(VTC News) - Các nhà khoa học đã giật mình khi được tận mắt củ sâm 800 tuổi, được tìm thấy trong rừng Hoàng Liên Sơn.
Ông Trần Ngọc Lâm vốn bị bệnh ung thư phổi, bị Bệnh viện 103 trả về chờ chết từ 15 năm trước. Vì không muốn vợ con phải đau lòng khi chứng kiến cảnh ông chết dần, chết mòn, nên ông đã lần vào rừng để chết một cách lặng lẽ.
Vào rừng Hoàng Liên Sơn, trèo lên tận đỉnh Fansipan, ông Lâm đã phát hiện ra nơi đây có rất nhiều cây thuốc trị bệnh ung thư. Những cây thuốc này ông học được từ các thiền sư Tây Tạng, hồi ông lái xe siêu trường siêu trọng từ Lào Cai qua Tây Tạng, sang tận Nga.
Cứ vặt lá, nhổ củ nhai sống, thế mà ông sống khỏe đến ngày nay. Không những thế, ông còn cung cấp bài thuốc cứu sống hoặc kéo dài tuổi thọ cho khá nhiều người mắc bệnh ung thư.
Để có thuốc trị bệnh cho mình và cho người, ông đã dựng lều dựng lán trong rừng, thậm chí ở cả trong hang, rồi hết ngày này qua ngày khác, lang thang khắp các cánh rừng để tìm thuốc quý.
Bẻ củ sâm 800 tuổi như bẻ củ khoai
Mới đây, xuất phát từ cửa hang trên độ cao 2.900m, ông Lâm bám theo những vách đá để chinh phục những ngọn núi khổng lồ, trồi lên khỏi đại ngàn hoang thẳm, đi về phía Lai Châu để tìm thuốc.
Nơi đây, những cánh rừng hoang vu chưa hề có dấu chân người. Đàn khỉ vẫn nhảy rào rào trên ngọn cây và nhìn ông Lâm như một giống lạ.
Sau 3 ngày 3 đêm lầm lũi đi trong rừng, ông đặt chân lên một ngọn núi cao gần 2.900m thuộc đất Lai Châu.
Ở độ cao này, chỉ có loài trúc sống được. Giống trúc ở đây thân bé như que tăm, cao đến đầu gối, sống bám vào vách đá. Trong lúc tìm thuốc, ông Lâm gặp một giống cây lạ, thân trông như củ, củ giống như thân. Tuy nhiên, ông thấy rất quen.
Ngẫm ngợi một lúc, ông mới nhớ rằng, đây là giống sâm mọc ở vùng núi Tây Tạng, trên độ cao 4.000-5.000m, mà vị thiền sư chữa bệnh đã một lần chỉ cho ông. Người Tây Tạng gọi đó là sâm Hymalaya.
Loài sâm này mỗi năm một lần rụng lá và mọc thêm một đốt, dài bằng đốt ngón tay. Mỗi năm nó chỉ ra 3-4 lá và mỗi lá có 7 thùy. Củ sâm mọc ngẩng lên trời, nhưng được vài năm, thân nặng quá, lại gục xuống, rồi bị mùn lá phủ lên che kín, thành thử phần thân nó chìm trong đất đá từ nhiều trăm năm trước.
Ông Lâm cẩn thận đào củ sâm. Sau một giờ đồng hồ miệt mài đào bới, ông Lâm đã nhấc được củ sâm lên khỏi mặt đất. Phần thân củ sâm nằm dưới lòng đất có màu vàng nhạt, chia thành từng đốt, xù xì.
Phần thân củ sâm dài quá sải tay, to bằng cổ tay, mỗi đốt dài 1-2 cm. Ông Lâm tỉ mẩn ngồi đếm được tới 800 đốt. Như vậy, tuổi đời củ sâm này đã vắt qua 8 thế kỷ. Ước chừng, củ sâm này nặng tới 10kg.
