổi những cơn đói thuốc, Địa quyết tâm cai nghiện.
Anh kể: “Ngày ấy làm gì có thuốc cai, mình nằm ở nhà tự đánh vật với những cơn cuồng loạn đến điên dại mỗi lúc lên cơn. Tổng cộng cai 3 lần. Đến lần thứ 3 là đoạn tuyệt hẳn cho tới bây giờ”.
Một thằng nghiện, quá khứ lại có vết, muốn làm lại thì chỉ có đi học. Nghĩ vậy nên năm 1998 Địa tự tìm xuống Hưng Yên theo học trường Trung cấp Tài chính Kế toán. Hai năm sau anh quay về, lúc này nạn nghiện hút trong xã diễn ra tràn lan. Thấy vậy anh lập tức tìm đến nhà các con nghiện lấy bản thân mình làm ví dụ để giúp thanh niên trong xã cai nghiện.
Dần dần, mọi người tin là anh cai được thật, lại thấy Địa quá nhiệt tình nên bầu anh làm phó thôn kiêm luôn Giáo dục viên đồng đẳng.
Ba năm sau, lòng tin của người dân với ông phó thôn đã ăn sâu bén rễ, Địa chính thức được kết nạp Đảng và tới 2004 thì anh được bà con tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND xã. Số phiếu tín nhiệm của Địa lên tới 84%.
Nhờ liên tục hoạt động tích cực, năm tiếp theo chính Đảng bộ xã lại giới thiệu anh vào cấp ủy và trúng cử. Cho tới 2006, khi bầu bổ sung HĐND, Địa trúng cử Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh.
Cũng năm đó khi ông Chủ tịch mất, anh lại được HĐND bầu bổ sung và trúng luôn chức Chủ tịch. Năm 2011 anh tái trúng cử chức Chủ tịch xã nhiệm kỳ 2.
Địa bảo: “Tôi thoát khỏi vũng bùn ngày trước là nhờ lòng tin của người dân. Vì thế được như bây giờ, tôi sẽ luôn làm việc vì những gì bà con đã tin tưởng và giao phó. Tấm lòng của nhân dân lúc nào cũng rộng mở và họ sẵn sàng dành cho mọi cuộc đời lầm lạc những lá phiếu bao dung”.
Theo An ninh thủ đô
Chuyện đời của Hoàng Văn Địa cho tới tận bây giờ đối với nhiều người vẫn quá hoang đường |
Quá khứ lầm lạc
Từ lúc ở dưới Lạng Sơn, nghe anh bạn kể về Địa, tôi cứ bán tín bán nghi. Làm gì có chuyện, một anh nghiện lại có thể nhảy lên ngồi ghế chủ tịch xã, mà lại là xã cửa khẩu sầm uất bậc nhất về giao thương buôn bán của cái tỉnh nổi tiếng đầy các đại gia buôn lậu này.
Lên tới cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), việc đầu tiên là tôi tìm tới trụ sở UBND xã, Địa bắt tay tôi cười xác nhận: “Ừ, nghiện. Nghiện những 5 năm. Nghiện hẳn heroin cơ đấy”. Thế này thì tôi tin thật rồi!
Chẳng giống như mấy vị quan chức dưới xuôi, bằng cách này, cách khác “leo lên” được vị trí cao thì tìm đủ mọi thủ đoạn che quá khứ nếu nó không tốt đẹp. Hoàng Văn Địa khác hẳn.
Có ai hỏi, anh cười hiền lành tông tốc kể về thời tuổi trẻ của mình: “Mình nghiện. Mình làm cai cửu vạn. Đầu gấu. Bảo kê bến bãi. Tóm lại là đủ hết, chẳng thiếu thứ gì. Nhưng rồi mình vứt bỏ hết. Làm việc tốt thì Đảng tin, nhân dân tin, có vậy thôi. Mình làm chủ tịch xã đến bây giờ là hai nhiệm kỳ rồi đấy”.
Hoàng Văn Địa sinh năm 1965, tại Tân Thanh. Ngày ấy, đây là mảnh đất nghèo nàn, heo hút và tiêu điều. Nhà nghèo, học chưa hết cấp 3 thì Địa bỏ dở ở nhà làm ruộng. Nhưng Tân Thanh núi nhiều, ruộng ít, vốn hăng hái, anh xung phong tham gia công tác dân quân xã và được tín nhiệm làm tới chức trung đội trưởng.
Đầu năm 1983, Địa được cử đi học sơ cấp lý luận rồi về làm cán bộ lưu động chuyên đi vận động nhân dân nộp thuế cho UBND huyện. Công việc vất vả, địa bàn rộng, quanh năm suốt tháng phải lội suối trèo non nên chỉ được một thời gian là Địa nản. Anh bỏ phứt công việc nhà nước về nhà nuôi trâu.
Cho tới đầu năm 90 của thế kỷ trước là lúc đất nước đổi mới, quan hệ biên giới cũng trở lại bình thường, giao thương bắt đầu phát triển. Lúc này Tân Thanh cựa mình trở thành một đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa hai nước.