Chỉ có chiếc ba lô để đựng quần áo, túi ngủ, thức ăn, không có cách nào nhét nổi củ sâm dài thòng lõng đó, nên ông Lâm đành bẻ củ sâm thành từng khúc nhỏ, nhét hết vào các ngóc ngách của ba lô
Ngâm rượu uống chơi
Ông Lâm đem từng khúc khớp lại thành củ sâm nguyên vẹn cho mọi người xem, khiến ai cũng xuýt xoa tiếc nuối. Mấy bác nông dân, mấy cụ lão thành đến xem, người thì bảo củ sâm này chắc phải trị giá vài triệu, người thì bảo có khi đến cả chục triệu đồng.
Ông Lâm cũng không biết nó giá trị thế nào, nhưng ông không phải người ham tiền, nên cũng chả để ý. Ông phân phát cho làng xóm, bạn bè mỗi người vài khúc đem về ngâm rượu uống chơi để tăng cường sức khỏe. Con cái, dâu rể cũng mỗi người lấy vài chục khúc đi biếu lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè của mình.
Số còn lại, ông đem phơi khô rồi tống hết vào chiếc bình, đổ rượu mạnh vào ngâm. Bạn bè, làng xóm đến nhà, ông đều bê bình rượu đặc biệt này ra thết đãi.
Sau này, ông Nguyễn Hữu Khai, vốn là lãnh đạo tập đoàn Đông Dược Bảo Long lên Sapa đã qua nhà ông Lâm để hỏi về những cây thuốc quý ở Hoàng Liên Sơn. Không có rượu Tây, rượu xịn để đãi khách, ông Lâm đành bê bình nhân sâm 800 tuổi ra mời khách.
Nhặt củ sâm lên ngắm nghía, ông Khai… choáng váng. Sau chầu nhậu với rượu nhân sâm, ông Khai đề nghị được mua mấy khúc nhân sâm (dù đã ngâm rượu mấy tháng) với bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Lâm chỉ cười, rồi tặng luôn mấy khúc.
Về nghiên cứu, chiết xuất mấy ngày, ông Khai điện cho ông Lâm bảo, đây đúng là nhân sâm, rất quý, rất tốt. Ông Khai cũng không thể định giá được củ sâm 800 tuổi đó, bởi nó quá quý hiếm với cả thế giới. Tuy nhiên, theo ông Khai, giá của nó phải tính bằng tiền tỷ.
Củ sâm Việt Nam giá trị nhiều tỷ đồng
Không hiểu thông tin từ đâu, GS Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược) đã bắt tàu lên tận nhà ông Lâm để tận mắt củ sâm. Nhìn củ sâm, GS Kỳ đã khẳng định ngay nó là tiết trúc sâm. Loài sâm này cùng họ với với sâm Ngọc Linh, mà sâm Ngọc Linh thì tốt không kém gì sâm Hàn Quốc, Triều Tiên.
Tuy nhiên, với 800 năm tuổi, “cụ sâm” này không thể định giá nổi, bởi vì không thể kiếm đâu ra củ sâm ở Hàn Quốc, Triều Tiên và Ngọc Linh có tuổi thọ như vậy nữa.
Biết tin củ sâm 800 tuổi, ông Nguyễn Hữu Trọng, TGĐ Cty Thực phẩm chức năng Thăng Long lập tức tìm lên Lào Cai. Nhìn một phần củ sâm quắt queo trong bình rượu, ông Trọng lắc đầu tiếc nuối.
Chỉ cần nhai một miếng nhỏ, ông Trọng, một chuyên gia về lĩnh vực thực phẩm chức năng, cũng biết rằng, nó là thứ quá quý hiếm trên đời. Ông bảo, sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ để mua nếu ông Lâm kiếm được củ sâm như thế.
Cũng theo ông Trọng, nếu củ sâm này được đưa lên các sàn đấu giá của thế giới, giá trị của nó có thể được thổi lên đến cả triệu đô, bởi khó có thể kiếm được củ sâm thứ 2 có tuổi đại thọ như củ sâm này.
Tiếc thay một vật báu
Sau khi các nhà khoa học thẩm định giá trị khủng khiếp của “cụ” tiết trúc sâm mọc trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm đã bỏ nhiều ngày để tiếp tục tìm kiếm. Tuy nhiên, suốt 10 năm qua, ông Lâm không tìm được bất cứ một củ sâm nào khác có tuổi trăm năm. Củ sâm ông tìm được, có lẽ là thứ… trên trời rơi xuống! Theo ông Lâm, người Trung Quốc đã thu mua hết giống "khoai lang núi" từ chục năm nay rồi.
Gặp gỡ những người Mông sống len lỏi ở những góc khuất trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên để hỏi về loại sâm này, ông Lâm mới biết, trước đây, loại sâm này có khá nhiều trên độ cao từ 2.700m trở lên. Tuy nhiên, người Mông không gọi nó là nhân sâm, hay tiết trúc nhân sâm như các nhà khoa học, mà chỉ gọi nó là củ tam thất rừng vì nó khá giống với củ tam thất rừng…
Cách đây hàng chục năm, người Trung Quốc biết tin trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên có tiết trúc nhân sâm, họ đã mang mẫu sang cho người Mông ở đây xem và nói rằng, nó có tên là… khoai núi. Họ đặt mua của người Mông với giá vài trăm ngàn/kg “khoai núi”.
Trước kia, đồng bào Mông thường đào những củ sâm này về luộc ăn như khoai lang, hoặc đào lên, rửa sạch và nhai sống luôn. Chỉ nhai vài miếng nhỏ, có thể leo núi, đi rừng săn thú cả ngày không mệt.
Với giá vài trăm ngàn/kg, người Mông nơi đây đã có thời gian bỏ nương rẫy đi đào sâm đem sang Trung Quốc bán. Và rồi, người Trung Quốc lại đem chính những củ sâm quý hiếm hàng trăm năm tuổi đó xuất khẩu sang nước ta với giá hàng trăm triệu đồng/kg.
Loại tiết trúc nhân sâm này chỉ mọc ở độ cao trên 2.000m, ở các khe núi đá, mà tại những cánh rừng này, những ngọn núi như thế đâu có nhiều. Người Mông như loài sơn dương, chỉ càn quét vài lần đã đào sạch sẽ. Cơn lốc đào sâm cách đây chục năm, đã làm giống sâm cực quý ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên bị tuyệt chủng.
Nhân Văn
Ông Trần Ngọc Lâm vốn bị bệnh ung thư phổi, bị Bệnh viện 103 trả về chờ chết từ 15 năm trước. Vì không muốn vợ con phải đau lòng khi chứng kiến cảnh ông chết dần, chết mòn, nên ông đã lần vào rừng để chết một cách lặng lẽ.
Vào rừng Hoàng Liên Sơn, trèo lên tận đỉnh Fansipan, ông Lâm đã phát hiện ra nơi đây có rất nhiều cây thuốc trị bệnh ung thư. Những cây thuốc này ông học được từ các thiền sư Tây Tạng, hồi ông lái xe siêu trường siêu trọng từ Lào Cai qua Tây Tạng, sang tận Nga.
Cứ vặt lá, nhổ củ nhai sống, thế mà ông sống khỏe đến ngày nay. Không những thế, ông còn cung cấp bài thuốc cứu sống hoặc kéo dài tuổi thọ cho khá nhiều người mắc bệnh ung thư.
Để có thuốc trị bệnh cho mình và cho người, ông đã dựng lều dựng lán trong rừng, thậm chí ở cả trong hang, rồi hết ngày này qua ngày khác, lang thang khắp các cánh rừng để tìm thuốc quý.