Vốn đầu óc lanh lợi, nhạy bén, tranh thủ lúc đó mọi sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo, Địa tuyển mộ, chiêu nạp dưới trướng một đám thanh niên thuê đất mở bãi trông xe thu phí. Ngày ấy, xe tải từ dưới xuôi kéo nhau lên biên giới “ăn hàng” tấp nập.
Hàng hóa Trung Quốc theo đường mòn tiểu ngạch chuyển sang ùn ùn. Bãi xe của Địa là nơi đầu tiên của Tân Thanh có người đứng ra tổ chức cho xe tập kết và vận chuyển bốc xếp hàng hóa cho đám dân buôn. Mọi sự chỉ đạo và “thu phí” đều do một mình Địa đứng ra chỉ đạo. Một chân của Địa bắt đầu đặt xuống bùn từ đó.
Chuyện đời của Hoàng Văn Địa cho tới tận bây giờ đối với nhiều người vẫn quá hoang đường.
Tân Thanh, mảnh đất Hoàng Văn Địa từng một thời làm mưa làm gió, nay trở thành nơi anh góp sức làm giàu đẹp |
Lối về
Hàng trăm đầu xe ra vào mỗi ngày, hàng trăm tấn hàng hóa muốn đi hay ở đều phải có một khoản tiền riêng cho Địa. Lúc đó ở cái xó núi này Địa nhanh chóng trở thành một đại gia. Đó là còn chưa kể đến những khoản thu từ đám “cửu vạn” đóng “hụi chết” hàng tuần.
Cái uy cũ từ thời làm trung đội trưởng dân quân và cán bộ đốc thuế của Địa khiến cho khá nhiều kẻ phải kiêng dè không dám qua mặt. “Ngồi trên đống tiền, chú bảo một thanh niên như anh lúc đó biết tiêu gì cho hết? Thế là giải sầu bằng heroin thôi” – Địa cười hồi tưởng lại quá khứ của mình.
Hồi ấy, ma túy chưa bị “đánh mạnh” như bây giờ. Khi mà các đại ca bãi vàng còn làm “dân bẹp tai” với bàn đèn thuốc phiện thì lúc này Địa đã dùng heroin. Với thu nhập lúc đó của mình thì một bữa heroin với Địa rẻ như rau muống. “Tiền thuốc một ngày chỉ bằng 1/50 thu nhập thì việc gì phải ngại” - Địa bảo vậy.
Giấc mộng làm Đường Minh Hoàng đêm đêm du nguyệt điện bỗng tan theo làn khói phù dung khi UBND huyện quyết định ra tay dẹp mạnh nạn đầu gấu bốc vác và giải thể toàn bộ bãi xe vốn gây nhức nhối suốt bao năm của Địa. Bãi xe mất, thu nhập cũng hết, Địa quay về nhà với số tiền tích cóp được.
Nhưng người nghiện tiền núi cũng phải lở, số tiền bao năm của Địa cũng bay theo làn khói, cuộc đời anh lại “quay trở về với cái máng lợn”. Không chịu nổi những cơn đói thuốc, Địa quyết tâm cai nghiện.
Anh kể: “Ngày ấy làm gì có thuốc cai, mình nằm ở nhà tự đánh vật với những cơn cuồng loạn đến điên dại mỗi lúc lên cơn. Tổng cộng cai 3 lần. Đến lần thứ 3 là đoạn tuyệt hẳn cho tới bây giờ”.
Một thằng nghiện, quá khứ lại có vết, muốn làm lại thì chỉ có đi học. Nghĩ vậy nên năm 1998 Địa tự tìm xuống Hưng Yên theo học trường Trung cấp Tài chính Kế toán. Hai năm sau anh quay về, lúc này nạn nghiện hút trong xã diễn ra tràn lan. Thấy vậy anh lập tức tìm đến nhà các con nghiện lấy bản thân mình làm ví dụ để giúp thanh niên trong xã cai nghiện.
Dần dần, mọi người tin là anh cai được thật, lại thấy Địa quá nhiệt tình nên bầu anh làm phó thôn kiêm luôn Giáo dục viên đồng đẳng.
Ba năm sau, lòng tin của người dân với ông phó thôn đã ăn sâu bén rễ, Địa chính thức được kết nạp Đảng và tới 2004 thì anh được bà con tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND xã. Số phiếu tín nhiệm của Địa lên tới 84%.
Nhờ liên tục hoạt động tích cực, năm tiếp theo chính Đảng bộ xã lại giới thiệu anh vào cấp ủy và trúng cử. Cho tới 2006, khi bầu bổ sung HĐND, Địa trúng cử Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh.
Cũng năm đó khi ông Chủ tịch mất, anh lại được HĐND bầu bổ sung và trúng luôn chức Chủ tịch. Năm 2011 anh tái trúng cử chức Chủ tịch xã nhiệm kỳ 2.
Địa bảo: “Tôi thoát khỏi vũng bùn ngày trước là nhờ lòng tin của người dân. Vì thế được như bây giờ, tôi sẽ luôn làm việc vì những gì bà con đã tin tưởng và giao phó. Tấm lòng của nhân dân lúc nào cũng rộng mở và họ sẵn sàng dành cho mọi cuộc đời lầm lạc những lá phiếu bao dung”.
Theo An ninh thủ đô
Bình luận