Bẻ củ sâm 800 tuổi như bẻ củ khoai
Mới đây, xuất phát từ cửa hang trên độ cao 2.900m, ông Lâm bám theo những vách đá để chinh phục những ngọn núi khổng lồ, trồi lên khỏi đại ngàn hoang thẳm, đi về phía Lai Châu để tìm thuốc.
Nơi đây, những cánh rừng hoang vu chưa hề có dấu chân người. Đàn khỉ vẫn nhảy rào rào trên ngọn cây và nhìn ông Lâm như một giống lạ.
Sau 3 ngày 3 đêm lầm lũi đi trong rừng, ông đặt chân lên một ngọn núi cao gần 2.900m thuộc đất Lai Châu.
Ở độ cao này, chỉ có loài trúc sống được. Giống trúc ở đây thân bé như que tăm, cao đến đầu gối, sống bám vào vách đá. Trong lúc tìm thuốc, ông Lâm gặp một giống cây lạ, thân trông như củ, củ giống như thân. Tuy nhiên, ông thấy rất quen.
Ngẫm ngợi một lúc, ông mới nhớ rằng, đây là giống sâm mọc ở vùng núi Tây Tạng, trên độ cao 4.000-5.000m, mà vị thiền sư chữa bệnh đã một lần chỉ cho ông. Người Tây Tạng gọi đó là sâm Hymalaya.
Ông Trần Ngọc Lâm bên bình rượu ngâm một phần củ sâm 800 tuổi |
Ông Lâm cẩn thận đào củ sâm. Sau một giờ đồng hồ miệt mài đào bới, ông Lâm đã nhấc được củ sâm lên khỏi mặt đất. Phần thân củ sâm nằm dưới lòng đất có màu vàng nhạt, chia thành từng đốt, xù xì.
Phần thân củ sâm dài quá sải tay, to bằng cổ tay, mỗi đốt dài 1-2 cm. Ông Lâm tỉ mẩn ngồi đếm được tới 800 đốt. Như vậy, tuổi đời củ sâm này đã vắt qua 8 thế kỷ. Ước chừng, củ sâm này nặng tới 10kg.
Chỉ có chiếc ba lô để đựng quần áo, túi ngủ, thức ăn, không có cách nào nhét nổi củ sâm dài thòng lõng đó, nên ông Lâm đành bẻ củ sâm thành từng khúc nhỏ, nhét hết vào các ngóc ngách của ba lô
Ngâm rượu uống chơi
Ông Lâm đem từng khúc khớp lại thành củ sâm nguyên vẹn cho mọi người xem, khiến ai cũng xuýt xoa tiếc nuối. Mấy bác nông dân, mấy cụ lão thành đến xem, người thì bảo củ sâm này chắc phải trị giá vài triệu, người thì bảo có khi đến cả chục triệu đồng.
Ông Lâm cũng không biết nó giá trị thế nào, nhưng ông không phải người ham tiền, nên cũng chả để ý. Ông phân phát cho làng xóm, bạn bè mỗi người vài khúc đem về ngâm rượu uống chơi để tăng cường sức khỏe. Con cái, dâu rể cũng mỗi người lấy vài chục khúc đi biếu lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè của mình.
Số còn lại, ông đem phơi khô rồi tống hết vào chiếc bình, đổ rượu mạnh vào ngâm. Bạn bè, làng xóm đến nhà, ông đều bê bình rượu đặc biệt này ra thết đãi.
Khúc sâm quắt lại khi ngâm trong rượu |
Nhặt củ sâm lên ngắm nghía, ông Khai… choáng váng. Sau chầu nhậu với rượu nhân sâm, ông Khai đề nghị được mua mấy khúc nhân sâm (dù đã ngâm rượu mấy tháng) với bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Lâm chỉ cười, rồi tặng luôn mấy khúc.
Về nghiên cứu, chiết xuất mấy ngày, ông Khai điện cho ông Lâm bảo, đây đúng là nhân sâm, rất quý, rất tốt. Ông Khai cũng không thể định giá được củ sâm 800 tuổi đó, bởi nó quá quý hiếm với cả thế giới. Tuy nhiên, theo ông Khai, giá của nó phải tính bằng tiền tỷ.
Củ sâm Việt Nam giá trị nhiều tỷ đồng
Không hiểu thông tin từ đâu, GS Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược) đã bắt tàu lên tận nhà ông Lâm để tận mắt củ sâm. Nhìn củ sâm, GS Kỳ đã khẳng định ngay nó là tiết trúc sâm. Loài sâm này cùng họ với với sâm Ngọc Linh, mà sâm Ngọc Linh thì tốt không kém gì sâm Hàn Quốc, Triều Tiên.
Tuy nhiên, với 800 năm tuổi, “cụ sâm” này không thể định giá nổi, bởi vì không thể kiếm đâu ra củ sâm ở Hàn Quốc, Triều Tiên và Ngọc Linh có tuổi thọ như vậy nữa.
Biết tin củ sâm 800 tuổi, ông Nguyễn Hữu Trọng, TGĐ Cty Thực phẩm chức năng Thăng Long lập tức tìm lên Lào Cai. Nhìn một phần củ sâm quắt queo trong bình rượu, ông Trọng lắc đầu tiếc nuối.
Bên trong bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi |
Cũng theo ông Trọng, nếu củ sâm này được đưa lên các sàn đấu giá của thế giới, giá trị của nó có thể được thổi lên đến cả triệu đô, bởi khó có thể kiếm được củ sâm thứ 2 có tuổi đại thọ như củ sâm này.
Tiếc thay một vật báu
Sau khi các nhà khoa học thẩm định giá trị khủng khiếp của “cụ” tiết trúc sâm mọc trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm đã bỏ nhiều ngày để tiếp tục tìm kiếm. Tuy nhiên, suốt 10 năm qua, ông Lâm không tìm được bất cứ một củ sâm nào khác có tuổi trăm năm. Củ sâm ông tìm được, có lẽ là thứ… trên trời rơi xuống! Theo ông Lâm, người Trung Quốc đã thu mua hết giống "khoai lang núi" từ chục năm nay rồi.
Gặp gỡ những người Mông sống len lỏi ở những góc khuất trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên để hỏi về loại sâm này, ông Lâm mới biết, trước đây, loại sâm này có khá nhiều trên độ cao từ 2.700m trở lên. Tuy nhiên, người Mông không gọi nó là nhân sâm, hay tiết trúc nhân sâm như các nhà khoa học, mà chỉ gọi nó là củ tam thất rừng vì nó khá giống với củ tam thất rừng…
Ông Trần Ngọc Lâm bên một cây thuộc họ sâm do ông gieo trồng ở Lào Cai |
Trước kia, đồng bào Mông thường đào những củ sâm này về luộc ăn như khoai lang, hoặc đào lên, rửa sạch và nhai sống luôn. Chỉ nhai vài miếng nhỏ, có thể leo núi, đi rừng săn thú cả ngày không mệt.
Với giá vài trăm ngàn/kg, người Mông nơi đây đã có thời gian bỏ nương rẫy đi đào sâm đem sang Trung Quốc bán. Và rồi, người Trung Quốc lại đem chính những củ sâm quý hiếm hàng trăm năm tuổi đó xuất khẩu sang nước ta với giá hàng trăm triệu đồng/kg.
Loại tiết trúc nhân sâm này chỉ mọc ở độ cao trên 2.000m, ở các khe núi đá, mà tại những cánh rừng này, những ngọn núi như thế đâu có nhiều. Người Mông như loài sơn dương, chỉ càn quét vài lần đã đào sạch sẽ. Cơn lốc đào sâm cách đây chục năm, đã làm giống sâm cực quý ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên bị tuyệt chủng.
Bình luận